CHƢƠNG II : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2 THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ TẠ
3.2.6 Bảo đảm tiền vay cho các món vay theo dự án
Các NHTM áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản đầu tư cho vay. Các biện pháp bảo đảm tiền vay hiện nay đang áp dụng bao gồm: cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng hoặc dự án; Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba hoặc bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Căn cứ vào năng lực tài chính khách hàng, tính khả thi và hiệu quả của dự án mà ngân hàng có thể lựa chọn áp dụng một hoặc một số các biện pháp bảo đảm tiền vay nêu trên.
Tuy nhiên, hiện tại, tại hệ thống BIDV nói chung và BIDV Hà Tây nói riêng, các chi nhánh vẫn áp dụng hình thức nhận thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay, đây là 01 hình thức tiềm ẩn khá nhiều rủi ro bởi tài sản hình thành từ vốn vay hầu hết chỉ đáp ứng được một phần chính sách khách hàng mà chi nhánh áp dụng với khách hàng hiện tại.
Bên cạnh việc nhận thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay, trong cơ cấu tài sản thế chấp hiện tại ở BIDV Hà Tây thì lượng tài sản là máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng tương đối cao. Điều này cũng dễ hiểu bởi số lượng khách hàng hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, xây dựng đang quan hệ ở chi nhánh chiếm chủ yếu trong nền khách hàng hiện tại của chi nhánh. Việc nhận tài sản thế chấp là máy móc cũng tiềm ẩn rủi ro tương đối lớn bởi máy móc thiết bị có tính hao mòn theo thời gian, vì thế, giá trị của tài sản sẽ bị khấu trừ và giá trị trên sổ sách cũng giảm dần tương ứng. Một rủi ro nữa mà ngân hàng có thể gặp phải khi nhận thế chấp tài sản là máy móc thiết bị đó là việc mua, bán, chuyển nhượng máy móc thiết bị ở Việt Nam hiện tại đều không cần hóa đơn, chứng từ làm căn cứ, chi nhánh sẽ gánh chịu tổn thất nếu như khách hàng mang tài sản thế chấp đi bán.
3.2.7 Công tác xây dựng chiến lƣợc khách hàng
Trong cơ cấu khách hàng hiện tại ở chi nhánh thì số lượng khách hàng hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, mà đặc biệt là các doanh nghiệp xây lắp trong khối nhà nước chiếm tỷ trọng tương đối cao. Đơn cử có thể kể đến các tổng công ty, tập đoàn lớn của nhà nước như: Tổng công ty đầu tư xây dựng và môi trường nước Việt Nam, Tổng công ty xây dựng Trường Sơn, Tổng Vinaconex, Tập đoàn Sông Đà … Đây đều là những đơn vị mang lại nguồn thu, nguồn lợi nhuận chủ yếu hàng năm của chi nhánh. Số lượng dự án đầu tư máy móc cũng như đầu tư bất động sản của
những đơn vị trên là rất lớn. Mặc dù đem lại nguồn thu lớn như vậy, tuy nhiên cơ cấu nền khách hàng của BIDV Hà Tây lại không đồng đều, số lượng doanh nghiệp xây lắp lớn đồng nghĩa với tỷ trọng dư nợ, dư bảo lãnh của những đơn vị này cũng cao, cơ cấu nguồn lợi nhuận tại BIDV Hà Tây vì thế cũng bị chênh lệch.
3.3 VÍ DỤ MINH HỌA THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ TẠI BIDV HÀ TÂY THÔNG QUA DỰ ÁN “ĐẦU TƢ THIẾT BỊ THI CÔNG CÔNG TRÌNH TÂY THÔNG QUA DỰ ÁN “ĐẦU TƢ THIẾT BỊ THI CÔNG CÔNG TRÌNH HỒ CHỨA NƢỚC CỬA ĐẠT”
3.3.1 Tổng quan về dự án và nội dung thẩm định dự án
Ngày 15/12/2012, Công ty Cổ phần Lắp máy và Xây dựng VIMECO đã gửi hồ sơ vay vốn theo dự án đến BIDV Hà Tây và hồ sơ được chấp nhận. Bộ phận thẩm định rủi ro và bộ phận tín dụng đã thống nhất kết quả thẩm định như sau:
A/ THẨM ĐỊNH KHÁCH HÀNG 1. Năng lực pháp lý Doanh nghiệp
Hồ sơ pháp lý của công ty hiện tại như sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0103001651 ngày 06/12/2002 do Phòng Đăng ký kinh doanh-Sở KHĐT thành phố Hà Nội cấp.
- Đăng ký mã số xuất nhập khẩu ngày 04/06/2004 do Cục Hải quan Hà Nội cấp. - Biên bản họp và quyết định của HĐQT về việc bầu chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc và kế toán trưởng của công ty.
- Ngành nghề kinh doanh:“Thi công san đắp nền móng, xử lý nền đất yếu. Xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp; Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, bưu điện; Khai thác sản xuất, chế biến và kinh doanh vật liệu xây dựng; Nhận chế tạo, lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng các dây chuyền thiết bị công nghệ cho các Dự án; Sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm từ gỗ; Kinh doanh dịch vụ cho thuê, bảo dưỡng, sửa chữa xe máy, thiết bị; Kinh doanh dịch vụ nhận và vận chuyển hàng hóa; Xây dựng và kinh doanh nhà; Dịch vụ cho thuê văn phòng, khách sạn, du lịch.v.v…
Ý kiến của tác giả: Như vậy, sau khi thẩm định và kiểm tra hồ, tác giả nhận thấy, b ng phương pháp so sánh đối chiếu, cán bộ thẩm định đã thẩm định hồ sơ pháp lý củ đơn vị tương đối ký lượng, hồ sơ pháp lý của đơn vị là khá đầy đủ và hợp
pháp. Điều đó cho thấy, về mặt pháp lý, đơn vị hoàn toàn đủ cơ sở để thiết lập quan hệ tín dụng với BIDV Hà Tây. Cụ thể, giấy phép đăng ký kinh doanh của công ty là phù hợp với các quy định hiện hành, giấy phép đầu tư vẫn còn hiệu lực, các quyết định bổ nhiệm các chức danh của công ty đều hợp lệ. Tuy nhiên, theo tác giả, Ngân hàng nên yêu cầu công ty tiến hành bổ sung một số giấy tờ sau:
- Biên bản họp đại hội cổ đông sáng lập lần thứ nhất. - Sổ đăng ký cổ đông.
- Quy chế tài chính.
2. Tình hình SXKD và tài chính Doanh nghiệp
- Về mặt hồ sơ cung cấp: Công ty CP Vimeco đã cung cấp cho Ngân hàng các loại hồ sơ tài chính như sau:
+ Báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2010, 2011, 2012. + Chi tiết hàng tồn kho tại thời điểm 30/09/2012.
+ Chi tiết công nợ phải thu, phải trả tại thời điểm 30/09/2012.
+ Danh mục các công trình mà công ty đang thi công, nghiệm thu đến thời điểm 30/11/2012.
+ Danh mục tài sản cố định và bảng khấu hao tài sản cố định tại thời điểm 30/09/2012…
Như vậy, hồ sơ tài chính của đơn vị cung cấp khá đầy đủ và chuẩn chỉ thể hiện thiện chí hợp tác với Ngân hàng của khách hàng. Độ tin cậy của các hồ sơ giấy tờ trên là khá cao, cán bộ tín dụng hoàn toàn có thể tin tưởng đồng thời đây là cơ sở vững chắc để cán bộ tín dụng có thể đánh giá tình hình tài chính của công ty trong thời gian gần đây.
Ý kiến của tác giả:Công ty CP Vimeco là một đơn vị có nhiệm vụ chính: Chuyên về thi công Xây lắp CN và xây dựng các công trình dân dụng chuyên về lĩnh vực XDCB, sản xuất Vật liệu xây dựng,… Trong nhiều năm qua công ty đã đảm nhiệm thi công và cung cấp các sản phẩm trong và ngoài nước về lĩnh vực Xuất – nhập khẩu xây dựng, thực hiện thi công xây lắp nhiều dự án và hạng mục công trình lớn ở các tỉnh như thành phố Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng và các tỉnh phía Bắc. Công ty VIMECO là một trong những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ổn định, 3 năm gần đây kết quả kinh doanh đều có lãi, các chỉ tiêu tác nghiệp phù hợp với
chuẩn mực của ngành kinh doanh chứng tỏ đây là một doanh nghiệp kinh doanh lành mạnh. Cán bộ tín dụng đã hướng dẫn khách hàng bổ sung hồ sơ tương đối hoàn thiện.
B/ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN 1. Thẩm định tính pháp lý của dự án
Công ty đã cung cấp một số hồ sơ giấy tờ về dự án như sau:
- Báo cáo đầu tư: “Dự án đầu tư thiết bị thi công cho công trình xây dựng Hồ chứa nước Cửa Đạt - Thanh Hoá” của Công ty Cổ phần Cơ giới lắp máy và Xây dựng.
- Quyết định số: 1131 CV/VC-ĐT ngày 15/04/2012 của HĐQT Tổng công ty Xuất nhập khẩu xây dựng Việt nam, V/v: Thoả thuận phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư thiết bị thi công công trình Hồ chứa nước Cửa Đạt;
- Quyết định số: 3489 CV/VC-ĐT ngày 04/10/2012 của HĐQT Tổng công ty Xuất nhập khẩu xây dựng Việt nam, V/v: Thoả thuận phê duyệt Báo cáo đầu tư , kế hoạch đấu thầu dự án đầu tư thiết bị thi công Công trình Hồ chứa nước Cửa Đạt của Công ty cổ phần cơ giới lắp máy và xây dựng;
- Quyết định số 234/QĐ-VIMECO ngày 20/04/2012; của HĐQT Công ty Cổ phần Cơ giới lắp máy và xây dựng V/v Phê duyệt báo cáo đầu tư dự án đầu tư thiết bị thi công công trình xây dựng Hồ chứa nước Cửa Đạt.
- Quyết định số 773/QĐ-VIMECO ngày 10/10/2012 của HĐQT Công ty Cổ phần Cơ giới lắp máy và xây dựng V/v Phê duyệt báo cáo đầu tư, kế hoạch đấu thầu dự án đầu tư thiết bị thi công công trình xây dựng Hồ chứa nước Cửa Đạt (điều chỉnh)
- QĐ số 348/QĐ-TTg ngày 07/04/2011 của Thủ Tướng Chính Phủ V/v đầu tư dự án Hồ chứa nước Cửa Đạt, tỉnh Thanh Hoá.
- QĐ số 182/QĐ-TTg ngày 05/09/2010 của Thủ Tướng Chính Phủ V/v Phát hành trái phiếu Chính Phủ để đầu tư một số công trình giao thông, thủy lợi quan trọng của dất nước.
- Đề nghị vay vốn của Công ty Cổ phần Cơ giới lắp máy và Xây dựng. - Một số tài liệu khác có liệu khác có liên quan.
Ý kiến của tác giả:Hồ sơ pháp lý của dự án mà công ty cung cấp cho thấy, dự án có đủ cơ sở pháp lý để tiến hành đầu tư. Cán bộ tín dụng đã sử dụng phương
pháp so sánh đối chiếu một cách tương đối tốt để thẩm định dự án. Các quyết định cũng như tài liệu hiện có của dự án đều phù hợp về mặt pháp lý, dự án đã được Chính phủ cũng như UBND tỉnh Thanh Hóa cho phép đầu tư. Tuy nhiên, theo tác giả, cần bổ sung một số giấy tờ sau: Các hồ sơ minh chứng về thị trường đầu ra của dự án như hợp đồng thi công xây lắp có khối lượng yêu cầu vận chuyển,vận tải lớn hoặc hợp đồng cho thuê hoặc đi thuê thiết bị tương ứng.
2. Thẩm định sự cần thiết phải đầu tƣ
Tại thời điểm này, Công ty VIMECO đang triển khai thi công nhiều công trình lớn như: hồ chứa nước Cửa Đạt, mỏ đá Quang Hanh, đoạn nút giao thông Khu nhà Trung tâm Hội nghị quốc gia, Xây dựng đường Hồ Chí Minh, vận chuyển sản phẩm đá của dây chuyền nghiền sàng đá Hà Nam, dự án xây dựng trụ sở làm việc kết hợp nhà ở của cán bộ công nhân viên công ty VIMECO….Với khối lượng công trình ngày càng nhiều, có tính phức tạp về chuyên nghành thì với số thiết bị hiện có, đặc biệt là các thiết bị thi công Hạ tầng cơ sở, nền móng và san lấp thì năng lực thiết bị như xe ôtô tự đổ của công ty rất hạn chế, nhiều công trình phải đi thuê máy móc, thiết bị ngoài gây thụ động ảnh hưởng tới chất lượng, tiến độ thi công và hiệu quả kinh tế của Công ty.
Để đáp ứng mục tiêu, phương hướng phát triển lâu dài của công ty cũng như nâng cao năng lực thiết bị và công suất hoạt động và tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường, nhất là đảm bảo tiến độ thi công công trình Hồ chứa nước Cửa Đạt thì việc đầu tư thiết bị thi công của công ty giai đoạn này là rất cần thiết.
3. Thẩm định về phƣơng diện thị trƣờng
Dự án xây dựng Hồ chứa nước Cửa Đạt, tổng mức đầu tư ban đầu: 2.273 tỷ đồng là dự án quan trọng của đất nước đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư tại văn bản số 348/QĐ-TTg ngày 07/04/2012. Tổng công ty VINACONEX với tư cách là tổng thầu đã có quyết định giao cho VIMECO thi công một phần việc, giá trị tạm tính của hợp đồng nguyên tắc giữa VINACONEX – VIMECO giai đoạn 1 là 51 tỷ đồng, giai đoạn 2 là 102 tỷ đồng.
Khối lượng phần việc của VIMECO chủ yếu là công tác khoan, đào xúc và vận chuyển đất đá; đây là khối lượng công việc phù hợp với năng lực thi công của VIMECO.
Đối với dự án xây dựng Hồ chứa nước Cửa Đạt: Toàn bộ các thiết bị thi công huy động vào dự án với thời gian dự kiến 2 năm, sau đó Công ty tiếp tục huy động lượng thiết bị trên tham gia vào các công trình sau:
- Dự án mở rộng đường cao tốc Láng - Hoà Lạc. - Dự án xây dựng đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.
- Dự án khai thác mỏ đá Quang Hanh - Cẩm Phả - Quảng Ninh.
Ý kiến của tác giả:Theo nhận xét của tác giả, cán bộ tín dụng đã thẩm định nội dung trên chưa thật sự kỹ lưỡng. Ở nội dung này, cán bộ tín dụng mới chỉ liệt kê ra được các dự án sẽ tiếp tục được triển khai sau khi số lượng máy móc trên được sử dụng cho công trình Hồ chứa nước Cửa Đạt mà không dự đoán được khối lượng công việc mà số lượng máy móc trên có thể được đảm nhiệm tại các công trình này.
4. Hình thức và tổng mức vốn đầu tƣ
Hình thức đầu tư: Mua mới 100% và một số thiết bị đã qua sử dụng, chất lượng còn trên 80% của các nước tiên tiến (Theo dõi phụ lục 3: Bảng 5.1)
Tổng mức vốn đầu tư: 48.802.388.195 đồng
Trong đó:
+ Vốn tự có, tự huy động: 28.802.388.195 đồng + Vay ngân hàng : 20.000.000.000 đồng
5. Phân tích đánh giá hiệu quả tài chính của dự án
-Xác định thời gian khấu hao trên cơ sở QĐ 203/2009/QĐ-BTC ngày 12/05/2009 của Bộ tài chính là 5 năm, mức khấu hao mỗi năm là: 9.229, triệu đồng (trong đó thiết bị mới đầu tư là 6.964, trđ), giá trị thu hồi thanh lý cuối dự án 5% là: 2.307 triệu đồng (Phụ lục 3 bảng 6.6).
- Các chi phí khác như sửa chữa thường xuyên, bảo hiểm thiết bị, chi phí quản lý được xây dựng trên cơ sở văn bản, chế độ hiện hành và qua hoạt động thực tế đơn vị.
- Tính thời gian vay trả vốn tín dụng: Số tiền cho vay 20.000 triệu đồng, vay trong 60 tháng (05 năm), trả nợ trong 54 tháng, lãi suất tiền vay tạm tính 1% tháng, kế hoạch vay trả nợ Ngân hàng được xác định cụ thể tại bảng 02 kèm theo.
- Chi phí sản xuất trực tiếp: Theo giá nguyên nhiên vật liệu theo khảo sát giá thị trường thực tế và của Doanh nghiệp, chi tiết các hạng mục chính tại (phụ lục 3 bảng 6.1)
- Doanh thu: Tính theo đơn giá thuê ca máy của các thiết bị thi công, chi tiết theo các hạng mục chính tại phụ lục 3 bảng 6.5
+ Tổng chi phí sản xuất 5 năm = 95.052.484.300 đ + Tổng doanh thu thuần 5 năm = 105.277.460.700 đ Chênh lệch = Tổng thu – Tổng chi
=> 105.277.460.700 đ – 95.052.484.399 đ = 10.224.976.400 đ Theo tính toán: Dự án đầu tư thiết bị thi công của VIMECO có lãi.
Dự án có khả năng trả được nợ vay theo các điều kiện đã phân tích với thời gian vay 60 tháng, trả nợ 54 tháng, mức trả nợ gốc và lãi bình quân mỗi năm chi tiết theo Bảng 2. Với mức lãi suất chiết khấu 14% năm, giá trị thu hồi thanh lý cuối dự án là 2.307, triệu đồng, giá trị hiện tại ròng (NPV) dự án là 1.770, triệu đồng, với IRR= 16,71% NPV của dự án = 0.
Ý kiến của tác giả: Theo nhận xét của tác giả, ở nội dung này, b ng phương