Chỉ tiêu BIDV Hà Tây BIDV khác Vietin Bank
Quang Trung
Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư
nợ TDH 0-2% 1-2% 2-3%
Thời gian thẩm định 9-13 ngày 10-12 ngày 8-9 ngày Chi phí thẩm định 5-6 trđồng 7-8 trđồng 9-10 trđồng
3.4.2 Những hạn chế còn gặp phải trong công tác thẩm định tài chính dự án đầu tƣ tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây
Mặc dù đã đạt được những kết quả tương đối khả quan, tuy nhiên, qua quá trình xem xét, đánh giá một cách toàn diện cũng như thông qua kết quả khảo sát (Phụ lục 2), chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại BIDV Hà Tây vẫn còn bộc lộ một số những hạn chế sau đây:
3.4.2.1 Những hạn chế xuất phát từ phía ngân hàng
Tại BIDV Hà Tây, trong hoạt động cho vay theo dự án bên cạnh việc đạt được những kết quả tốt đáng khích lệ còn gặp phải nhiều hạn chế như sau:
Thứ nhất là về nội dung thẩm định: Một số nội dung thẩm định bị bỏ sót hoặc
chưa đảm bảo yêu cầu thẩm định. Đây là một hạn chế còn tồn tại ở nhiều NHTM nói chung, trong quá trình thẩm định cán bộ thẩm định đã không chú ý đến một số chỉ tiêu nhỏ hoặc chỉ tập trung vào phân tích hiệu quả tài chính trong khi các nội dung khác lại phân tích chưa đảm bảo hoặc chưa đưa ra được những luận cứ xác đáng đối với yêu cầu của công tác thẩm định như: khả năng điều hành của bộ máy lãnh đạo đối với dự án, đội ngũ kỹ thuật vận hành dự án; khả năng xử lý tài sản thế
chấp trong trường hợp phải xử lý; khả năng lạc hậu về công nghệ, thiết bị... (Nguồn:
Phụ lục 2, bảng 1, STT 1, 2)
Đặc biệt việc thiếu những đánh giá về môi trường trong thẩm định dự án là một trong những thiếu sót nghiêm trọng. Hiện nay, đối với bất kỳ một dự án nào ngoài tính đến hiệu quả kinh tế, xã hội còn phải rất chú trọng đến tính bền vững của môi trường. Nếu không đảm bảo yếu tố môi trường thị dự án cũng không đạt được hiệu quả. (Nguồn: Phụ lục 2, bảng 1, STT 1)
Ví dụ, Dự án thủy điện Nậm Păm của Tổng công ty Sông Đà đề xuất vay vốn tại BIDV Hà Tây tháng 10/2013, mặc dù dự án đã được thẩm định tương đối kỹ lưỡng (đặc biệt là vấn đề tài chính), tuy nhiên, cán bộ thẩm định đánh giá chưa thực sự kỹ càng nội dung môi trường của dự án. Trong báo cáo đề xuất, cán bộ thẩm định mới nêu lên một số tác động chung chung thường thấy của các dự án thủy điện mà chưa đi sâu vào nghiên cứu các tác động như: vấn đề về dòng chảy của sông, vấn đề hồ, đập ngăn nước … Đối với các dự án về thủy điện thì vấn đề môi trường và các tác động của dự án lên môi trường là rất quan trọng.
Thứ hai là về phương pháp thẩm định: Phương pháp thẩm định mà các cán bộ
áp dụng còn đơn giản, đôi khi chưa đánh giá chính xác được các yếu tố tưong lai tác động đến dự án. Tuy nói là đã thực hiện đồng bộ tất cả những phương pháp được nêu ra ở trên nhưng trên thực tế vẫn không tránh khỏi việc cán bộ thẩm định chỉ chú trọng vào một số phương pháp chính, được sử dụng thường xuyên như: phương pháp thẩm định theo trình tự, phương pháp so sánh các chỉ, còn những phương pháp còn lại chủ yếu được làm hết sức sơ sài và chỉ dừng lại ở việc phân tích định tính, nhận định chủ quan, thiếu thông tin thực tế dẫn đến những sai sót trong quá trình ra quyết định. Mặt khác, cũng phải thấy được tầm quan trọng của phương pháp dự báo vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc phân tích độ nhạy, mức độ rủi ro-yếu tố mà ngân hàng quan tâm, nhưng trên thực tế việc phân tích này còn rất chủ quan, thiếu tính chuyên nghiệp. Nguyên nhân chủ yếu là do sự hiểu biết của những cán bộ thẩm định là có hạn đối với những lĩnh vực khác nhau, nên việc đánh giá có sự quan tâm khác nhau đối với những nội dung khác nhau là dễ hiểu. Vì vậy, ngân hàng cần xem xét đưa ra những phương án để hỗ trợ cho các cán bộ thẩm định trong việc thu thập thông tin phục vụ cho quá trình phân tích và đánh giá. (Nguồn: Phụ lục 2, bảng 1, STT 9)
Ví dụ, Dự án vay mua máy móc thiết bị vận tải của Công ty CP Sông Đà 2 đề xuất tại BIDV Hà Tây tháng 09/2016 và đã được Hội đồng tín dụng Chi nhánh phê duyệt tháng 10/2016. Cán bộ thẩm định mới chỉ sử dụng một phương pháp duy nhất là phương pháp so sánh các chỉ tiêu, đây là điều thường thấy trong công tác thẩm định các dự án vay mua máy móc thiết bị tại Chi nhánh. Thực tế cho thấy, nếu chỉ sử dụng 1 phương pháp sẽ không thể đánh giá hết được nội dung, tác động mà dự án mang lại.
Thứ ba là việc tuân thủ quy trình thẩm định: Việc tuân thủ quy trình thẩm
định là một lợi thế cho các cán bộ thẩm định tại chi nhánh, nhưng đôi khi việc tiến hành đánh giá theo nội dung thực hiện của quy trình còn máy móc. Hiện tại ở BIDV Hà Tây thẩm định hiệu quả của dự án được thông qua phương pháp tính toán các chỉ tiêu NPV, IRR, thời gian hoàn vốn và dự báo rủi ro qua phân tích độ nhạy của dự án. Trong đó NPV và IRR là hai chỉ tiêu có độ tin cậy cao và là chỉ tiêu quan trọng khi thẩm định tài chính và là chỉ tiêu hàng đầu, thường xuyên được quan tâm. Tuy nhiên có những dự án, cán bộ thẩm định đã không tiến hành phân tích độ nhạy (ngay trong ví dụ minh hoạ) hoặc chỉ tiến hành đánh giá độ nhạy một chiều (theo từng biến đầu vào). Rất ít dự án dự án được đánh giá độ nhạy nhiều chiều (theo sự biến động của nhiều yếu tố đầu vào cùng lúc), và cũng rất ít dự án sử dụng phương pháp phân tích tình huống nhằm đánh giá toàn diện những rủi ro mà dự án có thể gặp phải. Mặt khác nhiều dự án phức tạp, hiệu quả tài chính chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố có khả năng biến động lớn nhưng chỉ đánh giá độ nhạy với mức độ bíên động thấp hơn nhiều so với khả năng có thể xảy ra.
Thứ tƣ là về công tác tổ chức điều hành hoạt động thẩm định dự án: Công tác
tổ chức thực hiện thẩm định dự án có tính chuyên môn chưa cao dẫn đến ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định. Hiện tại, tất cả các khoản vay trung dài hạn đầu tư dự án đều phải qua 2 đơn vị thẩm định là phòng khách hàng tiếp nhận khách hàng và phòng quản lý rủi ro của ngân hàng. Hai đơn vị này hoạt động độc lập với nhau và kết quả thẩm định phải là kết quả cân đối của cả 2 bên. (Nguồn: Phụ lục 2, bảng 2,
STT 6,7,8)
Tồn tại đầu tiên có thể kể đến là việc các cán bộ thẩm định rủi ro của Phòng quản lý rủi ro không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng vì thế sẽ hạn chế những quan
sát thực tiễn và nhận định khách quan về khách hàng và dự án. Thực tế, cán bộ tín dụng là người trực tiếp tiếp xúc khách hàng nhưng lại có hạn chế về mặt kỹ thuật, công nghệ đối với từng ngành nghề nhất định.
Tồn tại thứ hai là nhân sự của Phòng quản lý rủi ro hiện tại mới chỉ có 4 cán bộ, họ lại đồng thời kiêm nhiệm các công tác khác nên hoạt động chưa chuyên sâu. Trong khi đó cán bộ tín dụng lại cùng một lúc phải làm cả công tác thẩm định và nghiệp vụ tín dụng nên cũng có hạn chế nhất định. Chất lượng công tác thẩm định do đó bị ảnh hưởng rất nhiều.
Thứ năm là về phương thức thu thập và phân tích thông tin thẩm định: Nguồn
thông tin còn hạn chế, thông tin về dự án chủ yếu do chủ đầu tư cung cấp, các nguồn khác phát huy hiệu quả chưa cao. Khai thác các nguồn thông tin cũng là một trong những hạn chế của công tác thẩm định tại chi nhánh. Hiện tại nguồn thông tin chính hầu hết là do chủ đầu tư cung cấp, các thông tin nhận được từ trung tâm thông tin tín dụng thì lại chưa cụ thể với từng ngành kinh tế, các nguồn thông tin khác từ báo chí, Internet ... không ổn định và đôi khi còn thiếu tính chính xác do vậy trong quá trình phân tích các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp và hiệu quả tài chính của dự án các cán bộ thẩm định cơ bản chỉ tính toán và so sánh chỉ tiêu trong nội bộ doanh nghiệp. Nếu chỉ sử dụng những thông tin này làm cơ sở phân tích thì những phân tích đánh giá của cán bộ thẩm định cũng chưa phản ánh hết các yếu tố của đối tượng phân tích.
Một nguồn thông tin cần thiết nữa là thông tin về thị trường của dự án.Thị trường của dự án đóng vai trò rất quan trọng, lượng thông tin này rất đa dạng, phong phú và có tính quyết định sự tồn tại sản phẩm của dự án, muốn có được thông tin đầu vào, đầu ra của sản phẩm đòi hỏi cán bộ thẩm định phải tích cực chủ động tìm kiếm và phân tích. Đây cũng là một khó khăn lớn đối với người thẩm định. (Nguồn: Phụ
lục 2, bảng 1, STT 8)
Thứ sáu là về chất lượng đội ngũ cán bộ thẩm định: Đội ngũ cán bộ chưa có
nhiều kinh nghiệm, chưa phát huy tính sáng tạo trong công tác. Các cán bộ của BIDV Hà Tây có ưu điểm là đã được trẻ hóa, nhưng đây cũng chính là vấn đề. Vì còn trẻ nên còn thiếu kinh nghiệm thực tế và bản lĩnh để đối mặt với những khó khăn, chính vì vậy mà Ngân hàng phải tổ chức đào tạo nghiệp vụ cho những cán bộ
mới và đào tạo lại nâng cao tay nghề trong suốt thời gian làm việc. Điều này nguyên nhân chủ yếu là do sự cách biệt quá lớn giữa việc học với thực tế công tác-vấn đề bất cập của nền giáo dục nước ta. Mặt khác, thẩm định dự án đầu tư vốn là một công việc phức tạp, yêu cầu chuyên môn cao nhưng tại Chi nhánh việc này lại giao cho một số ít cán bộ trẻ, tuy đã có sự phân công công việc và sự giám sát của cán bộ có kinh nghiệm nhưng thiết nghĩ việc này cũng cần phải xem xét lại do trong quá trình hoạt động, nếu gặp phải những sai sót thì việc sửa chữa là vô cùng phức tạp và tốn kém, có thể ảnh hưởng đến tiến độ công việc và chậm trễ trong việc trả lời các doanh nghiệp.BIDV Hà Tây có một đội ngũ cán bộ tín dụng trẻ, tuy được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ trong trường lớp và có sự nhiệt tình trong công tác nhưng mới chỉ làm quen với môi trường tài chính ngân hàng, không có chuyên môn về kỹ thuật nên còn gặp nhiều khó khăn trong thẩm định các lĩnh vực khác nhau, chưa linh hoạt trong công tác thẩm định, còn cứng nhắc trong việc xử lý các nội dung thẩm định cũng như áp dụng các phương pháp thẩm định.
Mặt khác với việc làm kết hợp cả nghiệp vụ tín dụng lẫn nghiệp vụ thẩm định đã tạo ra cường độ làm việc căng thẳng tình trạng làm thêm giờ là phổ biến nên chất lượng công tác cũng chưa cao. (Nguồn: Phụ lục 2, bảng 2, STT 3,4,5)
3.4.2.2 Những hạn chế khách quan từ bên ngoài
+ Từ phía khách hàng của ngân hàng
Khách hàng xin vay theo dự án đầu tư tại BIDV Hà Tây rất đa dạng, không kể đến một số tổng công ty lớn như Tổng công ty Sông Đà, Vinaconex, thì hầu hết là các công ty vừa và nhỏ có trụ sở hoặc dự án xin vay đóng tại địa bàn Quận Hà Đông và khu vực Hà Nội. Về ngành nghề kinh doanh của họ cũng rất đa dạng, khó có thể đánh giá được chính xác về mức độ tin cậy và khả năng kinh doanh của họ nếu mới tiếp xúc lần đầu, do vậy có một số trường hợp khách hàng không kê khai trung thực về tình hình hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính khiến ngân hàng khó nắm bắt được chính xác khả năng thực sự của khách hàng làm giai đoạn thẩm định khách hàng gặp khó khăn. Một số khách hàng do trình độ lập dự án còn yếu kém nên phải nhiều lần sửa chữa, bổ xung làm cho công tác thẩm định vừa mất thời gian vừa thiếu chính xác.
+ Từ phía môi trường kinh tế
Các nghiệp vụ ngân hàng chịu ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc bởi những đặc trưng của nền kinh tế nói chung và mục đích hoạt động của ngân hàng nói riêng trong từng thời kỳ nhất định. Nghiệp vụ thẩm định dự án đầu tư cũng không đứng ngoài nguyên tắc này.
BIDV trước đây là đơn vị đi đầu trong việc phục vụ đầu tư phát triển theo các chương trình của Nhà nước. Nhưng đến những năm cuối của thập kỷ 90, khi nguồn vốn tài trợ ủy thác của Nhà nước không còn. Ngân hàng phải tự lực hoạt động trong cơ chế thị trường với sự cạnh tranh với các NHTM lớn khác. Từ thời điểm này hoạt động của hệ thống BIDV nói chung và ở Chi nhánh Hà Tây nói riêng đã thực sự bước sang một trang mới. Hoạt động thẩm định dự án đầu tư cũng bước vào một thời điểm khó khăn và thử thách hơn vì các dự án không do Nhà nước chỉ định đầu tư nên việc khâu thẩm định không thể chủ quan được.
Một khó khăn nữa làm giảm chất lượng của công tác thẩm định là do nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng thường trực của nền kinh tế thế giới nên có xu hướng dễ biến động, những dự báo cho hoạt động đầu tư, và hiệu qủa đầu tư có thể sẽ không chính xác. Bên cạnh đó các ngành nghề của Việt Nam nói chung chưa có định hướng dài hạn nên hoạt động đầu tư gặp rất nhiều khó khăn, công tác thẩm định cũng vì thế mà khó đạt chất lượng cao.
3.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế kể trên 3.4.3.1 Những nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất là do cán bộ thẩm định đôi khi còn chủ quan, hoặc tuân thủ không chặt chẽ quy trình thẩm định, mặt khác chi nhánh đã chưa thực hiện tốt công tác kiểm soát thẩm định, nên đã để hiện tượng trên xảy ra.
Thứ hai là do Chi nhánh chưa có công tác đào tạo cũng như tuyển dụng các cán bộ có kinh nghiệm và tiềm năng. (Nguồn: Phụ lục 2, bảng 2, STT 3)
Thứ ba là do chưa có chính sách đầu tư cho công nghệ thông tin hợp lý để tìm kiếm những chương trình mới đáp ứng được tính hiện đại và cập nhật, tính toán chính xác nhằm hạn chế tối đa được những rủi ro, phục vụ cho công tác thẩm định ra quyết định. (Nguồn: Phụ lục 2, bảng 2, STT 2)
3.4.3.2 Những nguyên nhân khách quan
Thứ nhất là do nền khách hàng của BIDV Hà Tây là tương đối “đơn điệu”, còn tập trung nhiều vào các công ty xây lắp khối nhà nước là rất lớn do đó không thể tránh khỏi tình trạng trình độ thẩm định dự án của cán bộ còn khá yếu kém.
Thứ hai là nền kinh tế thế giới nói chung cũng như kinh tế Việt Nam nói riêng còn nhiều khó khăn vì thế các nội dung, thông số thẩm định của các dự án có độ biến thiên tương đối lớn.
Thứ ba là do môi trường kinh tế xã hội luôn thay đổi, việc nắm bắt những thay đổi này là có hạn đối với những cán bộ thẩm định. Mỗi việc thay đổi trong chính sách kinh tế của Chính phủ luôn ảnh hưởng đến những yếu tố đầu vào trực tiếp của công tác thẩm định dự án đầu tư ở Ngân hàng.
Thứ tư là do có những chủ đầu một mặt thiếu năng lực, mặt khác lại cố tình không trung thực trong việc lập hồ sơ xin vay vốn, hồ sơ dự án…dẫn đến cung cấp những thông tin không chính xác, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công tác thẩm định ra quyết định của ngân hàng.
CHƢƠNG IV
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÔNG