CHƢƠNG II : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN
3.1.2 Mô hình hoạt động, cơ cấu tổ chức và công tác điều hành tại Ngân hàng
GIAI ĐOẠN 2012-2016.
3.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ TÂY VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ TÂY
3.1.1 Sơ lƣợc về Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây (trước khi sáp nhập vào Hà Nội chi nhánh có tên là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Hà Tây) là một trong những chi nhánh của BIDV, tiền thân là Phòng Đầu tư và phát triển Hà Sơn Bình được thành lập ngày 01/06/1960. Kể từ ngày 01/01/1995 Ngân hàng có nhiệm vụ huy động các nguồn vốn ngắn, trung và dài hạn từ các thành phần kinh tế, các tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp, dân cư, tổ chức nước ngoài…bằng VND và USD để tiến hành các hoạt động cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với mọi tổ chức, mọi thành phần kinh tế và dân cư.
Hiện nay, Ngân hàng hoạt động như một Ngân hàng thương mại cổ phần nhưng lĩnh vực kinh doanh chính và có bề dày kinh nghiệm của Ngân hàng là lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản và khách hàng truyền thống là các đơn vị trực thuộc khối xây lắp.
3.1.2 Mô hình hoạt động, cơ cấu tổ chức và công tác điều hành tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây
Cũng giống như các chi nhánh khác trong cùng hệ thống của BIDV, mô hình tổ chức của BIDV Hà Tây được thiết lập một cách tương đối chặt chẽ và khoa học, đảm bảo phát huy một cách hợp lý và tối đa năng suất lao động cũng như tận dụng được sự năng động và tính sáng tạo của mỗi cán bộ công nhân viên trong từng phòng, ban của chi nhánh. Từ năm 2012 toàn bộ hệ thống Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam đã hoàn thành đổi mới cơ cấu tổ chức theo mô hình TA2. Chi nhánh Hà Tây cũng đã hoàn thành chuyển đổi cơ cấu vào tháng 3 năm 2012. Mô hình tổ chức mới của ngân hàng đã phân tách hợp lý giữa được các khối Quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro và quản lý nội bộ. Bộ máy mới được tổ chức theo hướng tinh giảm gọn nhẹ nhưng linh hoạt, khắc phục được việc chồng chéo không phân tách rõ 3 chức năng kinh doanh,
quản lý rủi ro và tác nghiệp của mô hình cũ. Đồng thời khâu quản lý rủi ro được thực hiện tập trung có hệ thống hơn.
Hình 3.1: Mô hình tổ chức của BIDV Hà Tây
(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính – BIDV Hà Tây)
Về công tác quản trị: Công tác quản trị điều hành tại Chi nhánh liên tục được đổi mới và nâng cao. Các quy định, nguyên tắc trong chỉ đạo điều hành được chấp hành nghiêm túc, chế độ giao ban định kỳ được thực hiện đều đặn. Qua đó, cập nhật đầy đủ để phân tích, đánh giá, rút kinh nghiệm kịp thời, những vấn đề phát sinh được tập trung thảo luận tìm biện pháp xử lý.
Trong Ban giám đốc tổ chức phân công rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm. Các thành viên trong Ban giám đốc sâu sát với các bộ phận, mảng công việc được phân công phụ trách, phối hợp tốt với nhau nhằm tránh chồng chéo trong chỉ đạo tác nghiệp, đồng thời làm tăng cường sự phối kết hợp của các bộ phận chuyên môn. Trong chỉ đạo điều hành, Ban giám đốc có thái độ kiên quyết đối với những trường hợp sai phạm về nguyên tắc, quy chế, quy trình nghiệp vụ.
Điều hành sát sao hoạt động kinh doanh đến hàng tháng, quý và thậm chí hàng tuần, thực hiện phân giao kế hoạch và thưc hiện giám sát, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi tiết của toàn Chi nhánh cũng như các Phòng ngày càng khoa học và chính
xác. Trên cơ sở đó, có điều kiện cung cấp các thông tin quản lý để Chi nhánh có những giải pháp phù hợp, thích ứng.
Chi nhánh đang tiếp tục hoàn thiện hệ thống ghi nhận và đánh giá hiệu quả hoạt động của từng đơn vị và từng cá nhân cán bộ, nhằm động viên kịp thời các hạt nhân tích cực, đồng thời cũng có cơ sở áp dụng các chính sách động lực, thúc đẩy hiệu quả hoạt động của các phòng, kích thích sự năng động, sáng tạo của cán bộ nhân viên.
Về mạng lưới hoạt động: Thực hiện quy hoạch mạng lưới của BIDV trên địa bàn Hà nội, vào tháng 5/2015, BIDV Hà Tây đã luân chuyển một số cán bộ sang tiếp quản chi nhánh MHB Hà Đông khi ngân hàng này sáp nhập vào BIDV, đồng thời Chi nhánh đã tiến hành sắp xếp và cơ cấu lại các Phòng giao dịch, bàn giao phòng giao dịch The Manor cho chi nhánh Thạch Thất; năm 2016 bàn giao phòng giao dịch Giảng Võ cho chi nhánh Hoài Đức, phòng giao dịch 15 Quang Trung cho Sở giao dịch 3. Với quy mô gồm trụ sở chi nhánh và 7 phòng giao dịch như hiện nay, BIDV Hà Tây đã dần ổn định tổ chức và tiếp tục phát triển.
Về chính sách nhân sự: Hàng năm, Ban lãnh đạo chi nhánh quan tâm thường xuyên quan tâm tới việc đầu tư nhằm nâng cao năng lực đội ngũ nhân viên. BIDV Hà Tây luôn tuân thủ tốt các quy định của Bộ Luật lao động, các chế độ, chính sách của nhà nước, tạo những điều kiện thuận lợi cho CBNV trong công tác, học tập, thăng tiến. Hơn nữa, BIDV Hà Tây thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo nội bộ, đào tạo trong và ngoài nước nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên.Với việc đánh giá đúng tầm quan trọng thiết yếu của nguồn nhân lực, cùng sự đầu tư thích đáng để duy trì và phát triển đội ngũ CBNV cho thấy BIDV Hà Tây đã có những chuẩn bị chu đáo trong bối cảnh hội nhập sâu rộng của Việt Nam hiện nay.
Định biên lao động cũng được bổ sung kịp thời để đáp ứng yêu cầu công việc, đến nay số lượng cán bộ của chi nhánh là 167 người được sắp xếp cho các phòng nghiệp vụ đảm bảo có đủ người hoạt động thường xuyên, ổn định, đúng quy trình.
Đối với nhân sự thực hiện công tác thẩm định cho vay dự án đầu tư hiện nay đang được bố trí tại phòng KHDN và phòng QLRR. Tuy nhiên với việc thường xuyên luân chuyển cán bộ trong hệ thống cũng như luân chuyển trong nội bộ chi nhánh theo quy định đều dẫn đến sự bất ổn định nhân sự, giảm tính chuyên môn hóa, cán bộ vất vả vì thường xuyên phải tiếp nhận những lĩnh vực mà mình chưa có kinh nghiệm. Đồng
thời, với mục tiêu trẻ hóa cán bộ, hàng năm BIDV Hà Tây tuyển dụng thêm nhiều cán bộ trẻ, chưa có kỹ năng làm việc, đào tạo không đúng chuyên ngành… Tất cả những yếu tố đó đề làm giảm hiệu quả công việc, có thể gây ra rủi ro cho ngân hàng.
3.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2012-2016
3.1.3.1 Hoạt động tín dụng
a/ Hoạt động huy động vốn
Nguồn vốn huy động trong 5 năm 2012-2016 của Chi nhánh luôn được giữ vững và tăng trưởng, tổng nguồn vốn huy động bình quân tính đến 31/12/2016 đạt 9.319 tỷ đồng, tăng 164,9% so với năm 2012 đạt 3.525 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 32,8%/năm.
Tiền gửi dân cư có tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định, huy động vốn cuối kỳ dân cư tại 31/12/2016 đạt 7.079 tỷ đồng, tăng 135% so với năm 2012 đạt 3.012 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 72,2% trong tổng nguồn vốn huy động, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2012 – 2016 đạt 27%/năm.
Tiền gửi tổ chức kinh tế, định chế tài chính tới 31/12/2016 đạt 2.723 tỷ đồng, tăng 106,4% so với năm 2012 đạt 1.319 tỷ đồng, chỉ chiếm tỷ trọng 27,8% trong tổng nguồn vốn huy động, tốc độ tăng trưởng bình quân gia đoạn 2012-2016 đạt 5,56%.
Tình hình huy động vốn cuối kỳ của Chi nhánh trong giai đoạn từ năm 2012 – 2016 theo thành phần kinh tế được biểu hiện qua Hình 3.2.
Hình 3.2: Hoạt động huy động vốn theo thành phần kinh tế tại BIDV Hà Tây
(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp - BIDV Hà Tây)
Ngoài ra, cơ cấu vốn có sự chuyển dịch theo hướng tích cực biểu hiện qua kỳ hạn huy động trên 12 tháng chiếm tỷ trọng trong tổng nguồn vốn năm sau cao hơn năm trước (xem Hình 3.3).
Hình 3.3: Hoạt động huy động vốn theo kỳ hạn tại BIDV Hà Tây
Số vốn huy động ngắn hạn dưới 12 tháng tại 31/12/2016 đạt 6.780 tỷ đồng, tăng 114,8% so với năm 2012 đạt 3.156 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 23%/năm và chiếm 69,2% trong tổng nguồn vốn huy động, trong đó tiền gửi không kỳ hạn ổn định chiếm 18,1%.). Đây là nguồn vốn có chi phí rẻ và mang lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh.
b/ Hoạt động cho vay
Tính đến 31/12/2016, dư nợ tín dụng bình quân đạt 6.475tỷ đồng, tăng 137,8% so với năm 2012 đạt 2.723 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2012 – 2016 đạt 27,6%/năm.
Thời điểm 31/12/2016, dư nợ tín dụng cuối kỳ của BIDV Hà Tây đạt 6.974 tỷ đồng tăng 127,7% so với 31/12/2012 đạt 3.063 tỷ đồng, bình quân tăng trưởng 25,5%/năm.
Cơ cấu tín dụng theo đối tượng khách hàng chuyển dịch theo hướng phát triển bền vững, đa dạng hoá khách hàng, tuy nhiên tốc độ chuyển dịch còn chậm, chưa có sự bứt phá, tỷ trọng dư nợ bán lẻ/tổng dư nợ năm 2016 là 14,1% tăng so với năm 2012 là 11%.
- Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn:
+ Dư nợ ngắn hạn (31/12/2016): 3.942 tỷ đồng tăng 84,1% so với năm 2012 đạt 2.141 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 56,5%.
+ Dư nợ trung, dài hạn (31/12/2016): 3.032 tỷ đồng tăng 228,8% so với năm 2012 đạt 922 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 43,5%
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động tín dụng của BIDV Hà Tây giai đoạn 2012 – 2016 giai đoạn 2012 – 2016 STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1 Dư nợ tín dụng cuối kỳ Tỷ đồng 3,063 3,630 4,215 5,909 6,974 2 Dư nợ tín dụng bình quân Tỷ đồng 2,723 3,185 3,809 5,052 6,475 3 Tỷ lệ dư nợ/Huy động vốn % 70.72 67.85 64.12 72.74 71.15 4 Tỷ nợ dư nợ TDBL/Tổng dư nợ % 13.61 13.08 11.66 13.08 14.11 5 Tỷ lệ dư nợ TD Tài trợ dự án/ Tổng dư nợ % 17.23 16.65 15.84 14.55 21.76 7 Tỷ lệ dư nợ trung dài hạn/Tổng dư nợ % 30,1 27.4 26.8 41.58 43.53 8 Tỷ lệ dư nợ có TSĐB/Tổng dư nợ % 66,5 65.2 65.6 66.4 65.9 9 Tỷ lệ nợ xấu % 2,29 1.72 1.00 1.07 1.06
(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp – BIDV Hà Tây)
Hàng năm, Chi nhánh Hà Tây được Hội sở chính Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam giao một số chỉ tiêu kinh doanh chính liên quan đến hoạt động tín dụng và các hoạt động khác, đặc biệt đối với hoạt động tín dụng Hội sở chính luôn giao chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng, hệ số Q (tỷ lệ dư nợ cho vay/tổng nguồn vốn huy
động được), tỷ trọng dư nợ trung dài hạn/tổng dư nợ, tỷ trọng dư nợ TDBL/tổng dư nợ, tỷ trọng dư nợ DN ngoài quốc doanh/tổng dư nợ ... Chi nhánh Hà Tây được phân giao là chi nhánh tập trung vào công tác bán lẻ, tuy nhiên qua kết quả phân tích ở trên, có thể thấy tỷ lệ cho vay cá nhân gần như không tăng. Nguyên nhân là do các khoản cho vay cá nhân thường nhỏ lẻ, mặc dù số lượng khách hàng cũng như số lượng khoản vay tăng cao nhưng tổng doanh số cho vay cá nhân vẫn chiếm một tỷ lệ khá thấp trong tổng dư nợ của chi nhánh.
Ngoài ra, để đảm bảo hoạt động và khả năng thanh toán của Chi nhánh nói riêng và của toàn hệ thống BIDV nói chung, chỉ tiêu tỷ lệ dư nợ cho vay/tổng nguồn vốn huy động là chỉ tiêu luôn được quan tâm hàng đầu. Hoạt động tín dụng của Chi nhánh luôn tuân thủ các chỉ tiêu nhằm đảm bảo an toàn và được thể hiện qua Hình 2.4.
Hình 3.4: Quy mô nguồn vốn, tín dụng của BIDV Hà Tây giai đoạn 2012 – 2016
(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp - BIDV Hà Tây)
Bên cạnh việc chú trọng tăng trưởng tín dụng, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Tây luôn đặt vấn đề chất lượng tín dụng lên hàng đầu. Chất lượng tín dụng luôn được kiểm soát và đảm bảo trong điều kiện nền kinh tế có nhiều diễn biến phức tạp. Thực hiện phân loại nợ theo Điều 7 Quyết định
493 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các văn bản hướng dẫn của BIDV đảm bảo thời gian, chất lượng. Kết quả phân loại nợ đến 31/12/2016:
+ Nợ nhóm 1: 6.863 tỷ đồng, chiếm 96,98% tổng dư nợ + Nợ nhóm 2: 138,8 tỷ đồng, chiếm 1,96% tổng dư nợ + Nợ nhóm 3-5: 75,1 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 1,06% tổng dư nợ
Trích đủ dự phòng rủi ro, đến thời điểm 31/12/2016, dư Quỹ dự phòng rủi ro là 66,9 tỷ đồng.
Trong điều kiện môi trường kinh tế - xã hội giai đoạn 2012 – 2016 biến động bất lợi, BIDV Hà Tây đã luôn tập trung chỉ đạo kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung dốc sức thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng, kiên quyết không để nợ xấu phát sinh lớn. Với kết quả đạt được đã thể hiện sự nỗ lực rất lớn của các đơn vị có hoạt động tín dụng tại Chi nhánh.
3.1.3.2 Hoạt động dịch vụ
Hoạt động dịch vụ của BIDV Hà Tây có những bước phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng thu từ hoạt động dịch vụ luôn đạt và vượt kế hoạch được giao. Năm 2012 thu từ hoạt động dịch vụ của Chi nhánh mới chỉ đạt 35,9 tỷ đồng thì đến năm 2014 con số này là 52,7 tỷ đồng (tăng 46% so với năm 2012), đến năm 2016 thu từ hoạt động dịch vụ đạt 69,74 tỷ đồng, tăng 94,26% so với năm 2012. Trong giai đoạn 2012 -2016, thu dịch vụ ròng tăng trưởng bình quân 13,95%/năm.
Đóng góp chủ yếu vào tổng thu dịch vụ là các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống như: Dịch vụ bảo lãnh chiếm tỷ trọng từ 57-63% tổng thu dịch vụ; Dịch vụ thanh toán và TTTM chiếm tỷ trọng 20-26% tổng thu dịch vụ; Dịch vụ thẻ đã có nhiều chuyển biến khi tỷ trọng tăng từ 4,6% lên đến 9,21% tổng phí dịch vụ; Dịch vụ khác (tin nhắn, ngân hàng điện tử, quản lý tài khoản, dịch vụ ngân quỹ, thanh toán và chi trả kiều hối và các dịch vụ khác) chiếm tỷ trọng 6-13%. Mặc dù có nhiều cố gắng song cơ cấu thu dịch vụ vẫn chưa có nhiều chuyển biến tích cực theo định hướng mô hình bán lẻ của chi nhánh.
Bảng 3.2: Tình hình hoạt động dịch vụ của BIDV Hà Tây giai đoạn 2012 – 2016 Đơn vị: tỷ đồng STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1 Thu từ hoạt động dịch vụ Tỷ đồng 35,9 41,5 52,7 63,5 69,7 2 Tỷ trọng % - Dịch vụ bảo lãnh % 61,23 62,14 57,01 57,54 59,68 - Dịch vụ thanh toán và tài trợ thương mại % 26,61 24,69 27,44 23,47 21,55 - Dịch vụ thẻ % 4,63 4,88 6,07 5,87 9,21 - Dịch vụkhác (WU, BSMS, NH điện tử… % 7,53 8,29 6,49 13,12 9,56
(Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp – BIDV Hà Tây)
3.1.3.3 Kết quả kinh doanh
Chênh lệch thu chi của Chi nhánh năm 2012 đạt 77,1 tỷ đồng, năm 2013 chỉ đạt 108,3 tỷ đồng (tăng 40,5% so với năm 2012), năm 2014 tiếp tục tăng lên 190,1 tỷ đồng (tăng 81,8% so với năm 2013), năm 2015 chênh lệch thu chi đạt 225 tỷ đồng (tăng 18% so với năm 2014), năm 2016 đạt 219 tỷ đồng, giảm 2% so với năm 2015.
Với cơ chế mua bán vốn tập trung tại hội sở chính, việc gia tăng quy mô huy động vốn, đặc biệt là nguồn vốn không kỳ hạn đã giúp chi nhánh có được nguồn thu