4 CHƢƠNG : GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
4.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÂN LỰC
4.3.4. Giải pháp hoàn thiện kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện công việc
việc
Đánh giá kiểm tra là công việc vô cùng quan trọng nhằm tạo cơ sở xác định các chính sách nhân lực của công ty. Đánh giá giúp công ty đánh giá năng lực của nhân lực, mức độ hoàn thành công việc, sự đóng góp đối với công ty và hiệu quả lao động khi thực hiện công việc
Công ty cần phải thực hiện một số nội dung sau để công tác đánh giá kiểm tra đƣợc hoàn thiện hơn:
- Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá cụ thể cho các vị trí công việc: Đối với công việc, chức danh của các bộ phận trong công ty, cần phải đƣa ra các tiêu chí đánh giá cụ thể khác nhau nhằm đảm bảo việc đánh giá diễn ra khoa học và chính xác. Khi đƣa ra các tiêu chí đánh giá, ngƣời thực hiện đánh giá cần phải đảm bảo độ chính xác, độ tin cậy và sự phù hợp với vị trí hay nhân lực đƣợc đánh giá cũng nhƣ đảm bảo đƣợc sự đồng thuận của nhân lực. Việc đánh giá tìm ra những điểm mạnh nổi trội của nhân lực, cũng là để khuyến khích nhân lực phát huy những điểm mạnh đó, đồng thời với những khuyết điểm và hạn chế , nhân lực phấn đấu hoàn thiện và bổ sung những khuyết thiếu đó. Đánh giá về mức độ thành công của nhân lực trong khi thực hiện công việc, đánh giá về mức độ đóng góp và cống hiến cho công ty của nhân lực giúp công ty đề ra các chính sách về nhân lực thích hợp và hiệu quả nhất.
- Cập nhật, bổ sung các loại hình công việc mới: đây là việc cần thiết bởi mức độ phức tạp của công việc góp phần vào việc đánh giá năng lực làm việc của nhân lực, là cơ sở để thực hiện các chính sách lƣơng thƣởng cho nhân lực.
- Thành lập và huấn luyện tổ đánh giá: Cần tập trung vào thành lập và huấn luyện tổ đánh giá để có thể thực hiện đánh giá nhân lực đƣợc chính xác và đúng nhất. Việc đánh giá cần phải khoa học, logic, không đánh giá theo cảm tính hay do nhận định cá nhân đối với nhân lực. Tổ đánh giá cần phải nắm vững quy trình thực hiện việc đánh giá, các phƣơng pháp đánh giá, rèn luyện các kỹ năng đánh giá cho mình để đánh giá công bằng và chính xác nhất.
- Phương pháp thực hiện đánh giá: Phƣơng pháp phù hợp có thể sử dụng là phƣơng pháp bảng điểm và đồ thị, phƣơng pháp lƣu giữ. Hai phƣơng pháp này có thể áp dụng cho việc thực hiện đánh giá nhân lực của công ty. Việc đánh giá có thể bao gồm tự đánh giá, đánh giá nhân lực khác, đánh giá về lƣơng thƣởng chế độ, đánh giá về công việc.... Ngoài ra công ty có thể tổ chức đợt thêm các đợt khảo thí, sát hạch chất lƣợng để đánh giá nhân lực.
- Thực hiện công khai đánh giá: Việc đánh giá phải diễn ra công bằng, minh bạch bằng việc thảo luận sâu hơn với nhân lực về tiến trình cũng nhƣ kết quả đánh giá, đồng thời có thể mở rộng đánh giá bằng việc tạo ra hòm thƣ trƣng cầu ý kiến đánh giá để nhân lực có thể thoải mái, tự do đề xuất, thảo luận các vấn đề cần đƣợc đƣa ra đánh giá và giải quyết. Việc đánh giá phải đảm bảo đƣợc rằng nhân lực có cái nhìn khách quan và toàn diện về toàn bộ quá trình đánh giá cũng nhƣ sự công nhận của họ đối với kết quả đánh giá.
- Định kỳ thực hiện đánh giá: Thực hiện định kỳ đánh giá theo tháng, quý, năm để đảm bảo lộ trình và kết quả đánh giá, đồng thời định kỳ hàng quý điều tra mức độ thỏa mãn của nhân lực về kết quả đánh giá, kịp thời khắc phục những thiếu sót còn tồn tại để nâng cao hiệu quả công tác đánh giá.