4 CHƢƠNG : GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
4.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÂN LỰC
4.3.5. Nhóm giải pháp phụ trợ
Cập nhật thông tin:
Hệ thống thông tin vô cùng quan trọng đối với bất cứ doanh nghiệp nào. Thông tin bao gồm thông tin bên ngoài doanh nghiệp và thông tin nội bộ. Để thực hiện quản lý nhân lực thật tốt thì công ty phải thƣờng xuyên cập nhật thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Cụ thể, đối với thông tin bên ngoài công ty cần:
- Liên tục cập nhật thông tin về các chính sách, các quy định ban hành của nhà nƣớc liên quan đến các lĩnh vực đang kinh doanh của công ty
- Cập nhật các thông tin về các quy định đối với ngƣời lao động
- Cập nhật thông tin về sự thay đổi của thị trƣờng bao gồm thông tin của đối thủ cạnh tranh, thông tin khách hàng..
Đối với thông tin nội bộ, công ty cần
- Cập nhật thông tin cho nhân lực trong công ty về các kế hoạch kinh doanh, các chính sách công ty lựa chọn áp dụng trong thời gian sắp tới .
- Cập nhật hệ thống thông tin về nhân lực bao gồm các thông tin cá nhân, trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm.. số nhân lực tham gia ứng tuyển, trúng tuyển, số nhân lực hiện tại đang lao động tại công ty…
Hệ thống thông tin đầy đủ chính xác và luôn đƣợc cập nhật sẽ giúp công ty dự báo và lập kế hoạch chiến lƣợc tốt hơn.
Nâng cao năng lực quản lý của nhà lãnh đạo và các cấp quản lý.
Việc nâng cao trình độ và năng lực quản lý của bộ máy quản lý của công ty là rất cần thiết. Có thể áp dụng các hình thức khác nhau nhằm nâng cao năng lực cho họ nhƣ:
- Tổ chức các khóa học, đào tạo nâng cao năng lực quản lý tại công ty và mời chuyên gia về giảng dạy. Các nội dung khóa học bao gồm: Đào tạo cho cấp quản lý các kỹ năng nhân lực nhƣ phỏng vấn, đánh giá và lãnh đạo cấp dƣới; Nâng cao kỹ năng hoạch định và các chiến lƣợc phát triển; Đào tạo thêm về xây dựng chƣơng trình đào tạo, quản lý, đánh giá hiệu quả đào tạo; Đào tạo và nâng cao cho cấp quản lý về việc tìm hiểu và trao đổi về các cơ hội nghề nghiệp phù hợp với kỹ năng và kinh nghiệp của từng nhân lực…
- Cử các cấp quản lý đi học các khóa học ngắn hạn hoặc dài hạn để bổ sung và nâng cao kỹ năng quản lý.
- Tuyển dụng những nhân lực thuộc cấp quản lý có nhiều kinh nghiệm và kiến thức về quản lý nhân lực trong doanh nghiệp.
Song song với việc đào tạo nâng cao kỹ năng quản lý thì công ty cũng phải bố trí đội ngũ nhân lực quản lý kế nhiệm để học hỏi kinh nghiệm của thế hệ quản lý trƣớc cũng nhƣ thay thế lớp quản lý trƣớc khi họ về hƣu. Khuyến khích cán bộ quản lý tự chủ động trong việc nâng cao trình độ quản lý của bản thân.
Ngoài ra khuyến khích cấp quản lý tăng cƣờng trao đổi tiếp xúc với nhân viên cấp dƣới để nắm bắt đƣợc nhu cầu, tâm lý, nguyện vọng của họ, vừa giúp rút ngắn
khoảng cách giữa cán bộ quản lý và nhân viên vừa giúp tăng mức độ chính xác trong việc ra quyết định.
KẾT LUẬN
Thực hiện mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận văn đã tập trung thực hiện hoàn thành việc nghiên cứu ở các nội dung nhƣ sau:
Nghiên cứu các tài liệu, các công trình nghiên cứu về quản lý nhân lực trong các doanh nghiệp, từ đó tổng hợp lại để có cái nhìn tổng quát nhất về vấn đề quản lý nhân lực. Xây dựng nội dung quản lý nhân lực ở các bƣớc của quy trình quản lý là Phân tích công việc, hoạch định và tuyển dụng nhân lực; Phân công, sử dụng và duy trì nhân lực; Đào tạo và phát triển nhân lực và cuối cùng là Kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện công việc, từ đó áp dụng vào thực tế quản lý nhân lực tại công ty TNHH Mạng Tầm Nhìn Việt Nam nhằm hoàn thiện công tác này.
Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhân lực tại công ty TNHH Mạng Tầm Nhìn Việt Nam dựa trên khuôn khổ cơ sở lý thuyết đã đặt ra. Quá trình phân tích và đánh giá đã tìm ra đƣợc bên cạnh những thành công đã đạt đƣợc nhƣ xây dựng đƣợc đội ngũ nhân lực có năng lực và kinh nghiệm, các nội dung quản lý nhân lực đều đƣợc thực hiện thì còn phát hiện ra những mặt hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý nhân lực. Luận văn cũng đã tìm ra những nguyên nhân của những hạn chế đó và những nhân tố ảnh hƣởng có tác động lên các nội dung thực hiện quản lý nhân lực tại công ty.
Trên cơ sở các kết quả đánh giá phân tích thực trạng quản lý tại công ty, định hƣớng về phát triển của công ty trong giai đoạn tới, luận văn đã đề xuất các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhân lực ở tất cả các nội dung: Phân tích công việc, hoạch định và tuyển dung; Phân công, sử dụng và duy trì nhân lực; Đào tạo và phát triển nhân lực; Đánh giá tình hình thực hiện công việc.
Luận văn đƣợc thực hiện để làm cơ sở vận dụng thực tiễn cho công ty TNHH Mạng Tầm Nhìn Việt Nam thực hiện tốt công tác quản lý nhân lực. Do hạn chế về năng lực và thời gian nên luận văn này còn nhiều thiếu sót cần phải sửa đổi. Rất mong nhận đƣợc sự góp ý của các thầy cô và của những ngƣời quan tâm để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chƣơng trình phát triển dự án Mê Kông (MPDF), 2002. Chủ đề: Quản trị nguồn Nhân lực trong các Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ. Tựa sách: Thu hút, tìm kiếm và lựa chọn nguồn nhân lực. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản trẻ.
2. Công ty TNHH Mạng Tầm Nhìn Việt Nam, 2010-2015. Báo cáo nhân lực tổng hợp. Phòng tổ chức hành chính.
3. Vũ Văn Duẩn, 2013. Quản lý nhân lực tại công ty TNHH Trần Trung. Luận văn thạc sỹ khoa học quản lý. Trƣờng Đại học kinh tế quốc dân.
4. Trần Kim Dung, 2015. Quản trị nguồn nhân lực (tái bản lần thứ 8). Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Trần Nguyễn Dũng, 2015. Quản lý nhân lực tại trung tâm nghiên cứu phát triển thiết bị mạng viễn thông Vietel. Luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế. Trƣờng Đại học kinh tế- Đại học quốc gia Hà Nội.
6. Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn Ngọc Quân, 2004. Giáo trình quản trị nhân lực(Tái bản). Trƣờng đại học kinh tế quốc dân. Khoa kinh tế lao động và dân số. Bộ môn quản trị nhân lực. Hà Nội: Nhà xuất bản lao động-xã hội.
7. Văn Quý Đức, 2015. Phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần lâm đặc sản xuất khẩu quảng Nam (Forexco Quảng Nam). Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh. Trƣờng đại học Đà Nẵng.
8. George T.Milkovich và John W.Boudreau, 1997. Quản trị nguồn nhân lực. Dịch từ tiếng Anh. Ngƣời dịch Vũ Trọng Hùng, 2005. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê.
9. Đào Thị Hoa, 2015. Quản trị nhân lực tại Công ty Cổ phần truyền thông-Xây dựng HJC3. Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh. Trƣờng đại học Kinh tế-Đại học quốc gia Hà Nội .
10. Hà Văn Hội, 2007. Quản trị nhân lực trong doanh nghiệp (tập 1). Hà nội: Nhà xuất bản Bƣu điện.
11. Dƣơng Đại Lâm, 2012. Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Viễn thông Bắc Giang. Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh. Học viện công nghệ Bƣu chính Viễn thông.
12. Lê Thị Mỹ Linh, 2009. Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế. Luận án tiến sỹ kinh tế. Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân.
13. Bùi Văn Nhơn, 2006. Quản lý và phát triển nguồn nhân lực xã hội. Hà Nội: Nhà xuất bản tƣ pháp.
14. Phạm Thành Nghị, 2005. Đề tài KX.05.11:Nghiên cứu và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thuộc chƣơng trình KH-CN cấp nhà nƣớc KX-05 “Phát triển văn hóa, con ngƣời và nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Viện Nghiên Cứu Con Ngƣời.
15. Nguyễn Thị Thu Phƣơng, 2014. “Quản lý nhân lực tại Cokyvina”. Luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế. Trƣờng Đại học kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội. 16. Robert Heller, 2007. Cẩm nang quản lý hiệu quả-Phân công hiệu quả. Dịch từ
tiếng Anh. Biên dịch Dƣơng Trí Hiển và Hoàng Thái Phƣơng. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
17. Phạm Đức Thành, 1998. Giáo trình quản trị nhân lực. Trƣờng Đại học kinh tế quốc dân. Bộ môn quản trị nhân lực. Hà nội: Nhà xuất bản thống kê Hà Nội. 18. Nguyễn Hữu Thân, 2003. Quản trị nhân sự (tái bản lần 6). Hà Nội: Nhà xuất
bản thống kê.
19. Nguyễn Tấn Thịnh, 2008. Giáo trình quản lý nhân lực trong doanh nghiệp. Trƣờng đại học bách khoa Hà Nội. Khoa kinh tế và quản lý. Hà Nội: Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
20. Trần Xuân Tuấn, 2015. Quản lý nguồn nhân lực tại công ty TNHH MTV Thí nghiệm điện Miền Bắc. Luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế. Trƣờng đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội.