Cơ sở kinh doanh lữ hành Số lƣợng
Năm 2013 13 cơ sở
Đơn vị lữ hành quốc tế 4 cơ sở
Năm 2014 20 cơ sở
Đơn vị lữ hành quốc tế 4 cơ sở
Năm 2015 25 cơ sở
Đơn vị lữ hành quốc tế 5 cơ sở
(Nguồn : Sở Thể Thao – Văn Hóa – Du Lịch Bình Định)
Hiện tại hoạt động kinh doanh lữ hành đã bắt đầu có chiều hướng chuyển biến tốt hơn so với các năm trước. Số lượng doanh nghiệp lữ hành tăng nhanh năm 2010 có doanh nghiệp lữ hành, đến năm 2015 trên địa bàn tỉnh có 25 đơn vị kinh
doanh lữ hành du lịch (trong đó có 05 đơn vị lữ hành quốc tế và 20 đơn vị kinh doanh lữ hành nội địa). Sở Văn Hóa Thể thao và Du lịch đã cấp được 111 thẻ hướng dẫn viên du lịch (trong đó có 29 thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế và 82 thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa).
Riêng trong năm 2015, Phòng Nghiệp vụ Du lịch đã tham mưu cho Lãnh đạo Sở cấp được 21 thẻ hướng dẫn viên du lịch (trong đó có 8 thẻ quốc tế và 13 thẻ nội địa). Thực hiện chương trình kích cầu du lịch năm 2015, ngay từ đầu năm các đơn vị kinh doanh lữ hành du lịch trên địa bàn tỉnh đã triển khai chào các tour du lịch hấp dẫn trong nước với chính sách giá ưu đãi và thời gian phù hợp cho khách tổ chức đi du lịch trong các dịp lễ, Tết trong năm. Các đơn vị kinh doanh lữ hành cũng đã chú trọng vào các tour du lịch văn hóa, lịch sử - tâm linh và du lịch sinh thái biển phù hợp với định hướng và điểm mạnh của du lịch Bình Định.
2.3.2 Đội ngũ nhân lực
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch trong những năm qua, lực lượng lao động Bình Định cũng tăng lên nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển của ngành du lịch và xu thế hội nhập quốc tế, nhiều vấn đề đang đặt ra đối với sự phát triển nguồn nhân lực du lịch.
2.3.3 Khách du lịch Bảng 2.4: Hiện trạng khách du lịch tỉnh Bình Định 2012 - 2015 Bảng 2.4: Hiện trạng khách du lịch tỉnh Bình Định 2012 - 2015 Chỉ tiêu DVT 2012 2013 2014 2015 Tổng lƣợng khách du lịch Lượt khách 1.462.314 1.696.284 2.084.400 2.602.000 Khách quốc tế 120.747 138.859 171.500 205.950 Khách nội địa 1.341.567 1.557.425 1.912.900 2.396.050
Nguồn: Sở Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch Binh Định
Những năm qua, số lượng khách du lịch đến Bình Định có mức tăng trưởng nhanh và đều, trong giai đoạn 2013 – 2015
Biểu đồ 2.3 :Hiện trạng khách du lịch tỉnh Bình Định năm 2012 - 2015
Nhìn vào bảng số liệu trên có thể đánh giá diễn biến khách du lịch Bình Định từ 2013 đến 2015 như sau:
Giai đoạn 2012 – 2013: Theo thống kê của Sở VH-TT&DL, năm 2013, ngành DL Bình Định ước đón khoảng 1,696 triệu lượt khách, tăng 16% so với năm 2012; trong đó khách DL quốc tế ước đạt 138.859 lượt, tăng 15% so với 2012
Giai đoạn 2013 – 2014: Theo thống kê của Phòng Nghiệp vụ DL, năm 2014, ngành DL Bình Định ước đón được gần 2,1 triệu lượt khách, tăng trên 23% so với năm 2013 (trong đó khách DL quốc tế ước đạt 171.500 lượt, tăng 24%; khách nội địa tăng 23% so với 2013
Giai đoạn 2014 – 2015: Theo thống kê ước tính năm 2015, ngành du lịch Bình Định ước đón được 2.602.000 lượt khách, tăng 25% so với năm 2014 (trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 205.950 lượt tăng 20%, khách nội địa ước đạt 2.396.050 lượt tăng 25% so với năm 2014)
Nhìn chung lượng khách du lịch đến Bình Định tăng ổn định qua từng năm và luôn vượt chỉ tiêu đặt ra trước đó.
2.3.4 Doanh thu du lịch
Bảng 2.5: Doanh thu du lịch theo cơ cấu tỉnh Bình Định năm 2013 - 2015
Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015 Doanh thu du lịch Tỷ đồng 603 787,091 1037,41 2.1. Cơ cấu theo dịch vụ “ - Lưu trú “ 180,9 228,3 331,97 - Ăn uống “ 241,2 306,96 425,34 - Vận chuyển- Lữ hành “ 42,2 70,831 114,12 - Khác “ 138,7 181 165,99
Nguồn: Sở Văn Hóa, Thể Thao và Du lịch Bình Định
Theo thống kê của Sở VH-TT&DL
Biểu đồ 2.3 – 2.5 : Cơ cấu doanh thu theo loại hình du lịch năm 2013 - 2015
Năm 2013 tổng doanh thu (DT) DL đạt khoảng 603 tỉ đồng, tăng 24% so với năm 2012 (trong đó DT lưu trú gần 181 tỉ đồng, chiếm 30%, DT ăn uống trên 241 tỉ đồng, chiếm 40%, DT bán hàng và các dịch vụ khác gần 139 tỉ đồng, chiếm 23%; DT lữ hành và vận chuyển trên 42 tỉ đồng, chiếm 7%).
Năm 2014, tổng doanh thu DL ước đạt trên 787 tỉ đồng, tăng 31% so với năm 2013. Trong đó doanh thu lưu trú ước đạt 228,3 tỉ đồng, chiếm 29% tổng doanh thu; doanh thu ăn uống ước gần 307 tỉ đồng, chiếm 39%; doanh thu bán hàng và các dịch vụ khác khoảng 181 tỉ đồng, chiếm 23%, doanh thu lữ hành và vận chuyển gần 71 tỉ đồng, chiếm 9%).
Năm 2015, tổng doanh thu du lịch ước đạt 1.037,410 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2014 và (trong đó doanh thu lưu trú ước đạt 331,971 tỷ đồng, chiếm 32% tổng doanh thu, doanh thu ăn uống ước đạt 425,338 tỷ đồng, chiếm 41% tổng doanh thu, doanh thu bán hàng và các dịch vụ khác ước đạt 114,115 tỷ đồng, chiếm 11% tổng doanh thu, doanh thu lữ hành và vận chuyển ước đạt 165,986 tỷ đồng, chiếm 16% tổng doanh thu).
*Nhận xét chung
Kết quả khả quan đó đạt được là do Bình Định đã tập trung đầu tư, khai thác tốt tài nguyên du lịch theo hướng chuyên nghiệp, có thương hiệu, phát triển bền vững, sản phẩm du lịch có chất lượng cao, có sức cạnh tranh, mang đậm bản sắc văn hóa Bình Định, trong đó chú trọng phát triển du lịch biển, đảo là trọng tâm, du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh là quan trọng.
Đặc biệt, tỉnh đã tập trung đẩy mạnh, thúc đẩy phát triển du lịch biển đảo với 15 dự án mời gọi đầu tư và đã thu hút nhiều nhà đầu tư có kinh nghiệm và năng lực tài chính trong việc đầu tư khu tâm linh, khu khoa học, các khu nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí cao cấp mang tầm quốc tế.
Một số dự án lớn đã được triển khai như: Dự án quần thể sân golf, resort, biệt thự nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp FLC Nhơn Lý (tại xã Nhơn Lý); quần thể du lịch, lịch sử, sinh thái và tâm linh tại khu vực chùa Linh Phong, Trung tâm quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành; Tổ hợp không gian khoa học...
Có thể nói đây là sự kiện nổi bật và là điểm nhấn của du lịch Bình Định và sẽ thúc đẩy du lịch của địa phương khởi sắc hơn nữa trong thời gian tới.
2.3.5 Sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh
Du lịch phong tục (tộc người Chăm, các dân tộc miền núi Bana, Edê...).
Mỗi vùng có một phong tục khác nhau, những phong tục ấy gắn liền với đời sống của cư dân địa phương. Bình Định có 3 dân tộc anh em như Bana, Chăm H’roi, H’re, mỗi dân tộc có truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, sắc thái riêng
tạo nên sự phong phú, đa dạng trong một thể thống nhất làm nên nét đặc trưng riêng của văn hóa Bình Định.
Thông qua phong tục tập quán của người dân khách du lịch sẽ có điều kiện hiểu rõ hơn về đời sống văn hóa tinh thần, cũng như những mong ước trong cuộc sống của người dân ở đây đối với các đối tượng thần linh. Song, dù các tài nguyên du lịch này có độc đáo đến như vậy, nhưng sản phẩm du lịch tham quan phong tục, tập quán ở đây vẫn chưa có khả năng thu hút khách du lịch đến và lưu trú lại. Bởi việc khai thác các giá trị tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể vào hoạt động kinh doanh du lịch của tỉnh chưa được chú trọng nhiều. Hiện nay các sản phẩm du lịch phong tục tập quán ở tỉnh tuy có những nét độc đáo nhưng chưa phong phú về số lượng.
Có rất nhiều phong tục độc đáo nhưng hiện chưa được khôi phục lại và khai thác hết các giá trị văn hóa đặc sắc phục vụ cho mục đích du lịch.
Du lịch tham quan các di tích lịch sử - văn hóa
* Quần thể di tích lịch sử thời Tây Sơn – Quang Trung.
Đến với Bình Định, du khách không thể không đến Bảo tàng Quang Trung, du khách không những được nghe về quần thể di tích lịch sử Tây Sơn – Quang Trung - Nguyễn Huệ mà còn được đứng trên mảnh đất, ngôi nhà đã từng sinh ra, nuôi dưỡng ba anh em Tây Sơn trưởng thành, tận mắt ngắm nhìn những di vật, chiến tích hào hùng, lừng lẫy của phong trào nông dân Việt Nam khởi nghĩa vào thế kỷ XVIII, vào điện thờ đốt nén hương thơm tưởng nhớ công tích to lớn, kiệt xuất của ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ; đứng dưới gốc Cây me, uống dòng nước mát ngọt của Giếng nước xưa du khách như được sống với tinh thần thượng võ, anh hùng, nghĩa hiệp, ý chí đấu tranh kiên cường bất khuất giữ gìn quê hương đất nước qua lịch sử oai hùng của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn và những chiến công hiển hách, lừng lẫy của Quang Trung - Nguyễn Huệ. Bên cạnh đó du khách còn được thưởng thức chương trình biểu diễn phong phú, độc đáo, hấp dẫn về lịch sử phong trào Tây Sơn như Võ thuật Tây Sơn, trống trận Quang Trung, ca múa nhạc dân tộc... đưa khách ngược dòng lịch sử về với những chiến thắng hào hùng của dân tộc Việt Nam thế kỷ XVIII. Ngoài những di tích trên du khách sẽ được tham quan Thành Hoàng Đế, Bến Trường Trầu, Từ đường Võ Văn Dũng, Đền thờ Bùi Thị Xuân, Phủ thành Quy Nhơn, Căn cứ địa nghĩa quân Tây Sơn. Các di tích thời Tây Sơn ngày nay đã trở thành những địa chỉ tham quan du lịch hấp dẫn không thể thiếu đối với du khách trong và ngoài nước. Nổi tiếng quần thể di tích thời Tây Sơn – Quang Trung là thành Hoàng Đế.
Du khách đến đây không thể không đến thăm thành Hoàng Đế, là thành được triều đại Tây Sơn xây dựng vào năm 1775.
Ngoài các di tích trên, các di tích khác như: Gò Đá Đen, Bến Trường Trầu, Bãi Nhạn – Núi Tam Tòa, Từ đường Võ Văn Dũng, Đền thờ Bùi Thị Xuân,… cũng là
những di tích gắn liền với phong trào khởi nghĩa Tây Sơn, gắn liền với miền tự hào trong mỗi người dân Bình Định.
*Các di tích lịch sử văn hóa Chăm.
Du lịch Bình Định nổi tiếng với di tích lịch sử văn hóa Chăm, với hệ thống tháp Chăm còn tương đối nguyên vẹn. Du khách đến Bình Định sẽ được biết về nền văn hóa đặc sắc mang bản sắc riêng của địa phương, là nơi lưu giữ những di sản văn hóa vô giá với những dấu tích thành quách, kiến trúc phong phú, đa dạng tạo ra sức hấp dẫn đặc thù chỉ có ở Bình Định đối với khách du lịch khi đến vùng Nam Trung bộ nói riêng và Việt Nam nói chung. Đến với vùng đất được mệnh danh là “đất võ trời văn” này ngoài những giờ phút sảng khoái ngắm nhìn phong cảnh tuyệt đẹp, hữu tình, thơ mộng của vùng đất biển Quy Nhơn, du khách sẽ có chương trình tham quan hệ thống tháp Chăm của Vương quốc Chăm đã có mặt trên mảnh đất Bình Định từ thế kỷ thứ X, Bình Định là kinh đô của các vương triều Chămpa, các vương triều này đã để lại nhiều di sản văn hóa vô giá, đặc biệt là Thành Đồ Bàn và 13 ngôi tháp Chăm độc đáo. Hệ thống tháp Chăm ở Bình Định được các nhà nghiên cứu đánh giá còn khá nguyên vẹn, có phong cách riêng và thuộc loại đồ sộ nhất, đẹp nhất cả nước.
*Các di tích lịch sử cách mạng, di tích danh nhân.
Nhiều du khách đến Bình Định còn có nhu cầu được tham quan các di tích có gắn với các nhân vật văn hoá - lịch sử tiêu biểu của Bình Định như: Đền thờ Đào Duy Từ, Đền thờ Tăng Bạt Hổ, Mộ Đào Tấn, Lăng Mai Xuân Thưởng, Nhà lưu niệm Xuân Diệu và đặc biệt là Mộ nhà thơ Hàn Mặc Tử….Bên cạnh đó, Bình Định còn có một hệ thống các di tích lịch sử - cách mạng, gắn liền với các cuộc kháng chiến của dân tộc trong thế kỷ 20 như: Căn cứ Núi Bà, Nho Lâm, Gò Dài, chiến thắng lịch sử Đèo Nhông - Dương liễu, Đồi 10, Chi bộ Cửu Lợi…Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu tham quan của khách du lịch, những di tích kể trên còn là được xem những “bảo tàng ngoài trời” có ý nghĩa quan trọng trong việc tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng, yêu nước cho các thế hệ trẻ, học sinh – sinh viên…
Ngoài ra một số danh nhân văn hóa và danh nhân lịch sử được công nhận và xây dựng đền thờ, lăng mộ như: Trần Đức Hòa. Đào Tấn, Võ Tánh, Võ Văn Dũng… du khách sẽ được hiểu biết thêm về thân thế và sự nghiệp của những danh nhân văn hóa lịch sử này.
Sản phẩm du lịch này hiện nay chưa được khai thác nhiều chỉ mới kết hợp vài điểm trong chương trình du lịch do các doanh nghiệp lữ hành xây dựng chương trình như Mộ Hàn Mạc Tử nằm trong khu du lịch Ghềnh Ráng và một số di tích như Từ đường Bùi Thị Xuân, Từ đường Võ Văn Dũng, Lăng Mai Xuân Thưởng nằm trên tuyến du lịch văn hóa lịch sử Quy Nhơn – An Nhơn – Tây Sơn và vùng phụ cận còn một số di tích lịch sử danh nhân khác chưa được khai thác nhiều và cũng chưa được đầu tư nên đường vào các di tích lịch sử, danh nhân còn khó khăn và cơ sở vật
chất phục vụ tại các điểm di tích cũng chưa được đầu tư, nhiều di tích bị bỏ quên, bị xuống cấp nghiêm trọng
Du lịch lễ hội truyền thống (lễ hội Đống Đa, lễ hội Chợ Gò, lễ hội Đỗ giàn...).
Nổi tiếng vùng đất võ là lễ hội Đống Đa – Tây Sơn diễn ra mùng 5 tháng giêng (âm lịch) hàng năm tại thị trấn Phú Phong. Đây là lễ hội lớn để tưởng nhớ các thủ lĩnh cả phong trào nông dân Tây Sơn, đặc biệt là người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ và kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa (năm 1789). Ngoài nghi lễ truyền thống, trong lễ hội còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa dân gian như: Biểu diễn võ thuật Tây Sơn, trống trận Tây Sơn, đua thuyền, các trò chơi dân gian, hát bội … thu hút hàng vạn du khách từ khắp mọi miền đất nước tới tham quan. Lễ hội này diễn ra vào dịp tết, do vậy có thể kết hợp tour du lịch lễ hội . Lễ hội này làm tăng sự đa dạng, phong phú của tour du lịch văn hóa.
Cùng sự nổi tiếng về lễ hội Đống Đa – Tây Sơn , còn nhiều lễ hội mang nét văn hóa đặc sắc riêng như : lễ hội Chợ Gò , Lễ hội Cầu Ngư , lễ hội Đỗ giàn , Cầu Mưa của người Chăm Vân Canh Bình Định …
Du lịch vùng đất võ thuật cổ truyền
Từ lâu, võ cổ truyền Bình Định đã trở thành một phong trào thu hút đông đảo quần chúng tham gia luyện tập. Khách du lịch đến Bình Định ngoài giây phút thư giản dạo trên bãi biển Qui Nhơn thơ mộng, thì hẳn những ai đã từng đặt chân đến miền đất võ Bình Định sẽ được từ những cụ già đến những đứa trẻ nhỏ thuộc lòng “nhắc” dùm bạn về những miền đất An Vinh, An Thái nơi xuất thân của các vị võ sư vang danh một thời và cũng là nơi phát sinh các môn phái võ thuật Bình Định.
Ngày nay, Võ cổ truyền đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu được trong đời sống văn hóa của nhân dân Bình Định. Mỗi năm một lần, Sở Thể dục, Thể thao Bình Định trước đây nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định đều tổ chức giải vô địch các CLB võ cổ truyền trong toàn tỉnh. Giải vô địch hàng năm và đặc biệt là liên hoan quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam tổ chức tại Bình Định đã thu