TỔNG QUAN BÌNH ĐỊNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh bình định​ (Trang 26)

4. Kết quả thực tập theo đề tà

2.1 TỔNG QUAN BÌNH ĐỊNH

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Bình Định là tình duyên hải miền Trung Việt Nam. Lãnh thổ của tỉnh đài 110km theo hướng Bắc – Nam, với diện tích tự nhien : 6.025 km2 diện tích vùng lãnh hải: 36.000 km2 .

Phía Bắc giái tỉnh Quảng Ngãi,phía nam giáp tỉnh Phú Yên, Phía tây giáp Gia Lai, phía đông là Biển Đông.

Bình Định được đánh giá là có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, được xem là một trong những cửa ngõ ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và vùng Nam Lào, Đông bắc Campuchia.

Địa hình của tỉnh tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông, với độ chênh lệch khá lớn. Các dạng địa hình

phổ biến là vùng đồi, núi, cao nguyên, đồng bằng, vùng ven biển.

Bình định có khá nhiều sống, các sông ngòi nơi đây không lớn, có độ dốc cao, ngắn , hàm lượng phù sa thấp. Đặc biệt, đầm Thị Nại là đầm lớn, rất thuận lợi cho việc phát triển cảng biển tầm cỡ quốc gia và góp phần phát triển khu kinh tế Nhơn Hội. Đầm còn được biết đến là một di tích lịch sử - văn hóa và với cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam hiện nay.

2.1.1.2 Khí hậu

Bình Định có tính chất nhiệt đợi ẩm gió mùa. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12 và mùa khô kéo dài từ tháng 1 năm sau đến tháng 8. Cấu tạo địa chất, địa hình, khí hậu làm cho Bình Định tuy không có đồng bằng rộng lớn nhưng có đồng ruộng phì nhiêu, đa dạng về sản phẩm nông ,lâm ,ngư..., nhiều tài nguyên khoáng sản và tiềm năng thủy điện.

2.1.1.3 Tổ chức hành chính

Bình Định có thành phố loại I trực thuộc tỉnh (TP Quy Nhơn), một thị xã An Nhơn, 3 huyện miền núi là An Lão, Vân Canh, Vĩnh Thạnh, 2 huyện trung du là Hoài Ân và Tây Sơn, 4 huyện đồng bằng là Hoài Nhơn, Phù Cát, Phù Mỹ, Tuy Phước. Toàn tỉnh có 159 xã, phường và thị trấn. Trung tâm hành chính của tỉnh là

Hình 2.1 Bản đồ hành chính Tỉnh Bình Định

TP.Quy Nhơn. Dân số tỉnh đang có xu hướng giảm cơ học theo kết quả điều tra chính thức ngày 01/4/2009, dân số tỉnh Bình Định có 1.485.943 người, trong thành thị chiếm 25%, nông thôn chiếm 75%, mật độ 247 người/km2. Ngoài dân tộc Kinh, còn có gần 40.000 các dân tộc khác cùng chung sống, nhưng chủ yếu là 3 dân tộc Chăm, Ba Na và Hrê sinh sống ở các huyện miền núi và trung du.

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Bình Định là 1 trong 5 tỉnh, thành phố ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Bình Định có vị trí địa hình kinh tế đặc biệt quan trọng trong việc giao lưu với các quốc gia ở khu vực và quốc tế, nằm ở trung điểm của trục giao thông đường sắt và đường bộ Bắc – Nam Việt Nam, đồng thời là cửa ngõ ra biển Đông gần nhất và thuận lợi nhất của Tây Nguyên và Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và Đông Bắc Thái lan thông qua Quốc lộ 19 và cảng biển quốc tế Quy Nhơn.

Trên lĩnh vực kinh tế, tổng sản phẩm địa phương (GRDP) theo giá so sánh 1994 của tỉnh tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2015 là 9,2%. GRDP bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 40,1 triệu đồng, tăng 22,4 triệu đồng so với năm 2010. Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu trong 5 năm 2011-2015 ước đạt 2.888 triệu USD, vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra (2.800 triệu USD). Thu ngân sách của tỉnh luôn vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra hàng năm và tăng bình quân 9,7%/năm. Tổng thu ngân sách trên địa bàn trong 5 năm 2011-2015 đạt 24.178 tỷ đồng; trong đó, năm 2015 ước đạt 5.500 tỷ đồng, đạt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra.

Biểu đồ 2.1 Biểu đồ cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Bình Định 2015

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong GRDP tăng từ 29,2% lên 30,4%; dịch vụ tăng từ 36,2% lên 41,9%; nông - lâm - ngư nghiệp giảm từ 34,6% xuống còn 27,7%; trong đó nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản phát triển toàn diện với

năng suất, sản lượng cao; công nghiệp đã và đang khẳng định được vai trò, vị thế của mình; dịch vụ ngày càng khởi sắc

Hầu hết các chỉ tiêu về xã hội và môi trường đều đạt và vượt so với chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII. Sau 5 năm, cơ sở vật chất ngành giáo dục, y tế, văn hoá, khoa học, công nghệ tiếp tục được tăng cường. Đến nay, tỉnh đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở,

quy mô giáo dục, mạng lưới trường, lớp học mầm non, phổ thông và các cơ sở dạy nghề phát triển phù hợp với phân bố dân cư và địa hình của tỉnh. Trên 98% trạm y tế có bác sĩ, hệ thống bệnh viện các tuyến được đầu tư hoàn thiện, chất lượng khám chữa bệnh được nâng cao. Công tác xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, đào tạo nghề được chú trọng, an sinh xã hội được đảm bảo. Khoa học, công nghệ có nhiều tiến bộ, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng một số cây trồng, vật nuôi, cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, cung cấp một số luận cứ khoa học cho việc xây dựng các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các hoạt động văn hoá, thể thao được đẩy mạnh, góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân.

Cùng với việc từng bước đầu tư, nâng cấp kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trong 5 năm 2011-2015, tỉnh Bình Định cũng đã chú trọng công tác xây dựng, quảng bá hình ảnh, thu hút đầu tư, du lịch, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh và đào tạo nhân lực, coi đây là những yếu tố quyết định đến sự phát triển của tỉnh trong tương lai. Bình Định hiện được xem là một trong những địa phương có môi trường đầu tư - kinh doanh thuận lợi, cởi mở, đã và đang là điểm đến ưa thích của nhiều nhà đầu tư tiềm năng và du khách trong, ngoài nước. Với các chính sách tích cực trong đào tạo, thu hút, giữ chân người tài, trình độ nguồn nhân lực của tỉnh cũng đang được nâng lên, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu và tình hình mới.

2.1.3 Đặc điểm tín ngƣỡng, tôn giáo của ngƣời Bình Định

Bình Định với lịch sử văn hóa lâu đời, đã là nơi hội tụ của nhiều lớp cư dân đến chung sống để xây dựng và phát triển. Kết hợp với điều kiện vị trí địa lý thuận lơị cho việc giao lưu với bên ngoài bằng đường sông và đường biển, nên có sự tiếp thu văn hóa,trong đó có tôn giáo khá mạnh mẽ.

- Về hoạt động tôn giáo: Hoạt động tín ngưỡng tôn giáo ở Bình Định rất đa dạng:

đạo phật, đạo cao đài, đạo tin lành…

- Về hoạt động tín ngưỡng dân gian: Hoạt động tín ngưỡng dân gian ở Bình Định,

ngoài nghi thức diễn ra trong gia đình với việc thờ cúng tổ tiên, những hoạt động chính diễn ra ở các đình với việc thờ Thành Hoàng, thờ cá Ông, lễ “nghinh Ông, ở các đền thờ, thờ những người có công với đất nước, ngoài ra còn các miếu “Miếu Bà”, các điện thờ.

Cũng như nhiều địa phương khác, Bình Định coi việc tôn thờ các tổ làng nghề là để nhớ ơn người đã mang đến cho làng những nghề giúp dân có bát ăn, bát để… như ở làng nghề đúc đồng Bằng Châu (thị trấn Đập Đá, huyện An Nhơn), có ty thờ ông Không Lộ là tổ nghề đúc. Hàng năm vào giờ tý ngày 16 tháng Giêng, làng này lại tổ chức tế tổ. Nghi lễ tế tổ rất nghiêm trang, văn tế nói lên công đức của tiền nhân. Còn ở làng rèn Phương Danh (thị trấn Đập Đá) thì hàng năm đến ngày 12-2 âm lịch, các lò rèn đóng góp công của để tế tổ. Đối với nghề dệt việc Lễ tế tổ được tổ chức vào ngày 17 tháng Giêng hàng năm. Nghề mộc có làng tiện Nhạn Tháp (xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn). Giỗ tổ của làng tiện tổ chức vào hai

ngày: 12-9 âm lịch cúng ông tổ (dạy cách tiện tròn) và ngày 12-12 cúng bà tổ (dạy chạm trên gỗ tiện tròn). …

Tín ngưỡng tôn giáo của người Chăm ở Bình Định thể hiện qua biểu tượng thờ là bầu sữa mẹ như 23 bầu sữa căng tròn nhựa sống hoặc bệ thờ tháp Mẫm cao 0,31m, thể hiện hình ngực phụ nữ với 7 bầu sữa căng tròn, phía trên và phía dưới bầu sữa là hai dãy hoa văn hình cánh sen (thế kỷ XII - Bảo tàng lịch sử Việt Nam TP Hồ Chí Minh). Hoặc một dãy bầu sữa bằng đá, xếp vòng khép kín trên đỉnh tháp Dương Long... Việc tôn thờ những hình ngực phụ nữ ở Chăm pa dường như chỉ tập trung ở phong cách Bình Định. Sen là biểu tượng thường hay gắn với Phật giáo. Vì thế tất cả những bệ thờ dạng hình ngực phụ nữ là biểu tượng tôn thờ của môn đồ Mật tông tả phái, phái này thường chú trọng tôn thờ nguyên lý âm (Sakti) và coi đó là năng lực sáng tạo.

2.2 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH TỈNH BÌNH ĐỊNH BÌNH ĐỊNH

2.2.1 Các di sản văn hóa tâm linh vật thể

- Chùa Thập Tháp Di Đà: Tọa lạc tại thôn Vạn Thuận, xã Nhơn Thành, thị xã

An Nhơn, cách TP. Quy Nhơn khoảng 30km về phía Bắc. Năm 1665 Thiền sư Nguyên .

Thiều lập ngôi chùa nhỏ để tham thiền và hoằng dương Phật pháp. Đến năm 1680, chùa chính thức được xây dựng quy mô lớn lấy hiệu là “Thập Tháp Di Đà tự”. Chùa có kiến trúc hình chữ Khẩu, mái lợp ngói âm dương, chia thành bốn khu vực: chánh điện, phương trượng, Đông đường và Tây đường. Ngoài kiến trúc bên trong, chùa Thập Tháp còn làm du khách ngỡ ngàng đến khâm phục khi chiêm ngưỡng khu vườn tháp cổ với 21 bảo tháp lớn nhỏ mang phong cách kiến trúc của nhiều thời đại khác nhau từ thế kỷ XVII - XX.

Trong tất cả các chùa chiền ở miền Trung Việt Nam được xây dựng vào thời Lê - Nguyễn thì chùa Thập Tháp Di Đà ở Bình Định là ngôi chùa cổ thuộc thiền phái Lâm Tế. Qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, dù kiến trúc cũ và mới đan xen nhưng chùa vẫn giữ được tổng thể hài hòa. Năm 1990, chùa Thập Tháp Di Đà đƣợc Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Hàng năm, chùa đón tiếp hàng ngàn Phật tử và du khách trong và ngoài nước đến tham quan chiêm bái.

- Chùa Long Khánh

Nằm ở vị trí trung tâm thành phố, chùa Long Khánh là một trong những trung tâm phật giáo lớn của Bình Định, là nơi sinh hoạt lễ bái của giới tăng ni phật tử và là điểm tham quan du lịch hấp dẫn cho du khách gần xa khi có dịp đến với Thành phố biển Quy Nhơn.

Chùa được kiến trúc theo hình chữ “Khẩu” phía trước có chánh điện gồm Thượng điện và Hậu điện. Phần Thượng điện thờ Phật Adiđà và Quan âm Chuẩn đề, Hậu điện thờ Phật tổ Thích Ca. Hai bên có Đông phòng và Tây phòng. Hai dãy này là

chỗ dành riêng cho tăng ni. Phía sau là Tổ đình, thờ các vị khai sơn phá thạch. Trong chùa hiện đang giữ 2 bảo vật:

- Thái Bình Hồng Chung (chuông Hồng Thái) được đúc vào năm 1805, triều vua Gia Long.

- Tấm dấu biểu trưng "Long Khánh Tự" được in vào năm 1813 triều vua Gia Long.

- Chùa Minh Tịnh

Chùa tọa lạc tại số 35 đường Hàm Nghi, phường Ngô Mây, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Hòa thượng quê ở xã Đức Nhuận, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Tên hiệu Minh Tịnh đã thể hiện ý nguyện của Ngài qua câu đối treo ở nhà Tổ:

“Minh tƣ Đạo, giác tƣ dân, trực chỉ vân phi thiên, nguyệt lãng. Tịnh bổn Tâm, chƣơng bổn Phật, viên âm lôi hƣởng hải, phong triều”

Trước chùa có Tam quan xây đá, ba cửa cuốn vòm, mái đúc xi măng giả ngói. Cửa giữa cao gần 4m, hai cửa hai bên thấp hơn, nhìn chung khá đồ sộ và vững chãi. Trên cửa giữa có cổ lâu, đắp nổi hàng Phạn văn và tượng Phật Thích Ca thành đạo. Dưới vòm cuốn có biển hiệu chùa: 敕 賜 明 靜 寺 Sắc Tứ Minh Tịnh Tự (chùa Minh Tịnh được vua ban biển Sắc tứ). Minh Tịnh hiện nay không chỉ là nơi chư tăng Phật tử tu học, hành đạo mà còn là địa chỉ du lịch văn hóa tâm linh của thành phố cảng Qui Nhơn, tỉnh Bình Định.

- Chùa Linh Phong

Chùa Linh Phong, còn gọi là chùa Ông Núi, được xây dựng từ đời nhà Lê, cách nay khoảng ngót 700 năm. Chùa tọa lạc ở lưng chừng núi phía nam trong dãy núi Bà thuộc thôn Phương Phi, xã Cát Tiến, huyện Phù Cát.

Muốn thăm chùa Linh Phong, để được vào cổng chùa, du khách phải đi bộ men theo những bậc đá ở dốc cao hơn 100m. Chánh điện của chùa Linh Phong mới được xây dựng lại với kiến trúc mái cổ lầu, ngói ống, trên nóc mái là hình hai con rồng ngậm ngọc, xung quanh sân là những hàng cây lớn tỏa bóng mát. Cột chùa uy nghi hình rồng cuộn. Tại đây được đặt tượng Phật cao 2,5 mét, một quả chung nặng hơn 1,2 tấn. Từ chánh điện đi về phía tây là một cây cầu nhỏ dẫn lên mộ Tháp và hang Tổ phía sau ngôi chùa. Hang Tổ hoang sơ sát con suối nước trong, ở đây hệ thống đá tự nhiên đã được tạo hóa sắp xếp thành ba mặt như một ngôi nhà.

Chùa Linh Phong đƣợc xem là di tích Lịch sử – Văn hóa quốc gia. Hằng năm, tại đây đều có tổ chức lễ giỗ Tổ Viên Minh của chùa vào các ngày 24 và 25 tháng Giêng. Do đó, đây cũng là dịp mà rất nhiều phật tử và du khách hành hương đi tour du lịch về Bình Định, dành thời gian để đến với chùa Linh Phong.

-Bảo tàng Quang Trung Bảo tàng Quang Trung cách thành phố Quy Nhơn về phía

Tây Bắc( Thuộc làng Kiên Mỹ, xã Bình Thành, huyện Tây Sơn) – quê hương của ba người anh hùng dân tộc Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ.

Năm 1979, khu điện thờ Tây Sơn Tam Kiệt cây mẹ, giếng nƣớc đƣợc xếp hạng di tích Quốc gia.

Được hình thành trên chính nền nhà cũ của gia tộc Nguyễn Huệ làng Kiên Mỹ, ấp Kiên Thành, nay thuộc thị trần Phú Phong, huyện Tây Sơn là khu bảo tàng Danh nhân lớn nhất cũng là một trong những bảo tàng thu hút lượng khách đến tham quan du lịch học tập nhiều nhất trên đất nước ta hiện nay.

Bảo tàng còn trưng bày khoảng trên 11.000 hiện vật có liên quan đến phong trào khởi nghĩa Tây Sơn và vị anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ. Nơi đây còn có điện thờ Tây Sơn Tam kiệt thờ Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và các văn thần võ tướng của nhà Tây Sơn. Hàng ngày bảo tàng luôn có du khách trong và ngoài nước đến thăm, nhưng đông nhất là vào ngày Mùng 5 tháng Giêng hàng năm – ngày kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi (Đống Đa, Hà Nội) thì bảo tàng vui như hội. Du khách đến thăm, dâng hương hoàng đế Quang Trung các văn thần võ tướng của nhà Tây Sơn.

Bảo tàng có 9 phòng trưng bày với những di vật quan trọng liên quan đến phong trào khởi nghĩa Tây Sơn. Nằm trong quần thể Bảo tàng Quang Trung là điện thờ Tây Sơn Tam Kiệt và các danh tướng thời Tây Sơn. Điện được xây dựng trên chính nền nhà cũ của ba anh em nhà Tây Sơn. Điện được nhân dân góp công xây dựng vào năm 1958 và hoàn thành vào năm 1960 với tổng thể diện tích 2.325m². Trong bảo tàng có 3 nhóm nhà chính, gợi ra 3 hướng tỏa vào sân tượng , cùng với đường vào từ phía cổng bảo tàng, tạo nên bố cục sân tượng tròn và cân đối, mở ra 4

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh bình định​ (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)