Các di dản văn hóa tâm linh phi vật thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh bình định​ (Trang 35)

Biểu đố 2 .24 Sự hài lòng của du khách

2.3.2 Các di dản văn hóa tâm linh phi vật thể

- Lễ hội truyền thống

Bình Định là nơi có các dân tộc thiểu số sinh sống như Bana, Chăm, Hrê. Hầu hết các dân tộc này đều có những sinh hoạt văn hoá dân tộc của mình như lễ hội và ca múa nhạc. Tuy ở Bình Định số lượng các dân tộc này chỉ chiếm một phần ít ỏi, song có thể phục hồi phát triển các hình thức lễ hội như những sản phẩm du lịch đặc sắc của địa phương.

Đối với người Việt, ngoài các lễ hội chung của cả nước như tết cổ truyền, các lễ hội truyền thống trong năm, vùng Bình Định còn có một số lễ hội quan trọng. Hiện nay toàn tỉnh có 99 lễ hội, trong đó có 71 lễ hội dân gian, 5 lễ hội tôn giáo, 8 lễ hội lịch sử cách mạng và 15 lễ hội khác.

- Lễ hội chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa:

Là một trong những lễ hội lớn nhất ở Bình Định tổ chức hàng năm vào mùng 5 tháng Giêng âm lịch tại thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn. Chính hội là mùng 5 tết nhưng thường được tổ chức từ ngày 4 và kéo dài vài ngày sau. Đây là lễ hội tưởng nhớ các thủ lĩnh Tây Sơn, đặc biệt là vua Quang Trung và kỷ niệm chiến

thắng Ngọc Hồi - Đống Đa. Ngoài những lễ nghi truyền thống, lễ hội có nhiều hoạt động văn hóa dân gian, phần chính là các cuộc thi võ thể hiện tinh thần thượng võ ủa đất Bình Định và trống trận Tây Sơn...

- Lễ hội chiến thắng Đồi Mười: ở Xã Hoài Châu Bắc, huyện Hoài Nhơn, được tổ

chức để kỷ niệm chiến thắng Đồi Mười của quân dân Bình Định trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ vào mùng 5 tháng Giêng âm lịch hàng năm.

- Lễ hội Đèo Nhông – Dương Liễu: Tổ chức vào mùng 5 tháng giêng Âm lịch hàng

năm tại Đèo Nhông nằm trên trục đường quốc lộ 1 thuộc xã Mỹ Phong và Mỹ Trinh, huyện Phù Mỹ để kỷ niệm chiến thắng Đèo Nhông - Dương Liễu (năm 1965) vang dội của lực lượng vũ trang quân khu V và bộ đội địa phương Bình Định.

- Lễ hội Cầu Ngư: Là một hình thức sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng lâu đời của dân

biển Bình Định, được tổ chức thường xuyên vào mùa xuân hàng năm để cúng cá Ông (Cá Voi) và cầu được mùa hải sản (theo truyền thuyết cá Ông thường giúp thuyền và người mỗi khi gặp sóng to gió lớn). Ngoài nghi thức cúng lễ, người dự lễ còn được nghe hát Bả Trạo, hát Tuồng, tham gia nhiều trò chơi dân gian...

- Hội Xuân chợ Gò: Hội xuân có nhiều tiết mục đặc sắc như hát Bài chòi, biểu diễn

võ thuật, thi múa lân, bán các loại trái cây, đồ chơi trẻ em dân dã... Hội mang ý nghĩa cầu tài lộc được tổ chức vào mùng 1 Tết âm lịch cổ truyền tại thôn Phong Thạch, thị trấn Tuy Phước.

- Lễ hội làng rèn Phương Danh (Thị trấn Đập Đá - An Nhơn): Là lễ hội truyền

thống nhằm tưởng nhớ đến vị Tổ sư nghề rèn Đào Dã Tượng, được tổ chức vào 12 – 2 âm lịch hàng năm. Ngoài các nghi thức lễ chính, lễ hội còn có các tiết mục chọi gà, biểu diễn võ thuật và các trò chơi dân gian.

- Lễ hội văn hoá các dân tộc miền núi và vùng biển: được tổ chức 2 năm một lần

với sự tham gia của các dân tộc miền núi và vùng biển tỉnh Bình Định. Lễ hội có nhiều tiết mục văn hoá đặc sắc như múa cồng chiêng, hát bả trạo, đua thuyền, bắn tên, phóng lao...

- Lễ hội Vía Bà ở Nhơn Phong: Hằng năm, vào ngày 17.1 (âm lịch), tại thôn Liêm

Định, xã Nhơn Phong (An Nhơn) diễn ra Lễ hội Vía Bà, nhằm tưởng nhớ công ơn đức độ bà Đỗ Thị Tân.

- Lễ hội làng đúc đồng Bằng Châu (thị trấn Đập Đá, An Nhơn) được tổ chức

ngày 17/3 âm lịch..

- Lễ hội Chùa Bà (Phước Quang, Tuy Phước) được tổ chức ngày 2/2 âm lịch.

- Lễ hội đỗ giàn: Diễn ra từ ngày rằm đến 16 và 17 tháng 7 âm lịch (4 năm tổ chức một lần) tại làng An Thái xã Nhơn Phúc (An Nhơn), nơi đây từng nổi tiếng là cái nôi võ Bình Định.

- Lễ hội cầu mưa người chăm – Vân Canh: Lễ hội cầu mưa người Chăm hay lễ

mừng mưa tiếng Chăm oai lơ cau chăhơzan là một lễ hội của người đồng bào Chăm H'roi, Vân Canh, Bình Định.

- Lễ cúng cá ông: Ở các xã ven biển tỉnh Bình Đinh hàng năm thường mở hội cúng

Cá Ông vào ngày 15 tháng 3 âm lịch tại các đền thờ cá Ông. Theo truyền thuyết, Cá Ông thường cứu giúp thuyền và người bị nạn trên biển. Cũng với các nghi lễ truyền thống, dịp này còn có múa hát bả trạo, hát bội.

- Nhạc võ Tây Sơn: Là một nét văn hóa độc đáo của vùng đất Bình Định xuất

phát từ phong trào nông dân Tây Sơn cuối thế kỷ 18.

Đây là loại Võ nhạc nhằm kích thích sĩ khí của ba quân trong luyện tập cũng như trong chiến đấu. Cũng theo truyền thuyết thì tiếng Võ nhạc Tây Sơn cũng là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng oanh liệt của vua Quang Trung trong cuộc chiến chống ngoại xâm.

- Võ thuật cổ truyền

“Ai về Bình Định mà coi

Con gái Bình Định cầm roi đi quyền”.

Võ cổ truyền Bình Định được hình thành trên nền tảng của Võ cổ truyền các dân tộc Việt Nam, được đúc kết, tập hợp, hệ thống, chắt lọc và sáng tạo qua các giai đoạn lịch sử , phù hợp với yêu cầu và trình độ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, với sự mở rộng quan hệ giao lưu, trong đó có sự hoàn thiện các kỹ năng, kỹ thuật, thể lực, tư duy và sự tiếp cận nền khoa học tiên tiến của loài người. Võ cổ truyền Bình Định có nội dung vô cùng phong phú, đa dạng, mang đậm sắc thái độc đáo, tạo nên những nét đặc trưng của vùng đất được mệnh danh là cái “nôi” của Võ cổ truyền các dân tộc Việt Nam. Trước hết được hình thành do các yếu tố: địa lý, tự nhiên, kinh tế, xã hội và sự giao lưu văn hóa cùng với sự hội nhập của các dòng võ, hay nói cách khác đặc điểm lịch sử, bối cảnh xã hội và quá trình hình thành, phát triển Võ cổ truyền của dân tộc đã tạo nên dòng Võ cổ truyền Bình Định, bao gồm các lĩnh vực: võ lý, võ đạo, võ thuật, võ y, võ nhạc, võ phục,… chính những đặc điểm và các yếu tố đó hình thành nên các đặc trưng và nội dung cơ bản của Võ cổ truyền Bình Định. 2.3 HIỆN TRẠNG VỀ DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH 2.3.1 Cơ sở vật chất, kỹ thuật + Cơ sở lƣu trú Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Số cơ sở 100 110 120 122 133 140 Số phòng 2500 2647 2923 3040 3068 3200

Bảng 2.1 Hiện trạng cơ sở lưu trú trên toàn địa bàn tỉnh Bình Định

Nguồn:Sở Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch Bình Định

Trong những năm gần đây , hệ thống cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Bình Định đang có xu hướng tăng khá nhanh và ngày được nâng cao về số lượng và chất lượng nhằm phục vụ và đáp ứng nhu cầu của du khách nội đia lẫn khách quốc tế. Cụ thể: Năm 2010 số cơ sở lưu trú là 100 cơ sở với 2500 phòng đến năm 2013 số cơ sở tăng lên 122 cơ sở tăng 12% so với năm 2010 đến năm 2015 số cơ sở lưu trú đã

tăng lên 140 cơ sở với 3400 phòng. Tốc độ tăng trưởng trung bình vè cơ sở lưu trú tại địa bàn tỉnh Bình Định từ năm 2010 đến 2015 là 7,3 %, về số phòng tăng là 5,1%. Về mặt bằng chung tốc độ tăng trưởng này là tương đối cao so với các tỉnh thành khác.

Vê chất lượng cơ sở lưu trú năm 2013. Theo thống kê của Phòng Nghiệp vụ DL, trên địa bàn tỉnh có trên 122 cơ sở kinh doanh lưu trú, trong đó có 77 cơ sở được xếp hạng, gồm: 5 KS đạt tiêu chuẩn 4 sao; 1 KS 3 sao; 12 KS 2 sao; 59 KS 1 sao, với tổng số 3.040 phòng. Năm 2014 trên địa bàn tỉnh có 133 cơ sở kinh doanh lưu trú DL, trong đó có 5 khách sạn (KS) đạt tiêu chuẩn 4 sao; 1 KS 3 sao; 14 KS 2 sao; 68 KS 1 sao, 1 nhà nghỉ DL... với tổng số trên 3.068 phòng. Năm 2015 trên địa bàn tỉnh có 140 cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch, trong đó cơ sở lưu trú du lịch được xếp hạng bao gồm: 5 khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao; 01 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao; 16 khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao; 80 khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 sao, 1 nhà nghỉ du lịch với tổng số phòng lên trên 3.200 phòng.

Bảng 2.2 : Hiện trạng chất lượng các cơ sở lưu trú du lịch tỉnh Bình Định 2015

STT Các chỉ tiêu chất lƣợng ( Xếp hạng theo sao ) Số cơ sở Số phòng 1 4 sao 5 2 3 sao 1 3 1-2 sao 96 4 Nhà nghỉ du lịch 1

5 Cơ sở đạt tiêu chuẩn kinh doanh 37

6 Tổng 140 3200

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định

Biểu đồ 2.2 Hiện trạng chất lượng cơ sở lưu trú tỉnh Bình Định năm 2015

Mặc dù các cơ sở lưu trú tập trung chủ yếu tại Thành phố Quy Nhơn – Bình Định thuận tiện cho các du khách đi du lịch, tham quan, giao dịch, công tác kèm theo đó là các dịch vụ kèm theo cho các du khách đến tham quan, nghĩ dưỡng và lưu trú dài hạn về các dịch vụ như nhà hàng , phụ vụ ăn sáng, cà phê, cho thuê hội trường, phục vụ massage, hát karaoke, thuê xe...Thế nhưng hệ thống lưu trú lại phân

bố không đều khắp các khu vực trong tỉnh hạn chế việc phục vụ cho các đối tượng khách.

Trong năm nay, một số cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh đã tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến du lịch và đầu tư, chỉnh trang cơ sở vật chất kỹ thuật, mở rộng thêm nhiều dịch vụ, đa dạng sản phẩm, đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm, an ninh trật tự và thực hiện nghiêm túc việc bình ổn giá dịch vụ, cũng như áp dụng chính sách một giá lưu trú đối với khách quốc tế, Việt Kiều và khách trong nước.

+ Cơ sở kinh doanh ăn uống

Hiện tại trên địa bàn tỉnh Bình Định nói chung và thành phố Quy Nhơn nói riêng các cơ sở ăn uống cực kỳ đa dạng, các cơ sở được phân bố đều trên địa bàn tỉnh, trong và ngoài các cơ sở lưu trú và tập trung chủ yếu ở thành phố Quy Nhơn. Đồng thời một số cơ sở lưu trú đều được xây dựng các nhà hàng để phục vụ cho nhu cầu của khách du lịch còn lại là các nhà hàng độc lập nằm bên ngoài. Các cơ sở này chủ yếu ở các điểm tham quan du lịch, trong khu vui chơi giải trí, các đường quốc lộ. Đặc biệt là có các cơ sở ăn uống là các hàng quán nhỏ lẻ. Ở đây không chỉ phục vụ nhiều món mặn bên cạnh đó còn có các nhà hàng chay dành cho những khách ăn chay trường hoặc du khách có nhu cầu ăn chay trong ngày. Hiện tỉnh có 54 nhà hàng tiêu biểu tập trung chủ yếu tại TP.Quy nhơn. Những địa điểm ẩm thực tiêu biểu trên địa bàn tỉnh bao gồm: Quán bánh xèo Cô Năm, Quán Anh Nhật Gia Viên chuyên phục vụ các món đặc sản như bánh hỏi, bánh ướt, bánh bèo, bánh xèo tôm nhảy, Nhà hàng tàu Hoa Hoa chuyên phục vụ các món hải sản hay món bún cá tại Quán Phượng Tèo. Du khách có thể đến quán Bốn Lai thuộc huyện Tuy Phước để thưởng thức nem, chả, tré cực kỳ ngon của Bình Định và đặc biệt là quán cơm chay Tịnh Tâm nằm ngay sát Tổ Đình Long Khánh, quán Thành Minh hoặc Minh Hòa cũng phục vụ cơm chay không những vào những ngày rằm hay mồng 1 mà hầu như là bán tất cả các ngày. Các nhà hàng hải sản thì thường bố trí đơn giản ,không gian mát mẻ và thường nằm trên các con đường ven biển hoặc sông. Hầu hết đến với Quy Nhơn – Bình Định phải nói là rất nhiều nơi để đáp ứng nhu cầu ăn uống của du khách. Và Quy Nhơn – Bình Định thuộc hạng là thiên đường ăn uống với giá rất bình dân, món ăn đa dạng và đặc biệt là chất lượng luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên một số nhà hàng hoặc hàng quán nhỏ lẻ có khuôn viên chật hẹp nên không giải quyết được việc đổ xe nên ít đón được các đoàn khách lớn. Tuy nhiên so với nhiều nơi thì tỉnh Bình Định là nơi đáp ứng nhu cầu ăn uống về số lượng và chất lượng cho du khách khá tốt.

+ Cơ sở thể thao vui chơi giải trí

Hiện tại trên địa bàn tỉnh không có nhiều hoạt động vui chơi giải trí, chủ yếu du khách đến các điểm này là tham quan, ngắm cảnh, nghỉ dưỡng.

Trong nội thành chỉ các các khu vui chơi tại công viên, siêu thị, tư nhân dành cho đối tượng thiếu nhi. Hoạt động du lịch tại Bình Định mới chỉ tập trung chủ

yếu vào lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, khách sạn, hầu như mới chỉ dừng lại ở các hoạt động tiêu khiển như karaoke, massage, bơi lộn, tennis, các khu cắm trại, dã ngoại, hay các dịch vụ lặn san hô tại đảo, ca nô.

Hiện tại các hoạt động giải trí mang tầm cỡ quốc tế vẫn đang trong tình trạng xây dựng, hay các công viên động vật hoang dã hàng đầu Đông Nam Á ,công viên nước hay viện khoa học không gian vẫn đang trong tiến trình xây dựng, dự tính đến năm 2020 thì việc đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của du khách không còn lo ngại. Hiện trên địa bàn tỉnh có 2 công viên lớn tại thành phố Quy Nhơn, 2 bảo tàng, 4 rạp chiếu phim, 1 sân vận động, hơn 10 bể bơi lớn nhỏ, 4 siêu thị lớn, 1 nhà hát thành phố, 1 nhà hát tuồng, 1 thư viện tỉnh, 1 trung tâm võ thuật, 1 trung tâm văn hóa tỉnh, 1 trung tâm văn hóa thành phố và 10 trung tâm văn hóa tại các huyện ,thị xã, 4 sân tennis, 1 sân golf 18 lỗ hàng đầu châu Á.

+ Cửa hàng mua sắm và quầy hàng lƣu niệm

Dọc theo các tuyến đường quốc lộ 1A và QL19B là các trạm dừng chân dành cho du khách nghỉ ngơi, tại đây có bày bán các loại đặc sản như nem, chả, bánh tráng, nón, rượu Bầu Đá,.. Hay tại các khu du lịch sinh thái hay các trung tâm văn hóa, viện bảo tàng cũng bày bán các đồ lưu niệm mang tính đặc trưng và hấp dẫn khách du lịch.

+ Phƣơng tiện vận chuyển khách du lịch

Trong những năm qua du lịch Bình Định có sự chuyển biến tích cực, để đáp ứng nhu cầu đi lại của du khách, hệ thống các phương tiện vậm chuyển khách du lịch đến Bình Định đã phát triển khá so với trước.

Hiện tại các công ty du lịch lữ hành gần như đáp ứng về vấn đề phương tiện vận chuyển khách du lịch nếu như trước đây các doanh nghiệp chưa có xe 45 chỗ , chỉ 1 vài DN có xe 16 hay 24 chỗ thì bây giờ các DN tập trung đầu tư thêm nhiều loại hình xe 45 chỗ, 12 chỗ,7 chỗ, 9 chỗ, 4 chỗ, 16 chỗ, xe 25 chỗ như Nhà Xe Anh Kỳ, Công Ty TNHH Dịch vụ Phương Nghi, Công ty du lịch Miền Trung hay KMK Tourrist..

+ Hệ thống cơ sở kinh doanh lữ hành

Hình 2.3: Số lượng cơ sở kinh doanh lữ hành tỉnh Bình Định từ năm 2013 - 2015

Cơ sở kinh doanh lữ hành Số lƣợng

Năm 2013 13 cơ sở

Đơn vị lữ hành quốc tế 4 cơ sở

Năm 2014 20 cơ sở

Đơn vị lữ hành quốc tế 4 cơ sở

Năm 2015 25 cơ sở

Đơn vị lữ hành quốc tế 5 cơ sở

(Nguồn : Sở Thể Thao – Văn Hóa – Du Lịch Bình Định)

Hiện tại hoạt động kinh doanh lữ hành đã bắt đầu có chiều hướng chuyển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh bình định​ (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)