Sự hài lòng của du khách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh bình định​ (Trang 58)

4. Kết quả thực tập theo đề tà

2.5.6 Sự hài lòng của du khách

Nhìn chung Du lịch VHTL tại Bình Định chưa đáp ứng hết được kỳ vọng của du khách lẫn sự hài lòng về mọi thứ của nơi này. Cần chú trọng về mọi mặt để tạo nên những sản phẩm du lịch thú vị. Biểu đố 2.24 Sự hài lòng của du khách 2.6 NHƢNG MẶT MẠNH VÀ NHỮNG MẶT HẠN CHẾ TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.6.1 Mặt mạnh

Qua kết quả khảo sát, hầu hết các tiêu chí đánh giá chất lượng du lịch tâm linh tỉnh Bình Định đều được du khách đánh giá ở mức bình thường đến tốt. Đặc biệt là không có tiêu chí nào đánh giá thấp.

- Bình Định với nhiều nguồn tài nguyên tâm linh – lịch sử - văn hóa phong phú, đa dạng, đặc sắc như chùa, đền thờ, các di tích lịch sử - văn hóa...

- Có nhiều lễ hội truyền thống, đặc sắc như lễ hội Đống Đa – Tây Sơn, lễ hội Cầu Ngư, lễ hội Đổ Giàn...Hay nhạc Võ Tây Sơn, múa hát Bá Trạo của cư dân miền biển. Đây là những món ăn tinh thần đặc sắc không những người dân địa phương mà còn là đặc sản giới thiệu ra khắp đất nước và thế giới.

- Con người Bình Định thân thiện, mến khách được lòng du khách khắp mọi miền đất nước.

- Bình Định có Võ cổ truyền Bình Định là di sản văn hóa đặc sắc riêng của Bình Định mà không nơi nào có. Đây là sản phẩm DLVHTL thu hút cả nước.

- Là nơi thu hút nhiều du khách không những có sản phẩm du lịch đặc sắc mà còn có nhiều đặc sản mang nét đặc trưng xứ “Nẫu” như: nem chả chợ Huyện, Bún Cá, rượu Bầu Đá...Và những sản phẩm, quà lưu niệm hấp dẫn với giá cả hợp lý.

- Là vùng đất hoang sơ, yên bình, đến với Bình Định du khách luôn yên tâm về an ninh, an toàn tại các điểm du lịch. Hầu như tại Bình Định không hề có tình trạng hút chích, nạn cướp giật, chèo kéo tranh giành khách như một số điểm du lịch khác.

2.6.2 Mặt hạn chế

Bên cạnh những mặt đạt được song cũng có những hạn chế gây ra khiến cho du khách không cảm thấy hứng thú, không đạt như sự kỳ vọng của du khách và du khách khó mà hài lòng được.

Cụ thế:

- Mặc dù có nhiều tiềm năng về du lịch văn hóa tâm linh tuy nhiên có nhiều di sản văn hóa đang bị mai một, xuống cấp nghiêm trọng kèm theo đó việc thiếu vốn đầu tư trong và ngoài nước vào Bình Định mặc dù tỉnh Bình Định đang ngày tổ chức các buổi hội nghị xúc tiến đầu tư.

- Tiềm năng du lịch của tỉnh phong phú, đa dạng nhưng đầu tư cho phát triển các sản phẩm DLVHTL chưa đúng mức, chưa xứng tầm như định hướng. Ví dụ như các tháp Chăm ở Bình Định tuy đẹp và đặc sắc nhưng lại chưa thổi hồn, chưa gắn nhiều với đời sống người dân nên việc tạo ấn tượng với du khách rất khó Điều cần thiết để những đền tháp Chăm này có sức hút riêng là những giai thoại, truyền thuyết hay gắn với những lễ hội tâm linh thì Bình Định lại hầu như không có, với cộng đồng Chăm còn sinh sống tại Bình Định không nhiều, nguy cơ mai một văn hóa lớn.

- Việc xây dựng sản phẩm tâm linh còn mang tính chủ quan, chỉ dựa vào khai thác tài nguyên có sẵn và chưa liên kết được thương hiệu du lịch của vùng.

- Khí hậu nơi này nhiệt đới gió mùa. Vào mùa hè rất nóng, mùa đông thì nhiều mưa, bào, lũ lụt khiến cho việc tham quan du lịch của du khách khó khăn và đặc biệt hơn ảnh hưởng của thời tiết cũng làm hư hại, xuống cấp nhiều di sản văn hóa tâm linh vật thể.

- Từ những hạn chế về công nghệ, thiết bị, mặt bằng, trình độ quản lý của tỉnh nhà và chưa có sự quan tâm đến việc xử lý ô nhiễm môi trường nên nhiều cơ sở trong quá trình kinh doanh và sản xuất đã gây ảnh hưởng xấu đến môi trường gây ô nhiễm không khí.

- Về hệ thống cơ sở vật chất và kỹ thuật như cơ sở lưu trú, cơ sở ăn uống, cơ sở bán hàng lưu niệm hay cơ sở vui chơi giải trí phục vụ phát triển du lịch văn hóa tâm linh còn đang dang dỡ chưa đưa vào phục vụ. Nhiều cơ sở kinh doanh chưa chú tâm và đầu tư chưa tới. So với các điểm du lịch khác thì hệ thống thông tin liên lạc còn gặp nhiều trở ngại, sức cạnh tranh về du lịch còn yếu.

- Về cơ sở hạ tầng là vấn đề cần quan tâm hơn hết. Cơ sở hạ tầng mặt dù đang ngày một nâng cấp nhưng chưa hoàn chỉnh. Đây là một cản trở lớn cho việc phát triển du lịch nói chung và du lịch VHTL nói riêng. Phương tiện vận chuyển khách du lịch chưa tốt, còn thiếu thốn về số lượng và kém về mặt chất lượng. Nhiều phương tiện quá cũ kỹ chưa được thay mới như vậy sẽ rất ảnh hưởng đến an toàn của du khách. Đường xá di chuyển đến điểm tham quan còn một số nơi chỉ là đường đất, hay đường núi khiến cho việc đến nơi đó rất khó khăn.

- Chính quyền địa phương vẫn chưa chú tâm về vấn đề ô nhiễm môi trường và giải quyết một cách nhanh chóng. Đồng thời một số thông tin cung cấp cho du khách chỉ qua loa không rõ ràng khiến cho du khách khó khăn cho việc tìm kiếm hoặc hiểu sai về ý nghĩa, giá trị những sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh tỉnh nhà. Võ cổ truyền, Nhạc võ, bài chòi và hát bội là những môn nghệ thuật xuất phát từ

Bình Định mà chỉ có ở Bình Định. Điều quan trọng là chúng ta thiếu hẳn những sản phẩm du lịch mang thương hiệu quốc gia.

- Công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, dự án đầu tư du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Tiến độ triển khai xây dựng các dự án đầu tư phát triển du lịch còn chậm, sản phẩm du lịch chưa đa dạng, phong phú, thiếu các dịch vụ bổ sung kèm theo trong hoạt động kinh doanh du lịch như hệ thống các nhà hàng, khách sạn và các dịch vụ tại các điểm du lịch, dọc các tuyến trong đó có tuyến du lịch văn hóa chăm, tuyến du lịch văn hóa lịch sử chưa đủ sức phục vụ lượng khá lớn.

- Nhiều du khách đến với tỉnh Bình Định vẫn chưa cảm thấy hài lòng, cảm thấy chưa xứng đáng và chưa đáp ứng những mong muốn và kỳ vọng khi họ đến những những điểm VHTL.

- Mức sống của người đân nơi đây còn thấp, còn khó khăn và không đồng đều, người dân cũng không có nhiều kiến thức nên việc tự ý làm những kiểu du lịch tự phát hay kinh doanh hộ cá thể tại điểm du lịch đã vô hình làm ảnh hưởng đến du lịch.

Tóm tắt chƣơng 2

Bình Định là tỉnh có nguồn tài nguyên DLVHTL phong phú và đa dạng .Song trên thực tế, việc phát triển du lịch tâm linh của Bình Định chưa phát huy đúng với tiềm năng. Lượng khách du lịch đến đây hàng năm tăng lên tuy nhiên DLTL tại Bình Định chưa để lại nhiều dấu ấn trong lòng du khách và chưa đáp ứng được sự kỳ vọng của du khách. Nguyên nhân chính là do sản phẩm DLTL còn đơn điệu, nghèo nàn, nhiều dịch vụ kém, sản phẩm DL so với các vùng khác khó có thể cạnh tranh. Mặc dù tỉnh nhà đã chú trọng đầu tư CS hạ tầng, tổ chức các hoạt động xúc tiến mạnh tuy nhiên vì thiếu nguồn đầu tư nên cũng chưa thể thực hiện và thay đổi ngay được mà cần một kế hoạch và chiến lược dài hơi.

Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH TỈNH BÌNH ĐỊNH

3.1 NHỮNG CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.1.1 Quan điểm phát triển du lịch tỉnh Bình Định

Thứ nhất, xây dựng “thương hiệu” du lịch Bình Định, xứng đáng là địa bàn trọng điểm phát triển DL khu vực miền Trung – vùng trọng điểm về DL của Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020.

Thứ hai, quy hoạch tổng thể phát triển DL Bình Định đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 với những điểm mới về phát triển không gian DL, sản phẩm và liên kết DL vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Quy hoạch mốt sô KDL quan trọng như: Khu tâm linh Phật pháp Linh Phong, Núi Bà – Phương Mai, quy hoạch hệ thống cụm, điểm DL TP Quy Nhơn và các vùng lân cận.

Thứ ba, quy hoạch hướng đến việc tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch như hệ thống giao thông hàng không, đường thủy, đường bộ, đường sắt. Ưu tiên thu hút đầu tư các thương hiệu khách sạn nổi tiếng trong và ngoài nước, xây dựng mới tổ hợp khách sạn kết hợp với trung tâm thương mại, kết hợp nghỉ dưỡng và tổ chức hội nghị, hội thảo mang tầm quốc gia, quốc tế; đầu tư mới các khu vui chơi giải trí cao cấp…

Thứ tư, về sản phẩm du lịch, ưu tiên khai thác mở rộng thị trường du lịch biển đảo, du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch tâm linh, du lịch MICE (hội nghị, hội thảo, sự kiện) kết hợp du lịch khoa học…đồng thời tạo lập các sản phẩm du lịch đặc thù, phát triển thế mạnh du lịch Bình Định hài hòa trong tổng thể toàn vùng.

Thứ năm, phát triển du lịch Bình Định phù hợp với “Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam”, với định hướng phát triển du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các ngành, các lĩnh vực khác có liên quan. Phát triển du lịch Bình Định với tốc độ nhanh, tập trung phát triển có chiều sâu, theo hướng nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp để đảm bảo sản phẩm du lịch có thương hiệu và tính cạnh tranh cao và thu hút khách du lịch.

Thứ sáu, tập trung phát triển du lịch biển đảo, lấy du lịch biển đảo làm mũi nhọn đồng thời đẩy mạnh phát triển du lịch văn hóa để làm nền tảng phát huy tính đặc thù tài nguyên du lịch và tạo nên sự khác biệt. Phát triển du lịch Bình Định gắn liền với phát triển thành phố Quy Nhơn, đưa du lịch thành phố Quy Nhơn thành thương hiệu du lịch Bình Định”.

3.1.2 Quan điểm phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Bình Định.

Thứ nhất, tập trung xây dựng và phát triển các dòng sản phẩm du lịch đặc trưng, chất lượng cao tạo dựng thương hiệu cho du lịch Bình Định như những sản phẩm du lịch gắn với di tích lịch sử phong trào khởi nghĩa Tây Sơn, hay về Quang Trung –

Nguyễn Huệ và những câu chuyện lịch sử, huyền thoại về các tướng lĩnh của triều đại tây Sơn hoặc Đàn tế Trời đất.

Thứ hai, tạo dấu ấn cho du lịch Bình Định qua việc phát triển sản phẩm gắn với sức sống mãnh liệt và ngày càng có sức lan tỏa của môn võ cổ truyền, với bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật truyền thống.

Thứ ba, tạo thêm sự phong phú hấp dẫn cho du khách qua những giá trị ẩm thức gắn liền với đời sống, gắn liền với văn hóa Bình Định.

Thứ tư, tạo điểm nhấn du lịch thông qua các quần thể văn hóa tâm linh.

Thứ năm, phát triển du lịch theo hướng bền vững gắn với việc bảo tồn và phát huy cái giá trị văn hóa truyền thống của địa phương.

3.2 MỘT SỐ NHÓM GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH TỈNH BÌNH ĐỊNH

3.2.1 Giải pháp về tổ chức, quản lý

- Bổ sung và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở các phòng nghiệp vụ - đơn vị trực tiếp làm công tác quản lý nhà nước về du lịch cấp tỉnh.

- Nên thường xuyên tổ chức các buổi nghiên cứu và đánh giá hiện trạng các điểm du lịch văn hóa tâm linh.

- Các nhà đầu tư, ban quản lý đánh giá một cách toàn diện và hệ thống tài nguyên du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Bình Định. Các điểm du lịch quy hoạch phải đảm bảo đúng bản chất văn hóa và giá trị tâm linh đồng thời phải nâng cao và phát triển các giá trị văn hóa truyền thông , giữ gìn bản sắc dân tộc, nét đặc trưng của địa phương.

- Khai thác cũng như quản lý các điểm du lịch tâm linh nhưng vẫn giữ được nét tôn nghiêm, linh thiêng.

- Các ban quan lỷ di tích, KDL tâm linh nên chú trọng hơn về việc phục vụ du khách một cách hiệu quả.

- Tăng cường việc quản lý tại các điểm du lịch và đảm bảo an toàn, an ninh tại các điểm du lịch tránh sau này xảy ra các tình trạng móc túi, cướp bóc.

- Ngăn chặn các tình trạng chèo kéo khách và các tình trạng chặt chém khách đặc biệt là khách quốc tế.

3.2.2 Giải pháp về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

- Nâng cấp và trùng tu hệ thống tháp Chăm, Bảo tàng Quang Trung, các di tích lịch sử như đền thờ Đô đốc Võ Văn Vũng, Đô đốc Bùi Thị Xuân.

- Đặc biệt bảo tàng Quang trung là tiêu điểm quan trong nên cần được chú trọng trên hết như :

+ Nâng cấp điện Tây Sơn, phòng trưng bày, khu dến thờ và cải tạo nhà diễn võ, nhà tiếp khách, xây dựng và nâng cấp cảnh quan, không gian trong khuôn viên bảo tàng : cải tạo mương, trồng nhiều cây xanh, xây dựng hồ cảnh phía Đông. + Chương trình đặc sắc “Nhạc võ Tây Sơn” vẫn còn chưa phong phú,chưa được

đổi mới nên bổ sung lực lượng biểu diễn trẻ trung có chất lượng hơn nhưng vẫn mang đậm bản sắc miền đất Võ.

+ Cần phải bổ sung thêm hoạt động giải trí biểu diễn với tần suất nhiều hơn và được đầu tư một cách hoành tráng, bổ sung nhiều hiện vật và mở rộng, cải tạo phòng trưng bày.

+ Có thể tổ chức buổi biểu diễn bài chòi, dân ca hay thậm chí dạy võ cổ truyền ngay tại bảo tàng cho du khách.

- Nâng cấp cơ sở hạ tầng và các phương tiện giao thông quan trọng như:

+ Nâng cấp hệ thống cầu đường và phương tiện vận chuyển khách du lịch từ bến xe đến điểm du lịch và thậm chí trong khuôn viên điểm du lịch. Nâng cấp sân bay, cảng, ga, bến xe và các tuyến giao thông kết nối các điểm du lịch với nhau.

+ Đầu tư thêm nhiều phương tiện giao thông phục vụ quý khách về số lượng và chất lượng. Đầu tư và xây dựng cáp treo tại các điểm du lịch có địa hình hiểm trở .

- Đầu tư và nâng cấp các cơ sở lưu trú

+ Đầu tư về số lượng và chất lượng khách sạn, nhà nghỉ, resort...để đáp ứng đủ số lượng khách vào các mùa trọng điểm. Đồng thời kết hợp với trung tâm thương mại, dịch vụ phục vụ du khách lưu trú dài ngày để du khách có thời gian khám phá, tham qua, thiền hay học đạo.

+ Chú trọng đến những tiện nghi tại cơ sở lưu trú về phương tiện di chuyển, hệ thống thông tin liên lạc

- Xây dựng các ATM gần các điểm DLTL cách xa trung tâm thành phố để đáp ứng nhu cầu khách nội địa nói chung và khách quốc tế nói riêng.

- Nên đầu tư dịch vụ giữ xe và có bãi giữ xe riêng cho các điểm du lịch như đền, chùa nằm ở những vị trí xa trung tâm đồng thời cũng ngăn ngừa được nạn trộm cắp tại địa phương

- Xây dựng thêm nhiều cơ sở bán thức ăn chay xung quanh các ngôi chùa và xây dựng thêm cơ sở bán sản phẩm lưu niệm mang nét đặc trưng tại điểm DLVHTL.

3.2.3 Giải pháp về sản phẩm du lịch

- Kết hợp nhiều loại hình du lịch khác nhau bằng cách liên kết loại hình du lịch tâm linh và du lịch sinh thái để phát huy mối quan hệ, phối hợp lẫn nhau để tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh bình định​ (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)