Giải pháp về nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh bình định​ (Trang 64)

Biểu đố 2 .24 Sự hài lòng của du khách

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TÂM

3.2.4 Giải pháp về nhân lực

- Nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên tại các điểm du lịch, luôn tạo tâm lí thoải mái cho du khách trong lúc tham quan và sẵn sàng giúp đỡ khi du khách cần. Mở các lớp huấn luyện về du lịch cho nhân viên khách sạn, nhà hàng và các các bộ quản lý du lịch của tỉnh.

- Bổ sung thêm hướng dẫn viên du lịch biết tiếng ngoại ngữ để thuận tiện hơn cho việc đón các đoàn khách quốc tế.

- Mở các buổi hội họp cho người dân địa phương, cung cấp thông tin về việc tổ chức, kinh doanh du lịch hiệu quả.

3.2.5 Giải pháp về vấn dề môi trƣờng

- Tăng cường bố trí các thiết bị chứa đựng rác trên các dọc đường hay gần các điểm tâm linh, các cơ sở ăn uống.

- Tổ chức chương trình “Du lịch xanh” mỗi năm hai lần với sự tham của bà con trên đìa bản tỉnh để thu gom rác.

- Xây dựng thêm nhiều nhà vệ sinh công cộng trong khu vực tham quan để giữ gìn môi trường sạch sẽ. Xây dựng thêm nhiều cây xanh và hồ sinh thái gần các điểm du lịch để tạo không khí mát mẻ cho du khách tham quan.

- Xử lý các cơ sở kinh doanh ăn uống tự phát và đưa ra biện pháp xử lý cho những du khách hoặc người dân có ý định phá hoại môi trường.

3.2.6 Xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch

- Sử dụng hình thức quảng cáo trên internet.

- Nâng cấp thêm mảng du lịch tâm linh trên trang thông tin điện tử về du lịch của Sở, Trung tâm xúc tiên hoặc các công ty lữ hành.

- Với mục tiêu không những quảng bá khách nội địa mà còn cả khách quốc tế nên việc nâng cấp thêm ngôn ngữ tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Trung nhằm giúp du khách quốc tế tìm kiếm thông tin và địa điểm du lịch tâm linh và các quy định, những điều nên và không nên tại các địa điểm tâm linh.

- Phối hợp với các nhà đài, nhà truyền hình hay các công ty quảng cáo về việc thực hiện video về sản phẩm, địa điểm, di tích, kiến trúc độc đáo tại Bình Định .

- Tổ thức thiết kế logo hoặc slogan đặc trưng riêng của Bình Định điển hình là lấy hình ảnh Quang Trung – Nguyễn Huệ để khi nhắc đến Bình Định thì du khách dễ dàng nhớ được nét đặc trưng nơi này.

- Phát hành miễn phí cho du khách các tập gấp như :

+ Những điều nên và không nên khi đến điểm du lịch tâm linh.

+ Những điểm đến tâm linh thú vị không thể nào bỏ qua khi đến Bình Định. + Tập gấp giới thiệu riêng về chuỗi di tích – lịch sử vua Quang Trung – Nguyễn

Huệ.

- Xây dựng bản đồ du lịch lớn tại trung tâm thành phố hoặc trên các quốc lộ.

- Tăng cường tham gia và tổ chức hội chợ, triễn lãm du lịch.

- Xuất bản những ấn phẩm như sách, phim tư liệu nói về du lịch văn hóa tâm linh.

- Ngoại trừ Liên hoan võ cổ truyền, hay Festival võ Bình Định còn nên mở thêm nhiều lễ hội hè, lễ hội xuân dành cho du khách.

3.3 KIẾN NGHỊ

3.3.1 Kiến nghị với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bình Định

- Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Định nên có các kế hoạch về việc trùng tu hoặc xây mới, tôn tạo các di tích , đền chùa, các cơ sở tâm linh để phục vụ du lịch và gìn giữ những giá trị cao quý.

- Quan tâm chỉ đạo chặt chẽ hơn nữa hoạt động phát triển du lịch tại tỉnh Bình Định như: hoạt động tổ chức, quản lý các điểm du lịch tâm linh, chú trọng bồi dưỡng nhân lực quản lý du lịch cấp tỉnh, hướng dẫn địa phương cấp xã, huyện,

thôn về cách thức cũng như quy định tổ chức các hoạt động du lịch lễ hội tâm linh.

- Tham khảo ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan về việc phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh tại tỉnh Bình Định.

- Quản lý, kiểm tra, rà soát triệt để những hoạt động kinh doanh trong các mùa lễ hội, mùa du lịch tại tỉnh như vấn đề an ninh, môi trường, giá cả, an toàn vệ sinh thực phẩm và sự an toàn, an ninh cho du khách.

3.3.2 Kiến nghị với chính quyền địa phƣơng

- Không ngừng góp phần tích cực và sáng tạo vai trò làm chủ đối với du lịch văn hóa tâm linh tại địa phương mình. Phối hợp với người dân địa phương, khuyến khích người dân đề xuất những ý kiến để cấp trên xem xét và bàn bạc

- Khuyến khích cộng đồng tham gia tích cực vào công cuộc phát triển du lịch văn hóa tâm linh. Góp phần phát triển du lịch chung của tỉnh và giữ gìn nền văn hóa của miền đất Võ

- Xây dựng ý thức từ “cao xuống thấp” về việc bảo vệ môi trường tại địa phương. Tích cực hỗ trợ cấp trên về việc điều tra sở thích, mong muốn của du khách để báo cáo nộp lên Sở Văn Hóa, Thể Thao và du lịch Bình Định

3.3.3 Kiến nghị với các công ty du lịch – lữ hành

- Tăng cường hợp tác với chính quyền địa phương trong việc phát triển sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh sáng tạo và và chủ động tìm kiếm thị trường đem lại hiệu quả cao về kinh tế đóng góp chung vào sự phát triển du lịch của tỉnh nhà. Bắt tay với người dân, chính quyền địa phương cùng nhau tuyên truyền về ý thức, về việc bảo tồn di sản văn hóa tâm linh, vấn đề môi trường.

- Mở rộng hợp tác để tạo ra những tour du lịch mang tính chất liên vùng , liên tuyến.

- Thiết lập các tập gấp, tờ rơi giới thiệu về địa điểm du lịch tâm linh, cẩm nang du lịch Bình Định, thông tin hỗ trợ khách hàng.

- Nâng cao năng lực và kinh nghiệm phục vụ du khách cho các nhân viên khách sạn cũng như các hướng dẫn viên du lịch. Có chương trình cụ thể về du lịch văn hóa tâm linh cũng như đưa ra những thông tin đầy đủ chính xác trong quá trình đào tạo đội ngữ nhân lực.

KẾT LUẬN

Ngày nay “Du lịch” đã và đang trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân. Du lịch không chỉ mang lại nguồn thu lớn cho nền kinh tế mà còn tạo việc làm, phát triển các ngành dịch vụ, cơ sở hạ tầng mà còn thúc đẩy hòa bình, giao lưu văn hóa.

Trong sự phát triển chung của các loại hình du lịch hiện này thì phải nói tới loại hình du lịch văn hóa tâm linh. Đây là loại hình du lịch có xu hướng phổ biến của du lịch toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Mô hình du lịch này hiện đang rất phát triển tại nhiều nước theo Phật giáo trên thế giới như Nepal, Ấn Độ và các nước trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Lào, Myanmar...Khi đời sống con người được nâng cao, thì nhu cầu du lịch của người dân tăng lên rõ rệt.

Bình Định là một tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung Bộ. Nơi dây có nhiều di tích lịch sử và thắng cảnh nổi tiếng. Được mệnh danh là vùng “đất võ, trời văn” – nơi hội tụ nhiều giá trị văn hóa lớn của lịch sử, văn hóa và văn học dân tộc. Không chỉ là nơi hội tụ những tài năng lẫy lừng về quân sự, chính trị, văn hóa, văn học. Tất cả đều là những giá trị riêng có và độc đáo của đất võ Bình Định. Không những có mật độ di tích lịch sử văn hóa dày đặt mà còn nhiều lễ hội truyền thống được tổ chức hằng năm. Bình định có lợi thế giúp khai thác loại hình du lịch văn hóa tâm linh. Đặc trưng của Bình Định là văn hóa Tây Sơn, văn hóa này để lại nhiều nét riêng biệt cho Bình Định hay những cụm tháp Chăm với nền kiến trúc độc đáo.Bình Định là nơi giao thoa nhiều loại hình văn hóa lớn của Đông Á và Nam Á và có thể nói Bình Định là nơi phôi thai chữ Quốc ngữ. Bên cạnh đó Bình Định còn nơi có nền văn hóa ẩm thực hết sức phong phú dựa trên nền tảng tự nhiên. Bình định có những tiềm năng lớn đủ để thu hút và hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước... Tuy nhiên vấn đề đặt ra là phải khai tác và phát huy giá trị nguồn tài nguyên văn hóa tâm linh đó như thế nào cho hoạt động du lịch phát triển. Trong tình trang thực tế cho thấy sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh ở Bình Định còn đơn điệu và nghèo nào như tham quan, chiêm bái lễ phạt chứ chưa tương xứng với tiềm năng, chắc mang tính đặc trưng nhiều của địa phương, so với các thị trường lân cận và quốc tế thì khả năng cạnh tranh khá thấp. Để thay đổi theo quan điểm và định hướng phát triển của tỉnh Bình Định thì trước hết là việc phải nâng cấp chất lượng sản phẩm du lịch văn hóa vật thể và phi vật thể thông qua việc trùng tu tôn tạo các di tích, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng, tăng cường công tác quản ly, tổ chức các lễ hội, hoạt động vui chơi giải trí gắn liền với văn hóa tâm linh. Ngoài ra việc nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên quản lý và đội ngũ hướng dẫn viên , thuyết minh viên tại các điểm tâm linh phải được đào tạo một các bài bản, chuyên nghiệp. Không những thế chính quyền địa phương cần cung cấp thông tin cũng như giới thiệu đầy đủ thông tin về những giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của các di tích. Đồng thời để hướng tới định hướng phát triển du lịch bền vững thì phải biết kết nối

các sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh với nhau. Xây dựng có tuyến điểm du lịch mang tính chuyên đề, kết hợp các loại hình khác với du lịch văn hóa tâm linh. Và tất cả những giải pháp trên phải luôn gắn liền với việc giữ gìn và bảo tồn giá trị văn hóa nơi đây.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Huyền Giang dịch (2001), Tạp chí Văn hóa nghệ thuật – Hà Nội,

2. Nhà xb Chính trị quốc gia (2002), Hồ Chí Minh Hà Nội, t. 3, tr. 431 3.Trần Đình Cường,Bảo tồn & Phát huy Văn hoá Phật Giáo Việt Nam

4.Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Tp.HCM, in lần1- 2-4: 1996, 1997, 2001, 2004, 2006 (680 tr.)

5.Lê Nguyễn,"Các Lạt Ma hoá thân" ,NXB Viện văn hóa nghệ thuật

6.Sở Văn Hóa-Thể Thao & Du lịch, Văn hóa gia đình trong nền văn hóa truyền thống,2016

http://svhttdl.phutho.gov.vn/tin/van-hoa-gia-dinh-trong-nen-van-hoa-truyen thong_157.html

7.Thiền Viện Chân nguyên, Thế giới quan của Phật giáo

http://www.thienvienchannguyen.net/Book.aspx?id=22&propId=15 truy cập 11/7 2016

8.Tài liệu WikipediA

https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%83n_h%C3%B3a truy cập ngày 10/7/2016

9.Trần Thị Thu Duyên(2014/), Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Nam Định, Đại học KHXH&NV, Hà nội

10.Trần Thị Thu Thủy (2010), Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tâm tỉnh Bình Định,Đại học KHXH&NV, Hà nội

11.Trương Quốc Dũng, Phạm Lê Hồng Nhung, Đinh Công Thành (2011),

Đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với khách du lịch tỉnh Sóc Trăng, Đại học Cần Thơ , Cần Thơ

12.Trần Quang Đại,Văn hóa tâm linh và những nghịch lý

http://dantri.com.vn/ban-doc/van-hoa-tam-linh-va-nhung-nghich-ly- 1235143855.htm truy cập 11/7/2016

13. Đào Duy Anh (1992), Việt Nam văn hoá sử cương, Nxb TP.Hồ Chí Minh. 14.Nguyễn Đăng Duy (2001), Các hình thái tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam,

Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

15.Lê Hữu Cư, Huỳnh Cao Nhất, Nguyễn Bá Tài, Từ Như Huyền Trân, Nguyễn Thị

Kim Chung, Lê Thị Thanh, Nguyễn Văn Định (2008), Cẩm nang du lịch Bình Định,Nxb Lao động.

16.Luật Du lịch (2005), NXB Chính trị quốc gia

17.Khách du lịch quốc tế đến ( International tourist),2014

http://vongquanhdatviet.blogspot.com/2014/11/khach-du-lich-quoc-te- international.html truy cập 11/7/2016

http://baoninhbinh.org.vn/tam-linh-con-duong-rong-de-du-lich-phat-trien- 20131122090250463p15c43.htm truy cập 20/7/2016

19.Thu Nguyen ( 2016), Du lịch tâm linh: Hướng tới sự phát triển bền vững

http://baoquangninh.com.vn/du-lich/diem-den-hap-dan/201602/du-lich-van- hoa-tam-linh-huong-toi-su-phat-trien-ben-vung-2298907/ truy cập

14/7/2016

20.Đỗ Vũ (2015), Các di tích quốc gia đặc biệt ở Việt Nam

http://thegioidisan.vn/vi/cac-di-tich-quoc-gia-dac-biet-o-viet-nam.html truy cập 16/7/2016

21.Minh Nhựt (2012), Những lễ hội tiêu biểu của các vùng miền ở Việt Nam

22.Ngô Đức Thịnh (2001), Văn hóa và tín ngưỡng dân gian, NXB Viện văn hóa dân gian, tr.668.

23.Trần Quốc Vượng (chủ biên), Tô Ngọc Thanh, Nguyễn Chí Bền, Lâm Mỹ Dung, Trần Thúy Anh (2005), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục. 24.Nguyễn Văn Tuấn (2013), Du lịch tâm linh Việt Nam, thực trạng và định

hướng phát triển,.

25. Phạm Thị Thu Hương, Định nghĩa về sự hài lòng của khách hàng

http://kqtkd.duytan.edu.vn/Home/ArticleDetail/vn/88/1349/dinh-nghia-ve- su-hai-long-cua-khach-hang truy cập 21/7/2016

26.Lê Hữu Cư, Huỳnh Cao Nhất, Nguyễn Bá Tài, Từ Như Huyền Trân, Nguyễn Thị Kim Chung, Lê Thị Thanh, Nguyễn Văn Định (2008), Cẩm nang du lịch Bình Định, Nxb Lao động.

27.Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định (2010), Báo cáo tình hình du lịch

năm 2010,2011,2012,2013,2014,2015

28.Ngọc Thạch (2015), Đôi nét về Thiên Hưng Tự và Quần thể du lịch lịch sử, sinh thái và tâm linh Linh Phong

http://dulichbinhdinh.com.vn/Pages/detail.aspx?lang=vi&id=590 truy cập 15/7/2016

29.Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Bình Định (2014), “Khai thác, gắn kết các giá trị văn hóa tâm linh với phát triển du lịch Bình Định”

http://svhttdl.binhdinh.gov.vn/index.php?option=com_content&view=articl e&id=1802%3Akhai-thac-gn-kt-cac-gia-tr-vn-hoa-tam-linh-vi-phat-trin-du- lch-binh-nh&catid=40%3Avanhoa&Itemid=50, cập nhật 03/04/2016

30.Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định (2009), Hệ thống tháp Chăm Bình Định

31. Nguyễn Thế Khoa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định (2009),

http://svhttdl.binhdinh.gov.vn/index.php?option=com_content&view=articl e&id=114:bo-tang-quang-trung-bo-tang-tam-linh-

&catid=78:dulich&Itemid=199 truy cập 22/7/2016

32.Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Định, Tiềm năng du lịch Bình Định

http://www.binhdinh.gov.vn/inetcloud/portal/main/page/travel/tiemnangduli ch.ivt?intl=vi truy cập 18/7/2016

33.Trần Bắc Hà (2016), Chủ tịch HDQT BIDV, Định hướng phát triển hạ tầng du lịch Bình Định giai đoạn 2016 - 2020

34.Nguyên Vũ (2014), “Phát huy giá trị di tích đình, chùa cổ gắn với phát triển du lịch tâm linh”, Báo Bình Định online.

35.Cổng thông tin điện tử Bình Định (2012), “Du lịch văn hóa tâm linh – Tiềm năng khai thác, phát triển ở Bình Định”.

http://www.binhdinh.gov.vn/inetcloud/portal/main/page/news/trangin.ivt?intl=vi &id=50ddfe49a9f7ab8ccf74876a truy cập ngày 23/07/2016

PHỤ LỤC 1

PHIẾU KHẢO SÁT

Xin chào Anh/Chị

Chúng tôi là nhóm nghiên cứu đến từ trường Đại học Công Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, hiện đang thực hiện đề tài “Nghiên cứu phát triển loại hình

du lịch văn hóa tâm linh tại Bình Định”.

Rất mong Anh/Chị dành chút thời gian tham gia cuộc phỏng vấn của chúng tôi. Những ý kiến của Anh/Chị sẽ là những đóng góp bổ ích cho việc nghiên cứu đề tài. Chúng tôi xin cam đoan tất cả những ý kiến của Anh/Chị chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu đề tài nêu trên và được giữ bí mật tuyệt đối.

Trân trọng cảm ơn Anh/Chị đã dành thời gian tham gia phỏng vấn !

I. Nội dung gạn lọc

 Anh/Chị đã từng đi du lịch văn hóa tâm linh tại Bình Định:

□ Đã từng đi.

□ Chưa từng đi lần nào (Dừng trả lời, Xin cảm ơn Anh/Chị).

 Địa điểm du lịch văn hóa tâm linh tại Bình Định Anh/Chị đã đến :

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tâm linh tỉnh bình định​ (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)