Kinh nghiệm của Thái Lan

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 61 - 63)

1.4. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ NHBL của một số nƣớc trong

1.4.3. Kinh nghiệm của Thái Lan

Kinh nghiệm quản trị rủi ro và phát triển tín dụng tiêu dùng của các ngân hàng Thái Lan

Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 - 1998 đã làm cho hệ thống NH Thái Lan có bề dày hoạt động hàng trăm năm bị chao đảo, nhiều NHTM phá sản hoặc sát nhập đã buộc các NH Thái Lan phải xem xét lại toàn bộ chính sách, cách thức và quy trình hoạt động của NH, đặc biệt là lĩnh vực tín dụng trong hoạt động NHBL. Cùng với việc đa dạng hóa các sản phẩm

dịch vụ tín dụng, các NH đã xác định khách hàng mục tiêu, chủ động tiếp thị khách hàng, triển khai nhanh chóng, triệt để công tác quản trị rủi ro với các biện pháp như:

(a) Tách bạch, phân công rõ ràng chức năng các bộ phận và thực hiện tuân thủ các khẩu trong quy trình giải quyết các khoản cho vay cá nhân

Tại Bangkok Bank, trước đó hai bộ phận tiếp nhận giải quyết hồ sơ và bộ phận thẩm định cho vay KH cá nhân gộp làm một, nay NH đã tách thành hai bộ phận độc lập với nhau. Trong đó, bộ phận thẩm định phải có báo cáo thẩm định tín dụng, báo cáo xếp hạng rủi ro. Tương tự, Siam Commercial Bank cũng xây dựng mô hình tổ chức triển khai dịch vụ tín dụng theo nguyên tắc phân định rõ trách nhiệm của 3 bộ phận: Marketing khách hàng, Bộ phận thẩm định và Bộ phận quyết định cho vay... Đây là thay đổi căn bản của các NH nhằm bảo đảm khách quan, việc tiếp thị bán hàng (nhân viên tín dụng gặp khách hàng) và bộ phận quyết định tín dụng là độc lập với nhau.

(b) Áp dụng quy trình ra quyết định cho vay tự động

Kasikorn Bank (một NH có thế mạnh cho vay KH cá nhân) đã nhận đơn xin vay của KH từ các kênh trực tiếp như chi nhánh, hay nhân viên trực tiếp tiếp thị, hoặc gián tiếp qua thư, qua Internet hay Contact Center. Sau đó NH xử lý tập trung việc kiểm tra dữ liệu. Các dữ liệu mới sẽ được nhập vào chương trình để kiểm tra hồ sơ, thu nhập dữ liệu, bảo đảm dữ liệu đầu vào đầy đủ. Tiếp đó NH sẽ có bộ phận xác nhận (thường ở Contact Center) gọi đến người vay để kiểm tra tính xác thực của khách hàng hoặc kiểm tra thông qua cơ quan quản lý tín dụng của chính phủ. Từ đó NH xử lý các thông tin đầu vào qua hệ thống tính điểm tín dụng và ra quyết định tự động. Nhân viên phân tích xác nhận giới hạn tín dụng, phù hợp với chương trình chấm điểm và cho ý kiến về tài trợ.

quyết định tự động đối với các khoản cho vay tiêu dùng, cho vay tín chấp, NH đã sử dụng mẫu thống kê các thông tin KH và thông tin giao dịch của KH hiện có như lịch sử pháp lý, lịch sử giao dịch, lịch sử thanh toán và số liệu lịch sử khác để dự báo rủi ro, đồng thời ứng dụng chấm điểm dựa trên các tiêu chí giới tính, tuổi tác, tình trạng hôn nhân, kinh nghiệm làm việc, số dư tiền gửi của KH... để từ đó có quyết định về mức tiền cho vay. Sau khi sử dụng các biện pháp này, dư nợ quá hạn của KH cá nhân đã giảm từ 40% xuống một con số.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)