Bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 63 - 65)

1.4. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ NHBL của một số nƣớc trong

1.4.4. Bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam

Qua phân tích kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc phát triển dịch vụ NHBL, có thể tổng hợp rút ra bài học kinh nghiệm cho các NHTM VN như sau:

- Cần chú trọng việc đầu tư, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cho việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, phát triển các dịch vụ tiện ích có hàm lượng công nghệ cao đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của KH. Hiện đại hóa và phát triển các kênh phân phối dịch vụ tự động như Internet banking, SMS banking, Phone banking, ATM, POS… nhằm xử lý nhanh chóng một khối lượng khổng lồ các giao dịch của dân cư, tiết kiệm được thời gian, phục vụ KH nhanh chóng thuận tiện hơn, tiết kiệm chi phí, nâng cao lợi nhuận.

- Cần nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý quan hệ KH chuẩn hóa và đầy đủ, nhằm phục vụ cho công tác phát triển, phân loại và quản trị KH, định danh KH, quản trị rủi ro và nâng cao chất lượng dịch vụ.

- Thiết lập trung tâm dịch vụ KH - Contact Center phục vụ khách hàng qua các phương tiện như điện thoại cố định, điện thoại di động, fax, email... để giảm thiếu chi phí cho NH đồng thời đảm bảo KH đc phục vụ 27/7.

- Xây dựng quy trình hoạt động bán lẻ hiện đại theo chuẩn mực quốc tế; xây dựng hệ thống kế toán và thiết lập các chỉ tiêu báo cáo đánh giá về

từng sản phẩm dịch vụ, xây dựng và hoàn thành hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động bán lẻ của NH phù hợp với thực tiễn VN và chuẩn mực quốc tế.

- Quản trị rủi ro thông qua các biện pháp:

+ Đầu tư xây dựng hệ thống kiểm soát và quản trị rủi ro hoạt động tín dụng cá nhân. Tách chức năng rõ ràng giữa bộ phận giao dịch với KH (front office) và bộ phận thẩm định lại, theo dõi KH (back office); Thực hiện phê duyệt khoản vay trên cơ sở thu thập đầy đủ thông tin KH, đảm bảo tính khách quan trong việc ra quyết định cho vay; Thiết lập hệ thống tính điểm tín dụng và lịch sử KH trên phạm vi toàn ngành.

+ Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, cải tiến và nâng cấp hệ thống kiểm soát nội bộ, thực hiện tuân thủ một cách nghiêm túc ở mọi chi nhánh của các NH để ngăn ngừa rủi ro.

+ Xây dựng, đào tạo đội ngũ chuyên gia về quản trị rủi ro hoạt động NHBL, tăng cường quản trị rủi ro đạo đức, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm, tính tự giác và đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ trực tiếp làm việc.

- Cần phối hợp với NHNN xây dựng hệ thống dự trữ, cập nhật thông tin lịch sử tín dụng của toàn bộ khách hàng cá nhân, các thông tin cá nhân khách hàng phục vụ cho việc đánh giá xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân. Vì hiện nay các đề nghị được vay vốn trong hoạt động NHBL được đánh giá và đưa ra quyết định chủ yếu căn cứ vào chính sách tín dụng nội bộ của mỗi NH, mức độ chấp nhận rủi ro của NH đó và tình hình lãi suất trên thị trường mà chưa có một công cụ hiệu quả nào để đánh giá được rủi ro tín dụng của người vay vốn.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM

TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)