Kiến nghị với các Bộ, ngành liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 134 - 139)

3.3. Một số kiến nghị

3.3.3. Kiến nghị với các Bộ, ngành liên quan

- Bộ Bưu chính viễn thông

Công nghệ thông tin quyết định quan trọng đến lĩnh vực tự động hóa trong hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng Việt Nam trong đó có NHNT đều đang hướng tới dịch vụ bán lẻ với yêu cầu xử lý hàng triệu giao dịch/1 giây, điều này đòi hỏi đường truyền mạng phải thông suốt. Bộ Bưu chính viễn thông cần nâng cấp cơ sở hạ tầng mạng, tăng dung lượng đường truyền, đảm bảo tình trạng nghẽn mạng không xảy ra. Việc phủ sóng tối đa mạng điện thoại, di động tới các vùng sâu vùng xa của Bộ BCVT đóng vai trò hết sức quan trọng, hỗ trợ các NHTM trong việc mở rộng mạng lưới cung ứng dịch vụ. Ngoài ra, đầu tư cơ sở hạ tầng, dung lượng đường truyền kết nối, mạng lưới internet và mức phí sử dụng đường truyền, sử dụng dịch vụ internet nằm trong phạm vi điều chỉnh và quản lý của Bộ BCVT cũng có tác động cơ bản đến việc thiết kế và cung ứng dịch vụ của các NHTM. Các doanh nghiệp viễn thông tuy không hạ giá chính thức nhưng liên tục thực hiện các đợt khuyến mại, tặng 100% tiền vào tài khoản khi nạp tiền, Bộ bưu chính viễn thông nên đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp viễn thông và ổn định mặt bằng giá cước.

- Bộ tài chính

Bộ tài chính cần xem xét giảm mức thuế VAT đối với các khoản thu từ các dịch vụ thanh toán, tạo điều kiện cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tăng nguồn đầu tư phát triển các sản phẩm dịch vụ thanh toán. Có quy định khuyến khích các cá nhân mở tài khoản và thanh toán chuyển khoản không dùng tiền mặt qua NH được miễn, giảm một số loại thuế nhất định.

KẾT LUẬN

Thị trường tài chính ngân hàng của Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng với số lượng dân cư khổng lồ và nhu cầu ngày càng gia tăng đối với các dịch vụ tài chính ngân hàng, đặc biệt là thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Phát triển dịch vụ NHBL đang là một xu thế và là yêu cầu tất yếu đối với các NHTM hiện nay nhằm tăng cường sự hiện diện, gia tăng thị phần và đa dạng hoá các loại hình sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, góp phần vào việc tăng sức cạnh tranh của ngân hàng. Trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế hiện nay, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng do thực hiện lộ trình nới lỏng các quy định đối với các tổ chức tài chính nước ngoài. Trong vài năm trở lại đây, thị trường dịch vụ NHBL đã được các NHTM quan tâm và tập trung khai thác. Bước đầu các NHTM Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, dịch vụ NHBL của các NHTM Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập.

Trong xu thế đó, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, một NH với lịch sử gần 50 năm xây dựng và phát triển đang đứng trước nhiều thời cơ, tuy nhiên cũng phải đối diện với không ít thách thức. Chính vì vậy, nghiên cứu về dịch vụ NHBL tại NHNT trong thời gian qua, đồng thời đưa ra các giải pháp để phát triển dịch vụ NHBL tại NHNT trong thời gian tới sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của NHNT nói riêng và hệ thống NHTM VN nói chung, khai thác triệt để thị trường đầy tiềm năng và mang lại lợi ích cho cộng đồng và xã hội.

Luận văn đã tiến hành hệ thống hóa những vấn đề chung về dịch vụ ngân hàng bán lẻ của ngân hàng thương mại. Tiếp đó, luận văn đã phân tích thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ ở Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN, từ đó thấy được những kết quả mà NHNT đã đạt được cũng như

những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế đó. Sau khi đã khái quát được mục tiêu và định hướng phát triển dịch vụ NHBL của NHNT, luận văn đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm phát triển dịch vụ NHBL tại NHNT trong thời gian tới.

Nhìn chung, NHNT là một NH có đầy tiềm năng trong phát triển dịch vụ NHBL. Tuy nhiên, trong xu thế cạnh tranh gay gắt hiện nay, cùng với sự hỗ trợ từ Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, NHNT cần tích cực và chủ động, không ngừng nỗ lực và sáng tạo, thực hiện một cách đồng bộ và có hệ thống các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ NHBL.

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn này, học viên đã rất cố gắng, tuy vậy luận văn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Học viên rất mong nhận được sự quan tâm góp ý của tất cả các quý vị, các thầy cô giáo và các nhà khoa học để luận văn ngày càng được hoàn thiện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Đinh Văn Ân (2004), Việt Nam tích cực chuẩn bị gia nhập WTO trong một

số lĩnh vực dịch vụ, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

2. Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách ngày 14/08/2007 do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

3. Cox, D. (1997), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

4. Vũ Ngọc Dung (2009), Phát triển hoạt động bán lẻ tại các ngân hàng thương

mại Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

5. Nguyễn Văn Dũng (2009), Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ trên nền tảng công

nghệ. Thực trạng - định hướng và những vấn đề cấp thiết cần quan tâm, Hà Nội.

6. Nguyễn Minh Kiều (2006), Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng, Nxb Thống Kê, Hà Nội.

7. Trần Thanh Hải (2008), "Tác động đối với lĩnh vực tài chính ngân hàng khi

Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO)", Tạp chí Ngân hàng

Ngoại thương Việt Nam « 45 năm xây dựng và phát triển », (4), tr.43-44. 8. Phí Trọng Hiển (2006), "Bàn về nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngân

hàng thương mại Việt Nam trên thị trường dịch vụ ngân hàng", Tạp chí ngân

hàng,(3),tr.16-18.

9. Nguyễn Danh Lương (2002), Những giải pháp nhằm phát triển hình thức thanh

toán thẻ ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội. 10. Luật giao dịch điện tử (2005).

11. Luật các công cụ chuyển nhượng số 49/2005/QH 11 ngày 29/11/2005. 12. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997, Luật các Tổ chức Tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12/12/1997.

13. Trịnh Thị Hoa Mai (1999), Giáo trình Kinh tế học tiền tệ - ngân hàng,

14. Phạm Văn Năng (2003), Tự do hoá tài chính và hội nhập kinh tế, Nxb Cục xuất bản, Bộ Văn hóa thông tin, Hà Nội.

15. Ngân hàng nhà nước (2009), Tài liệu chương trình hội thảo Ngân hàng

bán lẻ, Hà Nội.

16. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Báo cáo thường niên các năm 2004 - 2010.

17. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Tài liệu Hội nghị giám đốc các năm

2004-2010.

18. Nghị định số 64/201/NĐ-CP ngày 29/09/2001 về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

19. Rose, P. (2001), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính, HN.

20. Quyết định 1627/201/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 về quy chế cho vay của các TCTD đối với khách hàng.

21. Tạp chí Ngân hàng các năm 2004 - 2009.

22. Tạp chí Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam các năm 2004 - 2010.

23. Trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Vietinbank (2009), Kỷ yếu

Hội thảo khoa học "Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của các ngân hàng thương mại Việt Nam", Hà Nội.

24. Võ Kim Thanh (2001), Đa dạng hoá nghiệp vụ ngân hàng nhằm nâng cao

hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng công thương Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

25. Viện nghiên cứu Khoa học Ngân hàng (2003), Những thách thức của

Ngân hàng thương mại Việt Nam trong cạnh tranh và hội nhập quốc tế, Nxb Thống kê, Hà Nội.

26. Viện nghiên cứu khoa học ngân hàng (2008), Hoàn thiện cơ chế chính

sách nhằm đổi mới hoạt động ngân hàng trong điều kiện hội nhập quốc tế,

TIẾNG ANH

27. Hughes, J.E. and MacDonald, S.B. (2002), International Banking, Addison - Wesley.

28. Madura, J. (2003), International Financial Management, South - Western.

29. Koerner, M. (2003), Strategic Business unit Retail Banking.

CÁC WEBSITES 30. www.vietcombank.com.vn 31. www.cpv.org.vn 32. www.mof.gov.vn 33. www.mpi.gov.vn 34. www.sbv.gov.vn 30. www.dddn.com.vn 36. www.bidv.com.vn 37. www.incombank.com.vn 38. www.vbard.com.vn 39. www.hsbc.com.vn 40. www.vneconomy.vn 41. www.thesaigontimes.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 134 - 139)