Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 65)

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN (tên gọi tắt là Vietcombank) được thành lập theo quyết định số 115/CP ngày 30/12/1962 của Hội đồng Chính Phủ trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý ngoại hối Ngân hàng TW (nay là Ngân hàng Nhà Nước), chính thức thành lập vào ngày 01/04/1963.

Trong suốt hành trình gần 50 năm xây dựng và trưởng thành, mỗi bước đi của Ngân hàng ngoại thương (NHNT) đều gắn liền với những bước vận động, phát triển của ngành ngân hàng và của lịch sử dân tộc.

Nếu như trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, NHNT đã làm tốt vai trò trung tâm thanh toán quốc tế, trung tâm tín dụng quốc tế, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chi viện cho chiến trường miền Nam thì khi hòa bình lập lại NHNT có những đóng góp to lớn trong công cuộc khôi phục phát triển kinh tế đất nước, tiếp tục thực hiện xuất sắc vai trò trung tâm thanh toán quốc tế, trung tâm quỹ ngoại tệ, trung tâm tín dụng quốc tế, tín dụng xuất nhập khẩu của nhà nước.

Bước vào giai đoạn đổi mới, sớm nhận thức được những tác động của kinh tế thị trường đối với hoạt động tài chính ngân hàng, NHNT tiếp tục mở rộng hoạt động, đồng thời từng bước cải tổ triệt để hệ thống ngân hàng. Có thể nói, với việc thực hiện thành công Đề án Tái cơ cấu, NHNT đã thay đổi toàn diện để trở thành một ngân hàng hiện đại thích ứng nhanh với những điều kiện cạnh tranh trong một môi trường kinh doanh mới. NHNT đã cải

thiện và minh bạch hóa tình hình tài chính để trở thành một NHTM có tiềm lực tài chính lớn nhất tại Việt Nam với tổng tích sản gần 307.496 tỷ đồng, hệ số an toàn vốn được nâng cao đạt 9 %. Đặc biệt với việc đầu tư và áp dụng công nghệ vào phát triển các sản phẩm dịch vụ, Vietcombank (VCB) đã từng bước phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử phù hợp với điều kiện phát triển tại Việt nam, được cộng đồng tài chính, doanh nghiệp và người sử dụng trong nước đánh giá cao như e-banking, internet banking, home banking, mobile banking, VCB Money, ATM,…

Trong bối cảnh nhiều khó khăn, VCB đã bám sát diễn biến thị trường, linh hoạt và quyết liệt trong chỉ đạo điều hành, tận dụng mọi cơ hội kinh doanh, phát huy mọi nguồn lực sẵn có. Bằng sự nỗ lực của hơn 11.000 cán bộ nhân viên; với sự tin cậy, gắn bó của hàng triệu khách hàng, của gần 21 ngàn cổ đông; sự ủng hộ, quan tâm, tạo điều kiện của cơ quan quản lý Nhà nước các cấp, Vietcombank đã đạt được nhiều thành công, khẳng định vị thế là một ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam.

2.1.2. Mô hình tổ chức

Trong năm 2010, Vietcombank tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức Hội sở chính bằng việc cơ cấu lại các phòng, ban, trung tâm theo các khối. Hình thành thêm khối tài chính, khối bán lẻ. Đồng thời, Vietcombank tiếp tục phát triển mạng lưới các chi nhánh và phòng giao dịch nhằm chiếm lĩnh thị phần, tăng sức cạnh tranh và tăng quy mô hoạt động của ngân hàng. Trong năm 2010, Vietcombank thành lập thêm 2 chi nhánh mới và 40 phòng giao dịch, nâng tổng số phòng giao dịch và chi nhánh lên gần 357 điểm trải rộng trên 43 tỉnh thành trong cả nước.

Cùng với việc hoàn thiện mô hình tổ chức, mở rộng và phát triển mạng lưới, Ban lãnh đạo Vietcombank luôn quan tâm sâu sát đến công tác quản trị nguồn nhân lực. Với tinh thần nguồn nhân lực luôn luôn là yếu tố quan trọng trong sự thành công của Vietcombank, trong năm 2010 Vietcombank luôn chú trọng công tác nhân sự từ xây dựng quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động luân chuyển cán bộ, để xây dựng và ngày càng kiện toàn đội ngũ cán bộ giỏi nghề, tâm huyết với công việc, có ý thức đạo đức nghề nghiệp Trong năm 2010, tổng số nhân viên là 11.145 người tăng 9,5% so với năm 2009. Vietcombank còn tổ chức hơn 70 khoá đào tạo cho cán bộ nghiệp vụ với hình thức đa dạng, phong phú. Số lượng cán bộ được đào tạo trong năm 2010 là hơn 3000 người. Nhờ đó, chất lượng nhân sự ngày càng một nâng cao, đáp ứng với yêu cầu phát triển của Vietcombank.

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietcombank

2.1.3.1. Tổng tài sản

(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank – 2010)

Đồ thị 2.1 - Tổng tài sản của Vietcombank (2006 - 2010)

Tổng tài sản hợp nhất của Vietcombank tính đến 31/12/2009 đạt 255.496 tỷ quy đồng - tăng 15,0% so với cuối năm 2008, vượt 3,7% so với

chỉ tiêu kế hoạch của HĐQT giao. Tổng tài sản của riêng Ngân hàng đạt tại 31/12/2009 đạt 255.067 tỉ, tăng 15,6% so với năm 2008;

Tại thời điểm 31/12/2010, Tổng tài sản hợp nhất của Vietcombank đạt 307.496 tỷ đồng, tăng 20,4% so với năm 2009; vượt 4,7% so với chỉ tiêu kế hoạch của HĐQT giao. Tổng tài sản của riêng Ngân hàng đạt 306.930 tỷ đồng, tăng 20,3% so với năm 2009.

2.1.3.2. Lợi nhuận

(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank – 2010)

Đồ thị 2.2 - Lợi nhuận trƣớc thuế của Vietcombank (2006 - 2010)

Lợi nhuận trước thuế năm 2008 đạt 3.590 tỷ đồng, tăng 5,6% so với năm 2007 đạt 98,26% kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế đạt 2.537 tỷ VND, tăng 6,1% so với năm 2007.

Lợi nhuận trước thuế 2009 đạt 5.004 tỷ đồng, tăng 39,4% so với cùng kỳ 2008 và vượt 50,7% so với kế hoạch; Lợi nhuận sau thuế đạt 3.944,8 tỷ đồng; Lợi nhuận thuần trong kỳ (Lợi nhuận sau thuế trừ đi Lợi ích cổ đông thiểu số) đạt 3.921 tỷ đồng.

Lợi nhuận trước thuế năm 2010 đạt 5.479 tỷ đồng, tăng 9,5% so với năm 2009 và vượt 22% kế hoạch do Đại hội đồng cổ đông giao (4.500 tỷ đồng). Lợi nhuận sau thuế đạt 4.236 tỷ đồng; Lợi nhuận thuần trong kỳ (lợi nhuận sau thuế trừ đi lợi ích cổ đông thiểu số) đạt 4.215 tỷ đồng.

Năm 2010, Vietnam Report phối hợp với Tạp chí Thuế (Tổng cục Thuế) cũng đã công bố và bình chọn Vietcombank là Ngân hàng nộp thuế thu nhập lớn nhất Việt Nam, doanh nghiệp nộp thuế thu nhập lớn thứ 4 cả nước, ghi nhận sự đóng góp to lớn của Vietcombank đối với ngân sách nhà nước đồng thời khẳng định tính hiệu quả vượt trội trong hoạt động của Vietcombank nhiều năm qua.

2.1.3.3. Huy động vốn

(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank – 2010)

Đồ thị 2.3 - Doanh số huy động vốn của Vietcombank (2006 - 2010)

Tổng vốn huy động tại thời điểm 31/12/2008 đạt 196.507 tỷ đồng,tăng 10,2% so với 2007,trong đó vốn huy động từ nền kinh tế đạt 159.989 tỷ đồng, tăng 10,5% so với kế hoạch. Mặc dù việc huy động vốn trong năm 2009 rất khó khăn, nhưng huy động vốn từ khách hàng bằng VND tăng trưởng tương đối tốt, tăng 18,8% so với năm trước. Đặc biệt Vietcombank đã đẩy mạnh huy động vốn trên thị trường II, tạo điều kiện để Ngân hàng đạt hiệu quả trong việc kinh doanh vốn. Vietcombank thực hiện nghiêm túc các mức lãi suất tối đa về huy động vốn và các quy định về tỉ giá theo sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước. Năm 2010, huy động vốn từ nền kinh tế đạt 208.320 tỷ đồng, tăng 23% so với cuối năm 2009, đạt mức kế hoạch Đại hội đồng cổ đông giao.

2.1.3.4. Hoạt động tín dụng

(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank – 2010)

Đồ thị 2.4 - Doanh số cho vay của Vietcombank (2006 - 2010)

Tổng dư nợ tín dụng tại thời điểm 31/12/2008 đạt 112.793 tỷ đồng, tăng 15,5% so với năm 2007 và đạt 100,6% kế hoạch. Trong đó dư nợ trung dài hạn đạt 53.449 tỷ đồng, chiếm 47,4% tổng dư nợ. Chất lượng tín dụng năm 2009 đã được cải thiện đáng kể khi tỷ lệ nợ xấu chỉ còn 2,47% so với tỷ lệ nợ xấu 4,61% của năm 2008, và thấp hơn mức 3,5% của Đại hội đồng Cổ đông giao. Năm 2010, dư nợ tín dụng đạt 176.814 tỷ đồng, tăng 35.193 tỷ VND ~ 25%, đạt 104% kế hoạch do Đại hội đồng cổ đông giao. Chất lượng tín dụng đã được cải thiện. Tính đến cuối tháng 12/2010 tỷ lệ nợ xấu là 2,83% thấp hơn mục tiêu kế hoạch do Đại hội đồng cổ đông giao (3,5%).

2.1.3.5. Chỉ tiêu hiệu quả

Năm 2008, Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân đạt 19,74%; Năm 2009, Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân đạt 25,58%; Năm 2010 Tỉ suất lợi nhuận trên vốn bình quân (ROAE) đạt 22,5%; Tỉ suất lợi nhuận trên tài sản bình quân (ROAA) đạt 1,5%.

Với bề dày kinh nghiệm và đội ngũ cán bộ tinh thông nghiệp vụ, được đào tạo bài bản về lĩnh vực tài chính, ngân hàng, có kiến thức về kinh tế thị trường, trình độ ngoại ngữ, có khả năng thích nghi nhạy bén với môi trường kinh doanh hiện đại và mang tính hội nhập cao… Vietcombank vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng như của 5,2 triệu khách hàng cá nhân.

Năm 2010, cùng với sự đánh giá cao của các tổ chức quốc tế bình chọn Vietcombank là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” trên nhiều lĩnh vực hoạt động (quản lý tiền mặt, kinh doanh ngoại hối, tài trợ thương mại), Vietnam Report phối hợp với Tạp chí Thuế (Tổng cục Thuế) cũng đã công bố và bình chọn Vietcombank là Ngân hàng nộp thuế thu nhập lớn nhất Việt Nam, doanh nghiệp nộp thuế thu nhập lớn thứ 4 cả nước, ghi nhận sự đóng góp to lớn của Vietcombank đối với ngân sách nhà nước đồng thời khẳng định tính hiệu quả vượt trội trong hoạt động của Vietcombank nhiều năm qua.

Hoạt động quản trị của Vietcombank được thực thi theo quan điểm điều hành linh hoạt và quyết liệt, tạo đột phá trong hoạt động bán lẻ đi đôi với đẩy mạnh bán buôn, bám sát với diễn biến thị trường, từng bước đưa ngân hàng phát triển theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp và hiệu quả, với mục tiêu chiến lược đưa Vietcombank trở thành tập đoàn tài chính đa năng nằm trong Top 70 các định chế tài chính lớn nhất Châu Á và giữ vị thế hàng đầu tại Việt Nam.

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM

Trong bối cảnh đất nước bắt đầu mở cửa hội nhập vào những năm 90 của thế kỷ trước, Vietcombank đã nhanh chóng xác định việc đa dạng hoá các loại hình dịch vụ là chiến lược trọng tâm, có ý nghĩa sống còn trong cạnh tranh. Một trong các hoạt động có sự phát triển đầy dấu ấn, minh chứng cho tính đúng đắn của chiến lược nói trên là những thành tựu trong mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Bên cạnh dịch vụ bán buôn vốn có uy tín quốc tế dành cho các tổ chức kinh tế (corporate banking), Vietcombank hiện được biết tới như một địa chỉ tin cậy của các dịch vụ đa dạng và hiện đại dành cho khách hàng cá nhân (dịch vụ ngân hàng bán lẻ - retail banking) như các sản phẩm cho vay linh hoạt, thẻ thanh toán, hệ thống máy rút tiền tự động ATM, các sản phẩm huy động vốn đa dạng, các dịch vụ ngân hàng trực tuyến, dịch vụ chuyển tiền kiều hối.

2.2.1. Hoạt động huy động vốn

Thị phần

Thị phần huy động vốn từ dân cư của VCB có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng càng ngày trở nên gay gắt, nhiều ngân hàng mới được thành lập, các điểm giao dịch cũng tăng lên cùng với những chiêu thức chạy đua lãi suất.

Bảng 2.1 - Thị phần huy động vốn của VCB

Đơn vị tính: %

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

Thị phần 15,6 12,7 11,8 10,9 9,8

Nguồn: Báo cáo của NHNN Doanh số và tốc độ tăng trưởng huy động vốn

trong hệ thống NHTM Việt Nam. Khả năng huy động vốn từ trong dân cư còn rất nhiều nhưng vấn đề là làm thế nào để người dân thấy gửi tiền vào NH vừa an toàn vừa có lợi. Cùng với các NHTM khác, hoạt động huy động vốn của NHNT hút tiền mặt từ trong lưu thông về có sự tăng trưởng qua các năm.

Bảng 2.2 - Vốn huy động từ dân cƣ của NHNT 2006-2010

Đơn vị: tỷ đồng

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

Vốn huy động từ dân cư 50.345 54.876 62.476 84.030 98.880

Tổng vốn huy động 119.778 143.635 196.123 169.457 208.320

Tỷ trọng (%) 42,03 38,20 31,85 49,58 47,46

Nguồn : Báo cáo thường niên các năm của Vietcombank

Nhìn vào bảng 2.2 ta thấy, vốn huy động từ dân cư luôn thấp hơn vốn huy động từ tổ chức kinh tế. Tỷ trọng vốn huy động từ dân cư trên tổng vốn huy động từ thị trường dao động trong khoảng từ 31% đến 47%. Trong khi đó vốn huy động từ tổ chức kinh tế thường chiếm tỷ trọng lớn nhưng không ổn định để cho vay kỳ hạn dài, hơn nữa việc mở rộng khách hàng là tổ chức kinh tế hiện nay đã gần như bão hòa. Do đó, trong thời gian tới cần có các biện pháp nhằm nâng cao tỷ trọng huy động vốn từ dân cư để củng cố nguồn vốn bền vững và ổn định cho hoạt động kinh doanh của NH.

Năm 2006 hoạt động huy động vốn có những thách thức lớn do các NHTMCP liên tục đưa ra những mức lãi suất hấp dẫn với những dịch vụ bán lẻ phong phú đa dạng để thu hút khách hàng. Trong khi đó tiền gửi của các doanh nghiệp tại NHNT đang có xu hướng sụt giảm do không ít tập đoàn, các công ty lớn chuyển dịch giao dịch sang các ngân hàng nước ngoài và sang các công ty tài chính, các tổ chức tín dụng do chính tổng công ty thành lập hoặc có vốn đầu tư. Nguồn vốn huy động từ dân cư tăng trong năm 2006 có ý nghĩa rất lớn khi tiền gửi của các tổ chức kinh tế có xu hướng giảm xuống.

Năm 2007 tốc độ huy động vốn tăng 10.87 % so với năm 2006 do cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng trở nên gay gắt với việc mở rộng quy mô hoạt động (tăng vốn điều lệ, mở thêm chi nhánh…), tăng lãi suất huy động bất hợp lý, triển khai hàng loạt các sản phẩm mới, các chương trình khuyến mại rầm rộ… để thu hút khách. Hoạt động huy động USD từ dân cư gặp nhiều khó khăn do lãi suất USD có xu hướng giảm vì Cục Dự trữ Liên bang Mỹ liên tục cắt giảm lãi suất trong khi tỷ giá bất lợi cho người giữ tiền USD do mất giá.

Năm 2008, việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế, lạm phát tăng cao, hiện tượng khan hiếm tiền mặt xảy ra. Để hút được tiền gửi về, NHNT đã nâng lãi suất tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng lên đến 18%/năm, thu hút được tiền VND gửi vào ngân hàng.

Bên cạnh đó, trong năm 2008, để đối phó với tình hình lạm phát tăng cao, Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán. Mặt bằng lãi suất chung tăng cao làm cho hoạt động huy động vốn của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Mặc dù vậy, tổng huy động vốn của Vietcombank năm 2008 vẫn tăng trưởng ở mức 9,9%. Huy động vốn trực tiếp từ nền kinh tế tăng 10,5%, trong đó tốc độ tăng trưởng tiền gửi từ dân cư đạt 13,84%, cao hơn hẳn tốc độ tăng của năm 2007 (8,09%). Với chính sách lãi suất linh hoạt, sự đa dạng về các sản phẩm huy động vốn, công tác huy động vốn của Vietcombank đã thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo đủ nguồn vốn sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu thanh toán của khách hàng và đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dự trữ bắt buộc tại NHNN. Trong giai đoạn căng thẳng về thanh khoản 6 tháng đầu năm 2008, Vietcombank không chỉ duy trì được trạng thái thanh khoản ổn định nhất trên thị trường mà còn giữ vai trò chủ lực hỗ trợ vốn kịp thời cho các ngân hàng khác, nhờ đó đảm bảo ổn định hệ thống ngân hàng Việt Nam, đồng thời gia tăng lợi nhuận kinh doanh vốn cho chính Vietcombank.

Trong năm 2009, trước diễn biến phức tạp của thị trường vốn và sự cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng thương mại, ngay từ đầu năm Ban lãnh đạo Vietcombank đã quán triệt trong toàn hệ thống coi công tác huy

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)