Nội dung phân tích hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hoạt động kinh doanh của một số công ty chứng khoán niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 30)

1.2. Cơ sở lý luận về công ty chứng khoán và phân tích hoạt động kinh doanh của

1.2.3 Nội dung phân tích hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán

Kết quả hoạt động kinh doanh là biểu hiện cao nhất của hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, vì xét cho cùng mục đích của kinh doanh là lợi nhuận. Kết quả hoạt động của CTCK đƣợc đo bằng lƣợng lợi nhuận mang lại trên một đơn vị yếu tố đầu vào hay lƣợng lợi nhuận mang lại trên một đơn vị chi phí đầu vào hoặc lƣợng lợi nhuận mang lại trên một đơn vị đầu ra phản ánh kết quả kinh doanh. Ở góc độ này, kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh khả năng sinh lợi của CTCK. Do đó, các chỉ tiêu đánh giá về sức sinh lợi sẽ đánh giá chính xác nhất hiệu quả hoạt động của CTCK.

Dƣới góc độ phân tích từ nhà đơn vị quản lý CTCK nhằm xem xét, đánh giá hoạt động của các CTCK, tác giả sử dụng một số chỉ tiêu sau :

1.2.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanhchung

Mức độ thay đổi về nguồn vốn giữa năm nay và năm trƣớc là một chỉ tiêu quan trọng, đƣợc sử dụng để xác định mức độ cải thiện hoặc suy giảm về khả năng tài chính của CTCK trong năm.

Mức độ thay đổi về nguồn

vốn (%)

=

Chênh lệch NV năm nay và năm

trƣớc x 100

NV năm trƣớc Chỉ tiêu về thay đổi doanh thu

Chỉ tiêu thay đổi doanh thu của công ty chứng khoán đánh giá mức độ tăng trƣởng về doanh thu của năm nay so với năm trƣớc.

Mức độ tăng

doanh thu (%) =

Chênh lệch doanh thu năm trƣớc và

năm nay x 100

Doanh thu năm trƣớc

Chỉ tiêu tỷ lệ chi phí trong hoạt động kinh doanh chứng khoán

Tỷ lệ chi phí là một trong những chỉ tiêu thể hiện khả năng cạnh tranh của công ty chứng khoán, thông qua việc khống chế các chi phí ở mức hợp lý mà vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Tỷ lệ chi phí có ảnh hƣởng tới kết quả kinh doanh và ảnh hƣởng bất lợi đến lợi nhuận thu đƣợc từ hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty chứng khoán.

Tỷ lệ % chi phí hoạt động kinh

doanh CK

=

Chi phí cho hoạt động kinh doanh CK

x 100 Doanh thu thuần kinh doanh CK

Chỉ tiêu khác có liên quan đến hiệu quả hoạt động kinh doanh

Do đặc thù loại hình kinh doanh của CTCK bên cạnh đánh giá các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động của công ty thông thƣờng. Ta cần xem xét một sổ chỉ tiêu khác phản ánh sự phát triển hoạt động của CTCK, các chỉ tiêu cơ bản thƣờng đƣợc sử dụng bao gồm:

+ Số lƣợng tài khoản đƣợc mở tại các CTCK. Chỉ tiêu này vừa phản ánh qui mô khách hàng tới mở tài khoản vừa phản ánh chất lƣợng dịch vụ, thị phần môi giới của CTCK.

+ Giá trị môi giới giao dịch: Chỉ tiêu này phản ánh thực tế giá trị các nhà đầu tƣ tiến hành mua bán chứng khoán qua CTCK.

+ Giá trị giao dịch tự doanh: phản ánh mức độ và khả năng tài chính của CTCK khi tiến hành hoạt động tự doanh.

+ Giá trị BLPH: phản ánh qui mô của các đợt phát hành, uy tín của CTCK về mảng BLPH cho tổ chức phát hành.

+ Doanh thu: Tổng doanh thu của CTCK có đƣợc từ việc triển khai thực hiện các hoạt động. Do vậy, chỉ tiêu này sẽ phản ánh mức độ tăng trƣởng chung của CTCK.

n DT = ∑ DTi

i =1

Trong đó: DT: Tổng doanh thu của CTCK n: Số hoạt động mà CTCK thực hiện DTi: Doanh thu từ hoạt động thứ i

+ Tỷ trọng doanh thu của từng hoạt động trong tổng doanh thu: với mỗi hoạt động sẽ đem lại một khoản doanh thu nhất định cho CTCK. Thông qua chỉ tiêu này các CTCK sẽ xác định đƣợc hoạt động nào đem lại doanh thu chủ yếu và hoạt động nào đóng góp ít vào doanh thu của công ty.

Trong đó: Ti là tỷ trọng của doanh thu từ hoạt động thứ i trong tổng doanh thu của CTCK

+ Tính chính xác: Trong quá trình nhận và truyền lệnh của khách hàng, các CTCK phải đảm bảo tính chính xác trong các giao dịch mua bán của nhà đầu tƣ. Mức độ chính xác càng cao giúp cho CTCK giảm đƣợc sai sót càng nhiều và giảm đƣợc tổn thất.

+ Mức độ an toàn: Tài sản của khách hàng đƣợc CTCK đảm bảo quản lý một cách an toàn không bị lợi dụng cho mục đích của công ty, đảm bảo bí mật về thông tin cá nhân.

Ti = DTi x 100 DTi

+ Mức độ nhanh chóng, thuận tiện: Khi khách hành tới giao dịch tại CTCK khách hàng sẽ nhận đƣợc sự hỗ trợ thuận tiện nhất từ phía công ty, đó là các thủ tục liên quan tới việc mở tài khoản, thủ tục sử dụng các dịch vụ của CTCK, đặc biệt là trong việc nhận lệnh của nhà đầu tƣ. Việc tạo điều kiện từ phía các CTCK giúp cho các nhà đầu tƣ có thể đặt lệnh mua bán chứng khoán bất cứ họ ở đâu và với hình thức đặt lệnh nào.

1.2.3.2 Nhóm các chỉ tiêu đánh giá về lợi nhuận

Các chỉ tiêu lợi nhuận là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động của công ty chứng khoán trong một thời kỳ nhất định; là căn cứ để xây dựng kế hoạch tài chính trong tƣơng lai. Nhóm chỉ tiêu này bao gồm:

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu phản ánh một đồng doanh thu mà công ty chứng khoán thực hiện trong kỳ đạt đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả kinh doanh của công ty chứng khoán.

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

=

Lợi nhuận sau thuế

x 100 Doanh thu thuần

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản là chỉ tiêu đo lƣờng mức độ sinh lời của đồng vốn trên tổng tài sản bỏ ra.

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản =

Lợi nhuận sau thuế

x 100 Tổng tài sản

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên VCSH (ROE)

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đánh giá mức độ thực hiện lợi nhuận ròng của công ty chứng khoán trong hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn chủ sở hữu đem vào sử dụng sinh ra đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở

hữu

=

Lợi nhuận sau thuế

x 100 Vốn chủ sở hữu bình

1.2.3.3 Nhóm các chỉ tiêu đánh giá về tính thanh khoản

Đây là nhóm chỉ tiêu đánh giả về khả năng chi trả thanh toán của công ty trong các thời điểm nhất định.

Chỉ tiêu về tỷ lệ vốn khả dụng

Theo thông tƣ số 226/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010 của Bộ Tài chính quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính.

Theo quy định trên thì tỷ lệ vốn khả dụng là căn cứ để Ủy ban chứng khoán nhà nƣớc đƣa ra quyết định có áp dụng tình trạng kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán hay không; tỷ lệ này đƣợc xác định theo nguyên tắc:

Tỷ lệ vốn khả

dụng (%) =

Vốn khả dụng

x 100 Tổng giá trị rủi ro

Trong đó, vốn khả dụng là vốn chủ sở hữu có thể chuyển đổi thành tiền trong vòng chín mƣơi (90) ngày; Giá trị rủi ro bao gồm 03 loại: giá trị rủi ro hoạt động, giá trị rủi ro thị trƣờng và giá trị rủi ro thanh toán.

Tỷ lệ này an toàn khi khi tỷ lệ vốn khả dụng đạt và vƣợt 180% của các kỳ báo cáo. Nếu tỷ lệ vốn khả dụng dao động từ 120% tới 150% trong tất cả các kỳ báo cáo trong ba (03) tháng liên tục UBCKNN sẽ đƣa CTCK vào diện kiểm soát. Đối với những trƣờng hợp tỷ lệ này dƣới 120% CTCK sẽ bị đƣa vào diện kiểm soát đặc biệt.

Chỉ tiêu công nợ trên tài sản có tính thanh khoản

Chỉ tiêu công nợ trên tài sản có tính thanh khoản là thƣớc đo khả năng đáp ứng các nhu cầu về tài chính của công ty chứng khoán. Chỉ tiêu này cũng xác định khả năng chi trả cho ngƣời đầu tƣ chứng khoán trong trƣờng hợp cần thiết. Trong các loại tài sản của công ty chứng khoán khi đƣợc phân loại, đánh giá lại giá trị theo kỳ hạn phải thanh toán, loại trừ các loại cổ phiếu và tài sản khác không có khả năng chuyển hoá thành tiền mặt thì có thể dẫn đến tình trạng công ty chứng khoán mất khả năng thanh toán tạm thời tại các thời điểm nhất định.

Nợ trên tài sản có tính thanh khoản (%) = Tổng nợ x 100 Tài sản có tính thanh khoản

Trong đó: Tổng nợ phải đƣợc phân loại theo kỳ hạn nợ phải thanh toán và TS có

tính thanh khoản đƣợc phân theo kỳ hạn TS có khả năng chuyển hóa thành tiền mặt. Chỉ tiêu này là thƣớc đo khả năng đáp ứng nhu cầu tài chính của CTCK và khả năng chi trả cho nhà đầu tƣ CK trong trƣờng hợp cần thiết. Nếu tại một thời điểm TS có tính thanh khoản của CTCK nhỏ hơn nợ phải thanh toán cùng kỳ hạn thì có thể dẫn đến tình trạng CTCK mất khả năng thanh toán tạm thời.

Trong thực tế, ngƣời ta có thể đo lƣờng khả năng thanh khoản ở những cấp độ cụ thể hơn, tùy thuộc mức độ chuyển hóa nhanh hay chậm của các khoản mục tài sản lƣu động. Có 3 hệ số phổ biến sau:

Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tài sản lƣu động ngắn hạn Nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán nhanh = Tài sản lƣu động ngắn hạn - (Hàng tồn kho + TSĐB khác) Nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán tiền mặt = Tiền mặt Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu công nợ trên tài sản có tính thanh khoản

Chỉ tiêu nợ trong thanh toán giao dịch chứng khoán trên nguồn vốn cho biết mức độ phụ thuộc của khả năng thanh toán của công ty chứng khoán vào một loại tài sản thƣờng không thể chuyển đổi thành tiền (phải thu của ngƣời đầu tƣ chứng khoán) trong

trƣờng hợp công ty chứng khoán bị giải thể. Chỉ tiêu này cũng để phân biệt công ty chứng khoán hoạt động lành mạnh với công ty chứng khoán có khó khăn về tài chính.

Tỷ lệ % nợ phải thu từ nhà đầu tƣ

CK

=

Phải thu từ nhà đầu tƣ

CK x 100

Nguồn vốn

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán

1.2.4.1 Nhân tố khách quan

Sự ổn định về môi trƣờng kinh tế, chính trị, pháp luật và cơ chế chính

sách

Đây là yếu tố cơ bản đầu tiên cho bất cứ hoạt động diễn ra trong nền kinh tế. Với môi trƣờng chính trị ổn định sẽ tạo sự yên tâm đầu tƣ của các nhà đầu tƣ cũng nhƣ sự yên tâm tiến hành sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Môi trƣờng chính trị ổn định là điều kiện để Chính phủ ban hành đƣợc các chính sách có liên quan đến các ngành nghề trong đó có ngành chứng khoán cũng nhƣ hoạch định chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội trong một khoảng thời gian. Nhờ đó tạo ra động lực thúc đẩy đầu tƣ trong toàn bộ nền kinh tế. đó cũng chính là điều kiện để các CTCK phát triển hơn nữa các hoạt động của mình nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Sự ổn định về kinh tế giúp cho các doanh nghiệp mở rộng qui mô sản xuất, góp phần tăng cung hàng hoá trên TTCK. Việc Chính phủ tạo ra và duy trì một nền kinh tế vĩ mô ổn định là điều kiện tất yếu, cần phải đảm bảo cho cơ chế giá cả không bị bóp méo và có điều kiện ổn định, thuận lợi về tài chính và tiền tệ. Có nhƣ vậy mới khuyến khích đƣợc các thành phần trong nền kinh tế tiến hành kinh doanh và thu hút đƣợc sự quan tâm của các nhà đầu tƣ không những trong nƣớc mà còn cả nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.

Hệ thống luật pháp có ý nghĩa quyết định trong việc hạn chế hoặc cần thúc đẩy và khuyến khích phát triển trong lĩnh vực nào đó. Hệ thống luật pháp điều chỉnh các quan hệ kinh tế ở đây không chỉ là hệ thống luật pháp của nƣớc sở tại mà còn là hệ thống luật pháp quốc tế khi mà hoạt động của các CTCK không dừng lại ở phạm vi

quốc gia. Với một hệ thống pháp luật chặt chẽ sẽ tạo ra môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, công bằng giữa các CTCK, thúc đẩy các CTCK phát triển.

Môi trƣờng pháp lý thông thoáng sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nói chung và cho các CTCK nói riêng phát triển hoạt động của mình. Các CTCK hoạt động ngoài việc chịu sự điều tiết bởi các luật có liên quan còn phải tuân thủ theo các quy định của luật chuyên ngành - luật chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán. Do đó, sự thống nhất giữa các luật hiện hành là yêu cầu tất yếu cho mọi hoạt động. Vì vậy, môi trƣờng pháp lý cũng sẽ ảnh hƣởng không nhỏ tới sự phát triển hoạt động của các CTCK.

Các chính sách phát triển thị trƣờng sẽ có những tác động nhất định tới quyết định của các đầu tƣ hoặc sẽ tiếp tục tham gia hoặc sẽ rút lui khỏi thị trƣờng. điều này sẽ ảnh hƣởng tới hoạt động của các CTCK. Nếu một chính sách có lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ sẽ thu hút đƣợc các nhà đầu tƣ tham gia thị trƣờng, từ đó các CTCK có điều kiện phát triển các hoạt động của mình. Ngƣợc lại, một chính sách bất lợi, hạn chế sự phát triển của thị trƣờng sẽ có ảnh hƣởng tiêu cực tới hoạt động của các CTCK trên thị trƣờng.

Sự phát triển của TTCK

Nhân tố có tác động trực tiếp tới sự phát triển hoạt động của các CTCK. Sự phát triển ở đây bao hàm phát triển cả về hàng hoá trên thị trƣờng và sự tham gia đông đảo của các nhà đầu tƣ. TTCK phát triển tất yếu sẽ nảy sinh ra các loại hàng hoá mới làm đa dạng về chủng loại cho các nhà đầu tƣ có thể lựa chọn đầu tƣ, ví dụ nhƣ các loại chứng khoán phái sinh: hợp đồng tƣơng lai, quyền chọn…, đó chính là điều kiện để các CTCK phát triển các hoạt động của mình nhằm đáp ứng yêu cầu đầu tƣ của khách hàng. Khi thị trƣờng phát triển, có nghĩa là sự tham gia của các nhà đầu tƣ cũng tăng lên, nhu cầu về đầu tƣ cũng đƣợc đa dạng hoá, nhu cầu sử dụng các dịch vụ từ phía CTCK cũng tăng lên; các doanh nghiệp cũng có nhu cầu phát hành chứng khoán và tƣ vấn về tài chính… và đây chính là điều kiện tốt để các CTCK không ngừng phát triển, mở rộng phạm vi hoạt động của mình.

Sự phát triển của TTCK không chỉ dừng lại trong phạm vi quốc gia mà nó sẽ vƣơn ra thế giới. Lúc đó, các CTCK không chỉ còn hoạt động trong nƣớc mà cũng sẽ mở rộng ra thị trƣờng thế giới bằng cách mở văn phòng đại diện, thành lập chi nhánh

hoặc liên doanh liên kết với CTCK nƣớc ngoài. Nhƣ vậy, các hoạt động nghiệp vụ của CTCK càng có cơ hội phát triển.

TTCK có ảnh hƣởng đến chuyên môn, sản phẩm, dịch vụ và khả năng thu lợi nhuận của CTCK. TTCK càng phát triển thì càng có khả năng tạo thêm các công vụ tài chính và đa dạng hóa dịch vụ, qua đó, các CTCK có thêm các cơ hội thu lợi nhuận và ngƣợc lại, khi TTCK kém phát triển thì các CTCK không có điều kiện tạo thêm sản phẩm, dịch vụ dẫn đến khả năng thu lợi nhuận bị hạn chế.

Môi trƣờng công nghệ

Sự phát triển vƣợt bậc của khoa học công nghệ, đặc biệt là CNTT đã tạo điều kiện cho TTCK phát triển nói chung và CTCK nói riêng trong việc nâng cao hiệu quả trong quản lý và kinh doanh. Nhờ có CNTT mà CTCK có thể cung cấp dịch vụ từ xa cho khách hàng với độ chính xác và an toàn cao, tiết kiệm chi phí quản lý, chi phí hoạt động kinh doanh chứng khoán, từ đó giảm chi phí cung cấp dịch vụ cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hoạt động kinh doanh của một số công ty chứng khoán niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)