Trên cơ sở số liệu sơ cấp và thứ cấp đƣợc thu thập , tác giả tiến hành phân tích, đánh giá chung tình hình hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán lựa chọn. Thông qua các chỉ tiêu để có cái nhìn tổng thể về công ty chứng khoán. Cụ thể về quy mô tốc động tăng nguồn vốn, doanh thu, chi phí, lợi nhuận,… Đi sâu vào nghiên cứu đánh giá thực trạng một số công ty chứng khoán niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh., phân tích các yếu tố ảnh hƣởng tới hoạt động kinh doanh. Từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao tình hình hoạt động các công ty chứng khoán đó.
CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA MỘT SỐ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NIÊM YẾT
TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1 Giới thiệu thị trƣờng chứng khoán và các công ty chứng khoán Việt Nam
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam từ 2000 đến nay
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nƣớc (UBCKNN) đƣợc thành lập theo Nghị định số 75/CP ngày 28/11/1996 của Chính phủ, là cơ quan trực thuộc Chính phủ thực hiện chức năng tổ chức và quản lý Nhà nƣớc về chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán (TTCK) ở Việt Nam. Chính thức hoạt động từ tháng 4/1997, UBCKNN đã tích cực phối hợp với các bộ, ngành xây dựng các điều kiện cho sự ra đời của TTCK, đặc biệt là công tác xây dựng cơ chế, chính sách, khuôn khổ pháp lý.
Ngày 11/7/1998, Chính phủ ký ban hành Nghị định số 48/1998/NĐ-CP về chứng khoán và TTCK. Đây là văn bản quy phạm pháp luật có giá trị cao nhất tại thời điểm đó điều chỉnh trực tiếp cho hoạt động của TTCK, làm cơ sở cho hàng loạt các
thông tƣ, quyết định để hƣớng dẫn cụ thể quy định về hoạt động của TTCK Việt Nam. Cùng ngày, TTGDCK TP.HCM đƣợc thành lập theo Quyết định số
127/1998/QĐ-TTg và chính thức đi vào hoạt động, thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000. 5 năm sau, TTGDCK Hà Nội đã chính thức chào đời vào ngày 08/03/2005. Hiện nay, cả TTGDCK TP.HCM và Hà Nội đều đã đƣợc chuyển thành SGDCK TP.HCM (năm 2007) và SGDCK Hà Nội (năm 2009), với mô hình công ty TNHH một thành viên thuộc sở hữu Nhà nƣớc. Ngày 24/06/2009, UPCOM chính thức hoạt động, với mong muốn thay thế giao dịch cổ phiếu tự do, đảm bảo thanh khoản cho chứng khoán của CTCP và an toàn cho các bên tham gia giao dịch.
Luật Chứng khoán có hiệu lực từ 01/01/2007 và những văn bản hƣớng dẫn thi hành đã tạo cơ sở pháp lý cho TTCK hoạt động ổn định, tuân thủ nguyên tắc công bằng, công khai, minh bạch.
* Các giai đoạn hình thành phát triển.
TTCK Việt Nam đã trải qua hơn 16 năm hình thành và phát triển, qua rất nhiều giai đoạn từ “chập chững”, đến tăng tốc, bùng nổ,và lao dốc sau đó dần dần hồi phục, ổn định và phát triển. Ta có thể khái quát lại một số giai đoạn nhƣ sau:
Ngày 28/07/2000 phiên giao dịch đầu tiên diễn ra ở TTGDCK TP.HCM, ở thời điểm lúc bấy giờ, chỉ có 2 doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu là CTCP Cơ điện lạnh (Mã: REE) và CTCP Sacom (Mã: SAM) với số vốn 270 tỷ đồng và một số ít trái phiếu Chính phủ. TTCK đã có mức tăng trƣởng nhanh về giá do nguồn cung hàng hóa khan hiếm, chỉ số VN Index liên tục tăng và đạt tới đỉnh điểm là 571,04 điểm ngày 25/6/2001. Sau đó, thị trƣờng đã liên tục sụt giảm trong suốt 3 năm sau đó, trƣớc khi tăng mạnh trở lại vào cuối năm 2003. Năm 2005, sau khi TTGDCK Hà Nội đi vào hoạt động, tổng số các công ty niêm yết trên cả hai thị trƣờng là 44 công ty với tổng giá trị niêm yết là 4,94 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, nhìn chung giai đoạn 2000- 2005 là giai đoạn hoạt động khá trầm của TTCK Việt Nam.
• Giai đoạn 2006: Giai đoạn phát triển đột phá.
Hoạt động giao dịch sôi động tại cả 3 nơi: TTGDCK TP.HCM, TTGDCK Hà Nội và OTC. Năm 2006, TTCK Việt Nam có sự phát triển vƣợt bậc, chỉ số Vn-Index tại HOSE tăng 144%, tại Hastc tăng 152,4%. Tổng giá trị vốn hóa đạt 13,8 tỷ USD (chiếm 22,7% GDP), giá trị cổ phiếu do các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài nắm giữ đạt khoảng 4 tỷ USD, chiếm 16,4% mức vốn hóa của toàn thị trƣờng. Số công ty niêm yết tăng gần 5 lần, từ 44 công ty năm 2005 đã lên tới 193 công ty, số tài khoản giao dịch đạt hơn 10 vạn, gấp 3 lần năm 2005 và 30 lần so với 6 năm trƣớc. Trong vòng một năm, chỉ số Vn-Index tăng hơn 500 điểm, từ hơn 300 điểm cuối 2005 lên 800 điểm cuối 2006.
• Giai đoạn 2007: Giai đoạn “bùng nổ”.
Luật Chứng khoán có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 đã góp phần thúc đẩy thị trƣờng phát triển và tăng cƣờng khả năng hội nhập vào thị trƣờng tài chính quốc tế. VN- Index và Hastc-Index đã đạt đỉnh của TTCK Việt Nam ở 1.170,67 điểm và 459,36 điểm. Kết thúc phiên giao dịch cuối năm, VN-Index đạt 927,02 điểm, Hastc-Index dừng ở mức 323,55 điểm. So với thời điểm cuối năm 2006, VN-Index tăng 23,3%; Hastc-Index tăng 33,2%. Quy mô giao dịch tăng trƣởng mạnh khi mức giao dịch bình quân năm 2007 đạt 255 tỷ đồng/phiên trong khi năm 2006 chỉ đạt 19 tỷ đồng/phiên. Quy mô thị trƣờng có bƣớc nhảy vọt mạnh mẽ lên 43% GDP.
• Giai đoạn 2008 đến quý I năm 2009: TTCK sụt giảm mạnh và xu thế chung của nền kinh tế.
6 tháng đầu năm 2008, VN-Index đã sụt giảm trên 60% so với thời điểm cuối năm 2007. Trong 103 phiên giao dịch của giai đoạn này, có 71 phiên VN-Index giảm điểm. Đỉnh điểm là chuỗi 34 phiên giảm liên tiếp từ giữa tháng 4/2008 tới đầu tháng 6/2008. Mặc dù trong năm 2008, Chính phủ đẩy mạnh việc cổ phần hóa DNNN, đặc biệt các DN có quy mô lớn, kèm theo đó các ngân hàng, công ty chứng khoán … phát hành trái phiếu, cổ phiếu. Thị trƣờng chứng khoán vẫn chƣa có tín hiệu phục hồi rõ rệt. Có thể nói đây là giai đoạn tồi tệ nhất thị trƣờng chứng khoán.
Đến quý I năm 2009, chỉ số Vn-index chạm đáy ở 235 điểm vào ngày 24/2/2009. • Giai đoạn 2009 đến quý I năm 2010: Giai đoạn hồi phục
Kể từ khi chạm đáy cho đến cuối năm 2009, TTCK đi lên cùng sự hồi phục của nền kinh tế. VN-Index đóng cửa năm 2009 ở mức 494 điểm, so với đáy 235 điểm VN- Index đã tăng trƣởng 110,21%. Đây là mức tăng mạnh nhất trong số các TTCK thế giới.
• Giai đoạn 2011 đến nay: Giai đoạn hoàn thiện và phát triển
Trong đó giai đoạn 2011 đến nay, quy mô huy động vốn qua thị trƣờng chứng khoán đạt hơn 1,4 triệu tỉ đồng, gấp 4,75 lần so với giai đoạn 2005-2010, đóng góp 23% tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội.
Tính đến năm 2016 các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu huy động vốn qua thị trƣờng chứng khoán đạt 380.000 tỉ đồng và quy mô vốn hóa của thị trƣờng tính đến tháng 11.2016 đạt 1,79 triệu tỷ đồng, tƣơng đƣơng gần 43% GDP. Tính chung, giá trị thị trƣờng chứng khoán đạt 65% GDP.
Biểu đồ 3.1: Quy mô vốn thị trường giai đoạn 2000 - 2016
3.1.2 Sự ra đời và phát triển của các công ty chứng khoán Việt Nam từ 2000 đến nay
Cùng với sự phát triển của TTCK, số lƣợng CTCK đã có sự gia tăng khá mạnh so với thời điểm năm 2000 khi thị trƣờng mới thành lập, chỉ có 3 công ty chứng khoán. Đặc biệt giai đoạn cuối năm 2006 trƣớc khi Luật Chứng khoán có hiệu lực, số lƣợng CTCK là 55, trong năm 2007 đã tăng lên tới 79 công ty. Đến cuối năm 2010, số lƣợng CTCK đƣợc cấp phép thành lập là 103 công ty số lƣợng công ty chứng khoán hoạt động lớn nhất từ trƣớc đến giờ.
Trong giai đoạn đầu, các quy định về thành lập CTCK rất đơn giản. Nhà nƣớc còn áp dụng chính sách ƣu đãi thuế để khuyến khích thành lập CTCK, các điều kiện cơ bản để xin thành lập CTCK cũng rất dễ dàng.
Trƣớc tình hình nhu cầu lập CTCK tăng mạnh, Bộ Tài chính đã từng bƣớc nâng tiêu chí thành lập CTCK rất nhiều: yêu cầu về vốn pháp định tăng từ 43 tỷ đồng lên 300 tỷ đồng, yêu cầu phải có vốn thực góp, yêu cầu kiểm toán tổ chức góp vốn, yêu cầu về năng lực giám đốc đến yêu cầu đối với cổ đông sáng lập là tổ chức, cổ đông sáng lập là ngân hàng, công ty bảo hiểm,…
Năm 2008 và đầu năm 2009 chứng kiến giai đoạn khó khăn nhất của các CTCK khi có đến 62/100 CTCK có hoạt động kinh doanh thua lỗ. UBCKNN đã xác định đảm bảo an toàn hoạt động cho các CTCK là ƣu tiên hàng đầu qua các biện pháp: rà soát hoạt động các CTCK thua lỗ để có ứng xử phù hợp, và đề xuất các CTCK nâng cao năng lực tài chính, tái cấu trúc; sửa đổi các văn bản pháp lý về hoạt động của các tổ chức kinh doanh chứng khoán.
Kể từ thời gian đó làn sóng tái cấu trúc, sáp nhập cũng nhƣ giải thể yết diễn ra mạnh mẽ nhằm tăng cƣờng tính cạnh tranh và loại bỏ một số công ty chứng khoán không còn đủ khả năng cạnh tranh. Một số trƣờng hợp điển hình nhƣ:
+ Năm 2013: Thƣơng vụ sáp nhập giữa Công ty chứng khoán MB (MBS) và Công ty chứng khoán VIT (VITS).
+ Năm 2015: Công ty CP Chứng khoán Hải Phòng (Haseco –HPC) hợp nhất với Công ty CP chứng khoán Á Âu (AAS).
Biểu đồ 3.2: Số lượng công ty chứng khoán giai đoạn 2000 - 2016
+
Nguồn: UBCKNN
3.2. Phân tích hoạt động kinh doanh của một số công ty chứng khoán niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM. Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM.
3.2.1. Giới thiệu về các công ty chứng khoán lựa chọn nghiên cứu.
Trải qua hơn 16 năm hoạt động, TTCK VN trải qua nhiều thăng trầm, đổi thay số lƣợng các công ty chứng khoán niêm yết trên SGDCKHN, SGDCK TP.HCM không ngừng tăng nhanh. Tính đến thời điểm 2016, hiện có 27 CTCK niêm yết trong đó 10 CTCK niêm yết trên sàn HOSE, 12 CTCK niêm yết trên sàn HNX và 5 CTCK niêm yết trên sàn UPCOM.
Trong phần nghiên cứu này, tác giả lựa chọn 4 CTCK niêm yết trên sàn HOSE là: CTCP chứng khoán Sài Gòn (SSI), CTCP chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC), CTCP Chứng khoán Ngân hàng đầu tƣ và phát triển Việt Nam (BSC) và CTCP Chứng khoán Ngân hàng Nông Nghiệp và PTNT VN (AGR).
Bởi đây là 4 trong số các công ty chứng khoán đầu tiên đƣợc thành lập tại Việt Nam, và có thời gian niêm yết sớm nhất so với các CTCK còn lại. Nhƣ vậy, những CTCK này đã có lợi thế về mức độ nhận biết của công chúng đầu tƣ đối với họ nhiều hơn; và có cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động tuân thủ các quy định về quản trị dành cho công ty niêm yết sớm hơn – về căn bản yêu cầu chuẩn mực công bằng, công khai và minh bạch tốt hơn các CTCK chƣa niêm yết.
3.2.1.1 Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn – SSI
SSI là một trong những công ty chứng khoán thành lập đầu tiên tại Việt Nam và hiện nay là định chế tài chính lớn nhất thị trƣờng chứng khoán Việt Nam, với vốn điều lệ, doanh thu, lợi nhuận và thị phần đứng đầu thị trƣờng.
Ngày 05/04/2000, SSI đƣợc UBCKNN cấp Giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán với số vốn điều lệ ban đầu là 6 tỷ đồng. Ngày 15/12/2006, cổ phiếu của công ty chính thức giao dịch tại Hastc. Ngày 29/10/2007, cổ phiếu SSI chính thức giao dịch tại HOSE. Trải qua sau 16 năm hoạt động, SSI đã dần khẳng định đƣợc vị thế của mình và đã thu hút vốn thành công đạt hơn 4,900 tỷ VND. Với mức vốn điều lệ này, SSI tiếp tục là công ty chứng khoán có vốn điều lệ lớn nhất trên TTCK Việt Nam.
3.2.1.2 Công ty cổ phần chứng khoán TP Hồ Chí Minh – HSC
Công ty cổ phần chứng khoán TP Hồ Chí Minh Chính thức niêm yết trên Sàn Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) vào tháng 05/2009 với mã chứng khoán HCM, vốn điều lệ của HSC tính đến 31/12/2016 hơn 1,297tỷ và vốn chủ sở hữu trị giá 2,392 tỷ VND (khoảng 105 triệu đô la Mỹ), đƣa HSC trở thành một trong những công ty chứng khoán lớn nhất trong cả nƣớc xét trên phƣơng diện tài chính cũng nhƣ năng lực đầu tƣ. HSC sở hữu thế mạnh cộng hƣởng của hai tổ chức hàng đầu trong lĩnh vực tài chính Việt Nam: Công ty Đầu tƣ Tài chính Nhà nƣớc Thành phố Hồ Chí Minh (HFIC) – cổ đông sáng lập, và Dragon Capital, Tập đoàn Quản lý Quỹ uy tín – cổ đông chiến lƣợc. Qua 14 năm hình thành và phát triển, HSC đã khẳng định vị thế Công ty chứng khoán hàng đầu Việt Nam với thị phần không ngừng tăng trƣởng và luôn ở nhóm dẫn đầu.
3.2.1.3 Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BSC
Đƣợc cấp phép thành lập ngày 26/11/1999, với tên giao dịch ban đầu là: Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BSC), là Công ty chứng khoán đầu tiên trong ngành ngân hàng tham gia kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán và cũng là một trong hai công ty chứng khoán đầu tiên tại Việt Nam. Cuối năm 2010, với định hƣớng phát triển của BIDV, đồng thời để đáp ứng đƣợc nhu cầu và đòi hỏi của thị trƣờng, BSC tiến hành cổ phần hóa và đấu giá thành công 10.195.570 cổ phần. Ngày 01/01/2011, Công ty chính thức đổi tên thành Công ty Cổ
phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam với số vốn điều lệ là 865 tỷ đồng. Trải qua hơn 16 năm hoạt động, vốn điều lệ hiện tại là 902 tỷ đồng.
3.2.1.4 Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – AGR
Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agriseco) là một trong những CTCK đầu tiên hoạt động trên TTCK Việt Nam. Agriseco chuyển đổi từ Công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, đƣợc thành lập ngày 20/12/2000 theo Quyết định số 269/QĐ/HĐQT của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank).
Với số Vốn điều lệ ban đầu là 60 tỷ đồng, đến nay Agriseco đã trở thành công ty chứng khoán (CTCK) hàng đầu của Việt Nam: lớn nhất về mạng lƣới (3 Chi nhánh, 4 Phòng giao dịch, 47 Cơ sở phát triển dịch vụ), lớn thứ hai về Vốn điều lệ (2.120 tỷ đồng).
3.2.2. Phân tích hoạt động kinh doanh của một số công ty chứng khoán
3.2.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chung
Giai đoạn 2014 – 2016 là giai đoạn mà môi trƣờng hoạt động của các công ty chứng khoán tiếp tục có nhiều biến động. Ảnh hƣởng bởi nhiều thông tin kinh tế - chính trị cả tích cực lẫn tiêu cực. Những thông tin hỗ trợ vĩ mô tƣơng đối khá quan (tăng trƣởng GDP tuy không đạt kế hoạch,nhƣng lạm phát tiếp tục đƣợc duy trì ở mức thấp dƣới 5%, cả nƣớc xuất siêu, tăng trƣởng nhanh về số lƣợng doanh nghiệp, thu hút vốn FDI) đã tác động tích cực đến thị trƣờng chứng khoán cả về điểm số lẫn thanh khoản. Bên cạnh đó là hàng loạt các sự kiện kinh tế-chính trị trên toàn cầu và trong nƣớc nhƣ diễn biến căng thẳng biển Đông, ảnh hƣởng giá dầu, Brexit, bầu cử Tổng thống Mỹ đều ảnh hƣởng phần nào đến TTCK Việt Nam.
Chỉ tiêu về thay đổi doanh thu
Doanh thu của các công ty chứng khoán cũng đã bị ảnh hƣởng khá rõ năm 2015 sau