Chỉ số hàng tồn kho và dự phòng giảm giá chứng khoán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hoạt động kinh doanh của một số công ty chứng khoán niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 65 - 69)

Đơn vị tính: tỷ đồng

SSI HCM BSI AGR

2014 2015 2016 2014 2015 2016 2014 2015 2016 2014 2015 2016 Hàng tồn kho 0 0 0 0 0 0 0.024 0.022 0.021 1.416 1.335 3.218 Dự phòng giảm giá chứng khoán 73.653 42.513 28.431 82.246 57.904 34.91 12.828 12.914 18.717 236.395 527.893 618.666

Lƣợng hàng tồn kho AGR tăng trƣởng khá tƣơng đối nhanh do công ty nắm giữ, cầm cố một lƣợng lớn các cổ phiếu giảm giá nhƣ mã HAG, HNG …Về dự phòng giảm giá AGR cũng cho thấy sự hạn chế lớn khi chất lƣợng quản trị cũng nhƣ tự doanh ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. SSI, HCM, BSI tuy có giảm phần trích lập dự phòng nhƣng khoản này vẫn ảnh hƣởng khá lớn đến doanh thu của doanh nghiệp cần đòi hỏi phải đánh giá nguyên nhân và có những giải pháp cụ thể để giải quyết những bất cập này.

3.2.3.2 Nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán.

* Nhân tổ khách quan

Tình hình kinh tế và TTCK Việt Nam

Giai đoạn 2014 – 2016 là giai đoạn mà môi trƣờng hoạt động của các công ty chứng khoán tiếp tục có nhiều biến động. Những thông tin hỗ trợ vĩ mô tƣơng đối khá quan ( tăng trƣởng GDP tuy không đạt kế hoạch,nhƣng lạm phát tiếp tục đƣợc duy trì ở mức thấp dƣới 5%, cả nƣớc xuất siêu, tăng trƣởng nhanh về số lƣợng doanh nghiệp, thu hút vốn FDI, chính sách nới room ngoại, rút ngắn thời gian thanh toán T+2…) đã tác động tích cực đến thị trƣờng chứng khoán cả về điểm số lẫn thanh khoản. Bên cạnh đó là hàng loạt các sự kiện kinh tế-chính trị trên toàn cầu nhƣ diễn biến giá dầu, Brexit, bầu cử Tổng thống Mỹ, Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ… đều ảnh hƣởng phần nào đến TTCK Việt Nam.

Môi trường chính trị, pháp luật và cơ chế chính sách

Nhìn chung, Việt Nam đƣợc đánh giá là nƣớc có môi trƣờng chính trị và xã hội ổn định so với các nƣớc khác trong khu vực. Việt Nam dẫn đầu danh sách nƣớc thu hút lƣợng vốn FDI mới (greenfield FDI) trong nhóm các thị trƣờng mới nổi, số liệu đƣợc FDI Intelligence – đơn vị trực thuộc tạp chí The Financial Times – công bố năm 2015. So với các nƣớc ASEAN khác nhƣ Indonesia, Malaysia, Philippines, và Trung Quốc, Việt Nam có ít các vấn đề liên quan đến tôn giáo và mâu thuẫn sắc tộc hơn. Việt Nam đƣợc đánh giá là nơi an toàn để đầu tƣ.

Luật chứng khoán có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2007 thay thế Nghị định 144/2003/NĐ- CP và hệ thống các văn bản hƣớng dẫn thi hành đã tạo hành lang pháp lý quan trọng cho hoạt động của TTCK, tạo cơ hội phát triển ổn định và lâu dài cho thị trƣờng chứng khoán đồng thời tạo niềm tin cho nhà đầu tƣ, nhất là với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.

Bên cạnh đó hàng loạt các chính sách đƣợc nhà nƣớc ban hành nhằm hỗ trợ thị trƣờng nhƣ:

+ Nghị định 60/2015/NĐ-CP, trong đó cho phép nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc đầu tƣ không hạn chế vào các doanh nghiệp đại chúng không thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

+ Thông tƣ số 203/2015/TT-BTC thay thế cho Thông tƣ 74/2011/TT-BTC ngày 1/6/2011 về hƣớng dẫn giao dịch trên TTCK. Thông tƣ 203 cho phép nhà đầu tƣ đƣợc phép đặt lệnh vừa mua vừa bán trong từng lần khớp lệnh liên tục (nhƣng không đƣợc phép đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng/mở cửa), bỏ quy định nhà đầu tƣ chỉ đƣợc sử dụng 1 tài khoản để thực hiện giao dịch ngƣợc chiều cùng 1 loại chứng khoán.

+ Quy chế hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán, áp dụng chu kỳ thanh toán T+2 có hiệu lực từ ngày 1/1/2016. Tại Quyết định 211/QĐ-VSD về việc ban hành Quy chế hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán, từ ngày 1/1/2016, ngày thanh toán giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ là ngày làm việc thứ 2 sau ngày giao dịch (T+2) và ngày thanh toán giao dịch trái phiếu là ngày làm việc liền kề sau ngày giao dịch (T+1).

Môi trường công nghệ.

Bên cạnh sự phát triển của thị trƣờng, SGDCK Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Trung tâm lƣu ký chứng khoán (VSD) thƣờng xuyên nâng cấp, cải tiến công nghệ để

dịch cổ phiếu Core i5, đƣợc xem là một bƣớc tiến quan trọng đánh dấu sự chủ động trong phát triển công nghệ thông tin, nhất là trong lĩnh vực phát triển hệ thống giao dịch, một lĩnh vực mang tính chuyên môn đặc thù với mức độ bảo mật cao, góp phần tiết kiệm đáng kể chi phí cho ngân sách Nhà nƣớc. Năng lực xử lý của hệ thống có thể đạt 20 - 30 triệu lệnh trong một phiên giao dịch, đảm bảo khả năng xử lý lệnh trong cùng một thời điểm đạt ngƣỡng 15.000 – 20.000 lệnh/giây (gấp 10 lần năng lực của hệ thống trƣớc đây).

Từ 01/07/2015, VSD đã vận hành hệ thống Cổng giao tiếp Trực tuyến thống cho phép các giao dịch tác nghiệp trên hệ thống lõi (Core) của Thành viên đƣợc truyền trực tiếp đến hệ thống của VSD, giúp cho quá trình trao đổi nghiệp vụ giữa thành viên và VSD đƣợc thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác, an toàn và bảo mật.

Môi trƣờng đặc thù

Cạnh tranh khốc liệt trong cuộc đua thị phần trên bảng xếp hạng hàng quý tại HOSE và HNX liên tục diễn ra khi các CTCK cạnh tranh nhau từng 0,1% thị phần trên đó.

Nếu nhƣ năm 2015, thị trƣờng có nhiều đợt tăng giảm, thanh khoản thấp hơn so với năm 2014, cả hoạt động môi giới lẫn tự doanh của các CTCK không thuận lợi cuộc chiến dành thị phần vẫn diễn ra mạnh mẽ. Năm 2016, là sự chuyển động ngầm trong hoạt động môi giới tiếp tục gay gắt, nhƣng có xu hƣớng đi vào chiều sâu hơn so với vài năm về trƣớc.

Biểu đồ 3.8: Thị phần CTCK sàn HOSE năm 2016

Biểu đồ 3.9 Thị phần CTCK sàn HNX năm 2016

Nguồn: Báo cáo thị phần HNX 2016

Cuộc cạnh tranh thị phần gay gắt giữa các CTCK khi top 10 CTCK có những tên tuổi mới nhƣ Chứng khoán Tân Việt (TVSI). Trong số đó, SSI luôn giữ vững đƣợc vị trí dẫn đầu của mình, HCM và BSC nằm trong top 10 thị phần sàn HOSE.

* Nhân tổ chủ quan Tiềm lực tài chính.

Khả năng huy động vốn, tiềm lực tài chính là một trong những yếu tố quan trọng của công ty chứng khoán nhằm tăng khả năng cạnh tranh. Lƣợng vốn càng lớn CTCK càng có thêm cơ hội đầu tƣ. Nguồn vốn lớn sẽ cho phép CTCK tiếp cận các hợp đồng có giá trị lớn hơn, nâng cao vị thế trong ký kết các hợp đồng kinh tế.

Chính vì lẽ đó, nhu cầu vốn và tăng vốn luôn là một áp lực đối với CTCK. Các CTCK niêm yết luôn tận dụng thời cơ để tăng vốn, với các hình thức và hƣớng đến nhiều đối tƣợng khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hoạt động kinh doanh của một số công ty chứng khoán niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)