Tỷ trọng trình độ nhân sự của CTCK năm 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hoạt động kinh doanh của một số công ty chứng khoán niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 71 - 76)

SSI HSC BSI AGR

Đại học 84% 84% 68% 85%

Sau đại học 13% 10% 27% 7%

Khác 3% 6% 5% 8%

Nguồn: tổng hợp báo cáo CTCK

Chất lƣợng nguồn nhân lực của các công ty chứng khoán khá đồng đều, trong đó nguồn nhân lực chất lƣợng cao chiếm hơn 90% nhân viên. Việc này đóng góp không nhỏ cho thành công trong sự phát triển của các CTCK

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Dựa trên cơ sở lý thuyết đã trình bày ở chƣơng 1, luận văn đi vào phân tích hiệu quả hoạt động thực tế của nhóm CTCK niêm yết chọn nghiên cứu gồm: SSI, HSC, BSI và AGR, và lý giải tác động của những nhân tố khách quan lẫn chủ quan đến hoạt động kinh doanh của nhóm.

Khi xem xét nhóm nhân tố khách quan, tồn tại song song những nhân tố có tác động thuận lợi và bất lợi đến hiệu quả hoạt động của CTCK. Nhóm nhân tố thuận lợi có thể kể đến: môi trƣờng kinh tế chính sách của nhà nƣớc giai đoạn 2014 - 2016 có nhiều bƣớc khởi sắc, tăng trƣởng; môi trƣờng chính trị, luật pháp và công nghệ tạo nhiều điều kiện tốt cho CTCK hoạt động ổn định, mở rộng kinh doanh. Nhóm nhân tố gây bất lợi lớn nhất cho hiệu quả hoạt động là mức độ cạnh tranh gay gắt giữa các CTCK giành thị phần. Cuộc chiến giành thị phần có thể dẫn đến doanh thu bị thu hẹp, chi phí tăng; thúc đẩy các CTCK chấp nhận các hoạt động có độ rủi ro cao, và thậm chí là vi phạm pháp luật.

Các nhân tố chủ quan gồm tiềm lực tài chính, uy tín, năng lực quản trị, chất lƣợng nguồn nhân lực hay công nghệ tác động thuận chiều lên hiệu quả hoạt động của CTCK. Các nhân tố này càng mạnh thì hiệu quả đem lại càng lớn. Do vậy, xét về giải pháp mang tính chất vi mô, để nâng cao hiệu quả hoạt động của CTCK, điều cần làm là nâng cao hơn nữa tiềm lực tài chính, uy tín, chất lƣợng quản trị, nhân lực và công nghệ.

CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA MỘT SỐ CTCK ĐANG NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH

CHỨNG KHOÁN TP HỒ CHÍ MINH 4.1. Bối cảnh thị trƣờng trong những năm tới

4.1.1 Định hướng phát triển của Chính phủ.

Sự phát triển của TTCK là tất yếu khách quan, bởi vậy Chính phủ Việt nam đã liên tục ban hành và đƣa ra các chính sách, định hƣớng phát triển phù hợp với sự phát triển của đất nƣớc cũng nhƣ hội nhập kinh tế quốc tế. Theo đó, chủ trƣơng của Nhà nƣớc là xây dựng và phát triển thị trƣờng chứng khoán phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, hình thành một hệ thống thị trƣờng chứng khoán đồng bộ và thống nhất trong tổng thể thị trƣờng tài chính của đất nƣớc. Thứ hai, cần tập trung phát triển, mở rộng thị trƣờng chứng khoán có tổ chức, thu hẹp thị trƣờng tự do đồng thời đặc biệt coi trọng vấn đề chất lƣợng và sự an toàn của thị trƣờng, từng bƣớc tiếp cận với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

Để phát triển thị trƣờng đƣợc lành mạnh, hiệu quả thì việc phát triển thị trƣờng chứng khoán theo hƣớng gắn kết với việc cải cách, sắp xếp khu vực doanh nghiệp nhà nƣớc, tạo động lực cho các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế cả về năng lực tài chính và quản trị doanh nghiệp là trọng yếu và rất cần thiết. Theo đó, Nhà nƣớc thực hiện quản lý bằng công cụ pháp luật, có các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện để thị trƣờng chứng khoán phát triển ổn định, vững chắc; phát huy vai trò của các tổ chức tự quản, hiệp hội nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp và khuyến khích các chủ thể tham gia thị trƣờng chứng khoán.

Mục tiêu tổng quát:

Để thực hiện đƣợc định hƣớng phát triển TTCK Việt Nam, Chính phủ nêu ra mục tiêu cần phát triển thị trƣờng chứng khoán ổn định, vững chắc, cấu trúc hoàn chỉnh với nhiều cấp độ, đồng bộ về các yếu tố cung - cầu; tăng quy mô và chất lƣợng hoạt động, đa dạng hóa các sản phẩm, nghiệp vụ, đảm bảo thị trƣờng hoạt động hiệu quả và trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng của nền kinh tế.

Sự phát triển và lớn mạnh của thị trƣờng luôn đi kèm với mục tiêu bảo đảm tính công khai, minh bạch, các tiêu chuẩn và thông lệ quản trị công ty, tăng cƣờng

tin của thị trƣờng. Từ đó, chỉ ra đƣợc mục tiêu cho các đơn vị tham gia trên TTCK cần chủ động hội nhập thị trƣờng tài chính quốc tế, từng bƣớc tiếp cận với các chuẩn mực chung và thông lệ quốc tế.

Mục tiêu cụ thể:

+ Tiếp tục tăng quy mô, độ sâu và tính thanh khoản của thị trƣờng chứng khoán. Đây là mục tiêu quan trọng trong giai đoạn phấn đấu đến năm 2020 của Chính phủ đối với lĩnh vực TTCK, theo đó phấn đấu đƣa tổng giá trị vốn hóa thị trƣờng cổ phiếu vào năm 2020 đạt khoảng 70% GDP; đƣa thị trƣờng trái phiếu trở thành một kênh huy động và phân bổ vốn quan trọng cho phát triển kinh tế. Song song với đó, TTCK Việt nam sẽ cần đƣợc đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tƣ, phát triển hệ thống nhà đầu tƣ tổ chức, khuyến khích đầu tƣ nƣớc ngoài dài hạn, đào tạo nhà đầu tƣ cá nhân.

+ Tăng tính hiệu quả của thị trƣờng chứng khoán:

Trên cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động của thị trƣờng trong hơn 15 năm qua thì việc tái cấu trúc mô hình tổ chức thị trƣờng chứng khoán theo hƣớng cả nƣớc chỉ có 01 Sở giao dịch chứng khoán và từng bƣớc cổ phần hóa Sở Giao dịch chứng khoán để bảo đảm sự thống nhất trong hoạt động, thuận tiện trong việc nâng cao năng lực quản trị và thu hút vốn từ các thành viên thị trƣờng là vô cùng cần thiết. Đi kèm với việc tái cấu trúc là việc hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, đa dạng hóa phƣơng thức giao dịch và sản phẩm nghiệp vụ của Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lƣu ký chứng khoán; từng bƣớc kết nối với các Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lƣu ký chứng khoán trong khu vực Asean.

Nâng cao sức cạnh tranh của các định chế trung gian thị trƣờng và các tổ chức phụ trợ trên cơ sở sắp xếp lại các công ty chứng khoán, từng bƣớc tăng quy mô, tiềm lực tài chính của công ty chứng khoán, đa dạng hóa các hoạt động nghiệp vụ theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế; mở cửa thị trƣờng cho các trung gian tài chính nƣớc ngoài phù hợp với lộ trình cam kết và mức độ cạnh tranh đối với các tổ chức trong nƣớc. Tăng cƣờng năng lực quản lý, giám sát, thanh tra và cƣỡng chế thực thi của cơ quan quản lý nhà nƣớc trên cơ sở cho phép Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc có đủ quyền lực để thực thi tốt các chức năng quản lý, giám sát, thanh tra và cƣỡng chế thực thi.

+ Tiếp tục thực hiện thoái vốn các doanh nghiệp 100% vốn nhà nƣớc.

Thủ tƣớng chính phủ Quyết định 58/2016/QĐ-TTg về tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp có vốn nhà nƣớc và danh mục doanh nghiệp nhà nƣớc

thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016 – 2020 lộ trình thoái vốn. Nhằm tăng nguồn thu ngân sách, tăng quy mô, tiềm lực tài chính cho doanh nghiệp;

4.1.2 Kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán Việt Nam

4.1.2.1 Kinh tế vĩ mô

Kết thúc năm tài chính 2016, bức tranh kinh tế Việt Nam có nhiều điểm nhấn, là động lực tăng trƣởng cho giai đoạn tiếp theo.

+ Tăng trƣởng GDP cả năm 2016 đạt 6,21%.

+ Lạm phát tiếp tục đƣợc duy trì dƣới 5%. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 tăng 0,23% so với tháng trƣớc. Tính chung cả năm, CPI đã tăng 4,74% so với cuối năm 2015. Tính bình quân năm 2016, chỉ số giá cao hơn năm ngoái 2,66%, đều thấp hơn so với giới hạn 5% đƣợc phê duyệt.

+ Thành công trong thu hút FDI.Thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

cũng là một điểm sáng trong bức tranh kinh tế chung của năm 2016. Tới ngày 26/12, tổng vốn FDI thực hiện ƣớc đạt 15,8 tỷ USD, tăng 9%; tổng vốn đăng ký ƣớc đạt 24,372 tỷ USD.

+ Tái cơ cấu DNNN. Trong năm 2016, số lƣợng công ty niêm yết tăng thêm 20 doanh nghiệp, nâng tổng số công ty niêm yết trên 2 sàn lên 691 doanh nghiệp. So với năm 2015 với 47 doanh nghiệp mới đƣợc niêm yết, chỉ tiêu về lƣợng năm 2016 mới đạt khoảng 40%. Trong năm, doanh nghiệp có xu hƣớng chọn lên sàn Upcom, với gần 120 doanh nghiệp đƣa cổ phiếu lên sàn này kể từ đầu năm.

+ Tỷ giá trở nên ổn định hơn. Trong năm 2016, NHNH áp dụng cơ chế tỷ giá

trung tâm khiến cho tỷ giá ổn định hơn các năm trƣớc. So với các năm trƣớc, VND mất giá 2-5%, trong năm nay VND chỉ mất giá khoảng 1-2%. Bất chấp áp lực về việc Fed tăng lãi suất vào giữa tháng 12/2016 (nhƣ dự kiến), qua đó khiến đồng USD tăng giá tạo áp lực tăng tỷ giá USD/VND, NHNN đã có phƣơng án đối phó với nguồn dự trữ ngoại hối trên 40 tỷ USD.

4.1.2.1 TTCK Việt Nam.

- Triển vọng của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn tới sẽ tiếp tục đƣợc đánh giá tích cực, tuy nhiên tốc độ tăng trƣởng dự báo sẽ thấp hơn năm 2016.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hoạt động kinh doanh của một số công ty chứng khoán niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)