Diện tích rừng được chi trả DVMTR giai đoạn 2014-2019

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả chi trả dịch vụ môi trường rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên mường nhé, tỉnh điện biên​ (Trang 51)

(Nguồn: Ban quản lý KBTTN Mường Nhé)

Biểu đồ 4.2 cho thấy diện tích được chi trả dịch vụ môi trường rừng của Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé 100% là rừng tự nhiên, tổng diện tích được chi trả dịch vụ môi trường rừng đến năm 2019 chiếm 72,40% so với tổng diện tích quy hoạch phát triển rừng đặc dụng, chiếm 92,38% so với tổng diện tích có rừng; diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng trong giai đoạn 2014 - 2019 tăng 2.975,98 ha, diện tích rừng tăng nhiều nhất là từ năm 2016 đến năm 2017 (tăng 2.281,92 ha, chiếm 76,67% tổng diện tích rừng tăng thêm trong cả giai đoạn), nguyên nhân tăng do được công nhận diện tích rừng tăng thêm (đối với diện tích khoanh nuôi tái sinh rừng hết giai đoạn) sau khi rà soát lại hiện trạng rừng trên địa bàn các xã nằm trong quy hoạch rừng đặc dụng thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé.

Hình 4.1. Bản đồ chi trả dịch vụ môi trường rừng 2019

(Nguồn: Ban Quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé)

4.1.2. Việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR

4.1.2.1. Ban hành các văn bản hướng dẫn thực thi chính sách của tỉnh

Quyết định số 134/QĐ-UBND ngày 08/3/2012 của UBND tỉnh Điện Biên về việc thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Điện Biên.

Quyết định số 333/QĐ-UBND ngày 09/4/2020 của UBND tỉnh Điện Biên về việc ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Điện Biên.

Công văn số 208/UBND-NN ngày 25/01/2016 của UBND tỉnh Điện Biên về việc khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ, tục nghiệm thu và thực hiện giải ngân nguồn kinh phí chi trả DVMTR.

Công văn số 3582/UBND-KTN ngày 17/11/2016 của UBND tỉnh Điện Biên về việc triển khai Nghị định số 147/2016/NĐ-CP ngày 02/11/2016 của Chính phủ.

Công văn số 1177/UBND-NN ngày 04/5/2017 của UBND tỉnh Điện Biên về việc triển khai thực hiện điều chỉnh diện tích rừng thuộc các lưu vực làm cơ sở thực hiện chính sách chi trả DVMTR.

Công văn số 2590/UBND-KTN ngày 12/9/2017 của UBND tỉnh Điện Biên về việc tham mưu sử dụng kinh phí chi trả DVMTR của Ban Quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé còn kết dư để đầu tư xây dựng dự án Cơ sở hạ tầng các Khu bảo tồn tỉnh Điện Biên.

Công văn số 3103/UBND-KTN ngày 23/10/2017 của UBND tỉnh Điện Biên về việc sử dụng kinh phí chi trả DVMTR của Ban Quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé còn kết dư để đầu tư xây dựng dự án Cơ sở hạ tầng các Khu bảo tồn tỉnh Điện Biên.

Công văn số 270/UBND-KTN ngày 31/01/2018 của UBND tỉnh Điện Biên về việc giải ngân tiền chi trả DVMTR.

Công văn số 370/SNN-KHTC ngày 12/3/2018 của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc cho phép điều tiết tiền DVMTR có mức chi trả lớn hơn hai lần mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho khoán bảo vệ rừng năm 2017.

Công văn số 769/UBND-KTN ngày 02/4/2018 của UBND tỉnh Điện Biên về việc giải ngân tiền chi trả DVMTR năm 2017.

Công văn số 2151/UBND-KTN ngày 08/8/2018 của UBND tỉnh Điện Biên về việc phê duyệt phương án quản lý, bảo vệ diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý để hưởng chính sách chi trả DVMTR.

Công văn số 2334/UBND-KTN ngày 22/8/2018 của UBND tỉnh Điện Biên về việc triển khai Kết luận của HĐND tỉnh về việc thực hiện giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp giai đoạn 2013 - 2015, việc chi trả DVMTR từ năm 2015 - 2018 và thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững từ năm 2015 - 2018 trên địa bàn tỉnh.

Công văn số 3078/UBND-KTN ngày 24/10/2018 của UBND tỉnh Điện Biên về việc triển khai thực hiện quyết định số 3938/QĐ-BNN-TCLN ngày 09 tháng 10 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

4.1.2.2. Bộ máy tổ chức thực hiện chính sách chi trả DVMTR

Để điều hành tổ chức thực hiện chính sách chi trả DVMTR, UBND tỉnh đã thành lập hệ thống tổ chức quản lý và điều hành chỉ đạo từ tỉnh đến cơ sở.

a. Cấp tỉnh

Bộ máy quản lý và điều hành của Quỹ gồm có Hội đồng quản lý Quỹ, Ban kiểm soát Quỹ và Ban điều hành Quỹ.

- Hội đồng quản lý Quỹ có 09 thành viên làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, gồm: Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ, 01 Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ và các Ủy viên.

+ Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ: Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách Nông, Lâm nghiệp.

+ Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ: Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT.

+ Các Ủy viên Hội đồng có 07 Ủy viên, gồm: Đại diện Lãnh đạo các Sở: Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Kế hoạch và Đầu tư; đại diện Lãnh đạo Kho bạc Nhà nước; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Giám đốc Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng.

- Ban kiểm soát Quỹ giúp Hội đồng quản lý Quỹ giám sát các hoạt động của Ban điều hành Quỹ. Ban kiểm soát Quỹ có 03 thành viên làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, gồm: Trưởng ban và 02 Ủy viên.

+ Trưởng ban là Trưởng phòng nghiệp vụ - Thanh tra tỉnh.

+ 02 Ủy viên là cán bộ của Sở Tài chính và Thanh tra Sở Nông nghiệp và PTNT.

- Ban điều hành Quỹ hoạt động theo chế độ chuyên trách, có chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo quy định và các nhiệm vụ khác do Hội đồng quản lý Quỹ và Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT giao. Gồm Ban giám đốc và các Phòng chuyên môn.

+ Ban Giám đốc: Giám đốc và 02 Phó Giám đốc.

+ Các phòng chuyên môn: Trưởng phòng, không quá 02 Phó trưởng phòng và các chuyên viên.

Hình 4.2. Cơ cấu tổ chức Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Điện Biên Bộ phận Bộ phận

kiểm tra giám sát (06 người) Hội đồng quản lý quỹ

(09 người)

Ban kiểm soát

(03 người) Ban điều hành Quỹ (27 người)

Giám đốc và các phó giám đốc (02 người) Bộ phận kế hoạch kỹ thuật (10 người) Bộ phận kế toán (03 người) Bộ phận tổ chức hành chính (06 người)

b. Cấp huyện

- 10 huyện, thị xã, thành phố đã thành lập Ban Chỉ đạo về kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng và thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng cấp huyện (mỗi Ban từ 15 - 20 thành viên).

- 03 Ban Quản lý rừng phòng hộ (Điện Biên, Mường Chà, Tuần Giáo), 01 Ban Quản lý rừng di tích lịch sử và cảnh quan môi trường Mường Phăng; 11 Hạt Kiểm lâm các huyện, thị xã, thành phố và Hạt Kiểm lâm khu Bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé trực tiếp, phối hợp thực hiện chi trả DVMTR tại địa bàn.

4.1.2.3. Phương thức thực hiện chính sách chi trả DVMTR a. Xác định diện tích các lưu vực thực hiện chi trả

Việc xác định lưu vực gắn với thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng quy định tại Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về phạm vi diện tích rừng cung cấp dịch vụ cho các đối tượng sử dụng dịch vụ môi trường rừng được quy định tại Thông tư số: 60/2012/TT- BNNPTNT ngày 09 tháng 11 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về nguyên tắc, phương pháp xác định diện tích rừng trong lưu vực phục vụ chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Hiện nay, thực hiện theo quy định tại Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Lâm nghiệp.

Bảng 4.2. Bảng phân chia lưu vực theo diện tích được chi trả DVMTR năm 2019

TT Đối tượng sử dụng dịch vụ

môi trường rừng Lưu vực

Diện tích rừng thuộc lưu vực (ha)

1 Thủy điện Hòa Bình Sông Đà 34.187,08

2 Thủy điện Sơn La Sông Đà 34.187,08

3 Thủy điện Lai Châu Sông Đà 34.187,08

4 Công ty CP Nước sạch

Với diện tích rừng nằm trong lưu vực đầu nguồn sông Đà là 34.187,08 ha, trong các năm qua khu BTTN Mường Nhé có tiềm năng lớn về cung ứng DVMTR như: Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối; điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội; việc diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng nằm trong một lưu vực tạo thuận lợi trong quá trình thực hiện việc chi trả DVMTR, người dân được hưởng đơn giá chi trả tiền DVMTR như nhau nên không có tình trạng đơn thư kiến nghị, phản ánh.

b. Xây dựng hệ số K

Theo quy định tại Khoản 3 Nghị định số 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định, Hệ số K được xác định căn cứ vào các yếu tố sau: Trạng thái rừng (là khả năng tạo dịch vụ môi trường rừng); loại rừng (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất); nguồn gốc hình thành rừng (rừng tự nhiên, rừng trồng); mức độ khó khăn, thuận lợi đối với việc bảo vệ rừng (yếu tố xã hội và địa lý). Đối với đối tượng được chi trả là chủ rừng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hệ số K căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương. Để triển khai thực hiện, Bộ NN&PTNT đã ban hành thông tư số 80/2011/TT-BNNPTNT ngày 23 tháng 11 năm 2011 về hướng dẫn phương pháp xác định tiền chi trả DVMTR, các hệ số K thành phần được quy định. Hiện nay việc xác định hệ số K trên địa bàn huyện Mường Nhé nói riêng, tỉnh Điện Biên nói chung được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Lâm nghiệp; Văn bản số 3449/UBND-KTN ngày 25/11/2019 của UBND tỉnh Điện Biên về việc áp dụng hệ số K để xác định đơn giá chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh.

Trong quá trình thực hiện chính sách chi trả DVMTR việc xác định hệ số K là cần thiết, đã được nghiên cứu tính toán có cơ sở khoa học, là một cơ chế thúc đẩy tính công bằng, bằng cách khuyến khích những người tạo ra dịch

vụ có giá trị hơn, giảm bớt tính cách biệt giá trị của các lô rừng trong việc cung cấp DVMTR có chất lượng cao hơn. Tuy nhiên, trên thực tế việc xác định tính toán hệ số K gặp nhiều khó khăn, khó khăn lớn nhất là trong việc điều tra để xác định diện tích trạng thái, trữ lượng rừng, công việc này đòi hỏi phải có nhiều thời gian, nhân lực, tài chính.

Việc áp dụng hệ số K làm cơ sở tính toán mức chi trả tiền DVMTR cho các chủ rừng trên địa bàn tỉnh đã được điều tra, khảo sát thông qua các đơn vị chủ rừng, tham vấn với cán bộ ở các sở, ban, ngành trong tỉnh, họ có nhận định hầu hết các hộ nhận khoán QLBVR là người dân tộc thiểu số, có trình độ học vấn hạn chế nên không hiểu được hệ số K. Vì vậy, việc áp dụng hệ số K sẽ dẫn tới mức chi trả DVMTR cho cá hộ nhận khoán khác nhau, trong khi đó ngày công của họ tham gia vào việc bảo vệ rừng là như nhau, có thể tạo ra những vấn đề xã hội trong cộng đồng. Họ đề nghị việc áp dụng hệ số K là cần thiết nhưng đơn giản hóa, dễ sử dụng tránh gây ra những bất đồng và cần có thời gian để nghiên cứu áp dụng hệ số K một cách có cơ sở khoa học. Tỉnh Điện Biên quyết định áp dụng hệ số K = 1 đối với rừng tự nhiên và K = 0,9 đối với rừng trồng để tính toán mức chi trả DVMTR cho các bên nhận khoán bảo vệ rừng. Đối với diện tích được chi trả dịch vụ môi trường rừng của Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé 100% là rừng tự nhiên do vậy không có sự khác biệt theo, chất lượng rừng, mức độ khó khăn trên địa bàn. Đây là bước điều chỉnh nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Điện Biên phù hợp với điều kiện hiện tại của tỉnh và được sự ủng hộ cao của các bên cung ứng DVMTR và bên sử dụng DVMTR.

c. Cơ chế quản lý thu chi và sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng

- Phương án thu hằng năm thực hiện theo hợp đồng ủy thác chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với các nhà máy thủy điện, Công ty cổ phần nước sạch Vinaconex Hà Nội:

+ Trước ngày 15 tháng 10, bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng gửi kế hoạch nộp tiền dịch vụ môi trường rừng năm sau về Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng theo Mẫu số 02 Phụ lục VI kèm theo Nghị định này;

+ Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày kết thúc quý, bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng lập bản kê nộp tiền dịch vụ môi trường rừng theo Mẫu số 03 Phụ lục VI kèm theo Nghị định này gửi Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng;

+ Bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng nộp tiền theo từng quý; thời gian nộp tiền chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý đối với Quý I, II, III; 45 ngày kể từ ngày kết thúc quý đối với Quý IV;

+ Chậm nhất 50 ngày kể từ ngày kết thúc năm, bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng tổng hợp nộp tiền dịch vụ môi trường rừng gửi Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng theo Mẫu số 04 Phụ lục VI kèm theo Nghị định này.

- Lập kế hoạch thu, chi và dự toán chi quản lý Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh:

+ Rà soát, xác định diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng, lập danh sách bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng;

+ Tổng hợp kế hoạch nộp tiền dịch vụ môi trường rừng của các bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng;

+ Lập kế hoạch thu, chi theo Mẫu số 08 Phụ lục VI; dự toán chi quản lý theo Mẫu số 09 Phụ lục VI kèm theo Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ vào Quý IV hằng năm; báo cáo Hội đồng đồng quản lý Quỹ thông qua, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định;

+ Thông báo kế hoạch thu, chi đến chủ rừng là tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã, tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng theo quy định của pháp luật; gửi quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch thu, chi về Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam.

- Cơ chế sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng: + Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh:

Kinh phí quản lý được trích tối đa 10% tổng số tiền dịch vụ môi trường rừng thực thu trong năm để chi cho các hoạt động của bộ máy Quỹ. Mức trích cụ thể trong kế hoạch thu, chi hằng năm của Quỹ, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Nội dung chi hoạt động của bộ máy Quỹ bao gồm:

Chi thường xuyên: Chi lương, phụ cấp lương và các khoản đóng góp cho các thành viên Ban Điều hành Quỹ, chi tiền trách nhiệm quản lý cho các thành viên Hội đồng quản lý Quỹ, Ban Kiểm soát Quỹ; chi tiền công; chi thanh toán dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, thông tin, tuyên truyền liên lạc; chi họp, hội nghị; chi công tác phí, thuê mướn; chi sửa chữa duy tu tài sản phục vụ công tác chuyên môn và cơ sở hạ tầng; chi thẩm định chương trình, dự án, thẩm định trong hoạt động đấu thầu; chi các hoạt động tiếp nhận và thanh toán tiền; chi kiểm tra giám sát và chi khác (nếu có).

Chi không thường xuyên: Chi hỗ trợ xây dựng phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng; chi các hoạt động rà soát xác định diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng, các hoạt động kỹ thuật theo dõi,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả chi trả dịch vụ môi trường rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên mường nhé, tỉnh điện biên​ (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)