Về sản xuất nông, lâm nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả chi trả dịch vụ môi trường rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên mường nhé, tỉnh điện biên​ (Trang 42)

Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.3. Về sản xuất nông, lâm nghiệp

3.3.1. Sản xuất nông nghiệp

a. Trồng trọt

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của Mường Nhé chiếm 5,57% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó đất lúa và lúa màu chiếm 44,5% tổng quỹ đất nông nghiệp, còn lại là các diện tích đất nương rẫy cố định, nương rẫy luân canh và diện tích đất vườn tạp. Tập quán canh tác lạc hậu, cộng với điều kiện địa hình tương đối phức tạp, việc đầu tư về giống vốn kỹ thuật còn nhiều hạn chế, nên việc sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chưa mang lại hiệu quả cao, năng suất cây trồng đạt thấp.

Trong khu vực vẫn còn tình trạng sử dụng đất theo cổ truyền không có các biện pháp cải tạo làm giàu và duy trì độ phì cho đất, chưa áp dụng biện pháp chống xói mòn để bảo vệ đất đai. Dẫn đến tình trạng đất chỉ canh tác

được 2 - 3 năm, năng suất giảm phải bỏ hoang. Diện tích đất nương rẫy, đất thoái hóa trên toàn khu vực chiếm tỷ lệ cao. Việc phát triển kinh tế vườn và xây dựng mô hình nông lâm kết hợp, kinh tế trang trại của địa phương còn nhiều hạn chế. Một số ít các hộ đã tạo dựng mô hình vườn cây, vườn quả song vẫn còn manh mún, chưa tạo ra những mô hình chuẩn về nông lâm kết hợp, chưa tạo ra giá trị hàng hóa có giá trị cao.

Các loài cây trồng chủ yếu là lúa nước, lúa nương, ngô, sắn, đậu tương. Năng suất bình quân cho các loại cây trồng chính không cao, năng suất lúa 1 vụ là 2,5 tấn/ha; Lúa 2 vụ 3,8 tấn/ha; Lúa nương 1,4 tấn/ha; Ngô 1,3 tấn/ha; Sắn 5,4 tấn/ha; Đậu tương 1,0 tấn/ha. Tổng sản lượng lương thực quy thóc của vùng 6.133,0 tấn. Bình quân lương thực đạt 320 kg/người/năm.

b. Chăn nuôi

Số lượng đàn gia súc của khu vực bao gồm 15.980,0, gia cầm các loại là 34.320 con. Bình quân mỗi hộ có 1,7 con trâu; 0,8 con bò; 0,1 con ngựa; 0,1 con dê; 2,1 con lợn và 10,6 con gia cầm. Phần lớn các loài gia súc gia cầm được chăn thả tự do. Việc phòng chống dịch bệnh hàng năm chưa được chú trọng, chăn nuôi chủ yếu ở quy mô hộ gia đình, chưa phát triển theo hình thức trang trại. Do vậy, sản lượng đạt thấp dẫn tới thu nhập từ chăn nuôi không cao.

3.3.2. Sản xuất lâm nghiệp

a. Tình hình giao đất giao rừng

Công tác giao đất khoán rừng mới chỉ được thực hiện trong mấy năm gần đây, tuy nhiên tốc độ triển khai còn chậm diện tích đã giao khoán là 7.150 ha cho 520 hộ gia đình (chiếm 9,8% rừng và đất trống đồi trọc). Phần diện tích được giao chủ yếu quanh vùng phân bố dân cư còn lại những nơi cao, xa do lực lượng kiểm lâm quản lý. Diện tích đất lâm nghiệp của khu vực là tương đối lớn do đó trong thời gian tới cần đẩy mạnh công tác giao khoán bảo vệ rừng.

b. Tình hình quản lý bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng

Công tác quản lý bảo vệ rừng đã được chính quyền các cấp ở địa phương, Hạt kiểm lâm kết hợp với Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên và các đồn biên phòng tổ chức thực hiện tương đối tốt như tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép. Tuy nhiên, do địa bàn quá rộng và phức tạp nên tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép vẫn lén lút xảy ra. Huyện Mường Nhé mới được thành lập nên nhu cầu sử dụng gỗ và các loại lâm sản phục vụ xây dựng tăng cao cũng là nguyên nhân làm cho một số diện tích rừng phòng hộ của khu vực bị chặt phá. Việc mở mới đường giao thông liên xã cũng làm mất đi một diện tích rừng có trữ lượng cao. Có thể nhận thấy rằng hiện tại sức ép đối với rừng Mường Nhé vẫn không ngừng gia tăng, nguy cơ mất rừng vẫn thường trực. Trong thời gian tới cần thực hiện nhanh công tác quy hoạch ba loại rừng xác định rõ chủ quản lý, sử dụng đúng quy chế cho từng loại rừng. Đẩy mạnh việc phối kết hợp giữa các chủ quản lý và địa phương, các đồn biên phòng dọc tuyến biên giới thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng.

Việc sử dụng rừng vẫn còn mang tính lợi dụng tự nhiên, công tác trồng rừng, khôi phục rừng chưa được quan tâm đúng mức. Diện tích rừng trồng chỉ có 203,90 ha (chiếm 0,12% diện tích đất lâm nghiệp).

3.3.3. Các ngành kinh tế khác (Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ) mại, dịch vụ)

Nền kinh tế của cả khu vực còn mang tính tự cung tự cấp là chủ yếu, cộng với điều kiện vùng cao xa xôi, tiềm năng về khoáng sản không có do vậy các ngành kinh tế khác của địa phương khó có điều kiện phát triển. Hiện tại chỉ có một số hộ đồng bào người Kinh kinh doanh buôn bán tạp hóa và ăn uống ở trung tâm huyện và các xã.

* Nhận xét chung

Kết quả điều tra cho thấy 05 xã vùng đệm huyện Mường Nhé tương đối đa dạng về thành phần dân tộc, với những phong tục, tập quán sinh hoạt khác

nhau, tỷ lệ lao động thấp, trình độ dân trí không cao dẫn tới chất lượng lao động cũng còn nhiều hạn chế. Các dân tộc sống trong khu vực đời sống còn gặp nhiều khó khăn, tập quán canh tác lạc hậu, nặng về khai thác bóc lột tài nguyên đất, tài nguyên rừng. Dân tộc H’Mông chiếm tỷ lệ lớn (58,7%), nhiều hộ gia đình vẫn đốt nương làm rẫy, săn bắn thú rừng, cộng với các hộ dân tộc H’Mông di dân tự do từ nơi khác đến là một nguyên nhân căn bản dẫn việc mất rừng và suy giảm giá trị đa dạng sinh học của rừng trong khu vực. Các dân tộc khác Hà Nhì, Thái, Xạ Phang, Cống có tập quán canh tác làm ruộng bậc thang, làm nương mầu, chăn nuôi gia súc gia cầm, định canh, định cư, tập trung sống ở dưới thấp, gần sông suối, do vậy ít gây tác động tiêu cực đến hệ sinh thái rừng của khu vực. Đặc biệt là người Hà Nhì có ý thức bảo vệ rừng tương đối cao.

Ngoài ra hiện tượng bà con dân tộc của nước bạn Trung Quốc, Lào, cũng thường xuyên qua lại khai thác lâm sản, canh tác nương rẫy cũng tiềm ẩn nguy cơ suy giảm rừng và ảnh hưởng đến tình hình an ninh biên giới.

Như vậy, với những đặc điểm dân số lao động, sự đa dạng về thành phần dân tộc, cũng như trình độ văn hóa thấp kém, tập tục canh tác còn lạc hậu, phần đa đời sống phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp là những khó khăn ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương nói chung và công tác quản lý bảo vệ rừng nói riêng. Trong thời gian tới cần nghiên cứu xây dựng các chương trình đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Nhà nước và UBND tỉnh Điện Biên cần xây dựng cơ chế chính sách và ưu tiên nguồn vốn đầu tư cho việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

3.4. Thực trạng rừng và quản lý rừng tại KBTTN Mường Nhé

Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Mường Nhé, huyện Mường Nhé được giao quản lý 45.581 ha rừng đặc dụng; trong đó: 4.309,89 ha rừng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng. Đồng thời, quản lý

1.647 ha rừng được quy hoạch rừng đặc dụng giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030 tại 5 xã vùng đệm: Sín Thầu, Leng Su Sìn, Chung Chải, Mường Nhé, Nậm Kè. Thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn hệ sinh thái Khu BTTN Mường Nhé, hàng năm Ban Quản lý Khu BTTN Mường Nhé phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền các xã và các cơ quan, đơn vị đóng quân trên địa bàn tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; các quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; các quy định về phòng cháy chữa cháy rừng. Hằng năm, Ban Quản lý Khu BTTN Mường Nhé đã tổ chức tuyên truyền trên 26 buổi với trên 1.055 lượt người tham gia; tổ chức 5 lớp tập huấn về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng cho 100% các bản thuộc 5 xã vùng đệm.

Song song với công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, Ban Quản lý Khu BTTN Mường Nhé chú trọng công tác tuần tra kiểm soát rừng và xử lý các trường hợp xâm phạm rừng trái phép. Hiện nay, Ban Quản lý Khu BTTN Mường Nhé có 1 Hạt Kiểm lâm khu bảo tồn và 4 trạm quản lý, bảo vệ rừng đặc dụng. Thực hiện kế hoạch của Ban Quản lý, Hạt Kiểm lâm và các trạm bảo vệ rừng đặc dụng chủ động phối hợp với lực lượng dân quân, bộ đội biên phòng, các cộng đồng nhận khoán bảo vệ rừng tổ chức tuần tra lâm phần Khu BTTN. Từ đầu năm đến nay, trong quá trình tuần tra rừng, các đơn vị trực thuộc Ban Quản lý Khu BTTN Mường Nhé đã phát hiện, kịp thời ngăn chặn 20 đối tượng di cư tự do có ý định xâm nhập vào vùng lõi khu bảo tồn để phá rừng, khai thác lâm sản trái phép; phát hiện và tháo dỡ 3 lán dựng trái phép trong vùng lõi khu bảo tồn; tịch thu 4 khẩu súng tự chế bàn giao Công an huyện Mường Nhé. Hạt Kiểm lâm Khu BTTN Mường Nhé đã phát hiện, khởi tố 2 vụ vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng, thu 43,57 m3 gỗ. Ban Quản lý Khu BTTN Mường Nhé phối hợp với chính quyền 5 xã vùng đệm kịp thời phát hiện, xử lý 3 vụ cháy rừng tại vùng đệm khu bảo tồn.

Ngoài bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, Ban Quản lý Khu BTTN Mường Nhé chú trọng công tác phát triển, tăng độ che phủ của rừng. Ban đã thực hiện tốt chương trình hỗ trợ phát triển vùng đệm năm 2017 tại 25/26 bản thuộc 5 xã vùng đệm khu bảo tồn theo Quyết định số 24/QĐ-TTg, ngày 1/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 - 2020. Ban đã thực hiện giao khoán quản lý bảo vệ rừng và chi trả đầy đủ tiền dịch vụ môi trường rừng cho 43 cộng đồng, nhóm hộ thuộc 5 xã vùng đệm vừa giúp tăng thu nhập cho người dân vừa nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng dân cư trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Đến nay, Ban Quản lý Khu BTTN Mường Nhé đã tiến hành giao khoán gần 29.200 ha rừng và chi trả trên 29,5 tỷ đồng tiền dich vụ môi trường rừng cho các chủ rừng.

3.5. Nhận xét về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến việc tham gia của người dân địa phương trong công tác Quản lý bảo vệ việc tham gia của người dân địa phương trong công tác Quản lý bảo vệ rừng tại KBTTN Mường Nhé

3.5.1. Thuận lợi

Khu Mường Nhé là khu vực điển hình của khu hệ động thực vật của rừng Mường Nhé cho thấy đây là một trong những khu rừng có tính đa dạng cao. Các giá trị sinh học quý giá này cần được bảo tồn, gìn giữ và phát triển, với nhiều loài động thực vật quý hiếm. Nhờ có địa hình đồi núi trùng điệp, thảm thực vật rừng phong phú đã tạo nên một cảnh quan thiên nhiên kỳ thú rất hấp dẫn đối với các nhà khoa học và du khách.

Đất đai ở đây nhìn chung thuận thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp chính vì vậy mà người dân ở đây có thể tận dụng những điều kiện tự nhiên thuận lợi vốn có để phát triển kinh tế mà không phải phụ thuộc đến tài nguyên rừng của KBTTN Mường Nhé.

3.5.2. Khó khăn

Đồng bào sống trong khu vực chủ yếu là dân tộc ít người, tập quán canh tác là làm nương rẫy, khai thác rừng và săn bắn. Đời sống của người dân

rất thấp, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao. Đây là những nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến tài nguyên rừng. Bên cạnh đó, do địa hình trải rộng, phức tạp, trong khi đó lực lượng bảo vệ chuyên trách lại mỏng, phương tiện giao thông thiếu nên việc quản lý bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn.

Nền kinh tế còn mang tính tự cung, tự cấp, sản phẩm hàng hóa nông nghiệp không đa dạng, đời sống người dân khó khăn; hàng năm thiếu lương thực từ 3 - 4 tháng. Đời sống của người dân chủ yếu dựa vào thiên nhiên, đây là những sức ép lớn đối với công tác quản lý bảo vệ, bảo tồn các hệ sinh thái rừng đặc dụng. Để quản lý bảo vệ, bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên cần có các giải pháp đồng bộ để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người dân trong khu vực và thu hút sự tham gia của người dân trong công tác QLBVR.

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Kết quả thực hiện chính sách chi DVMTR của KBTTN Mường Nhé

4.1.1. Hiện trạng rừng, đất lâm nghiệp cung ứng DVMTR của Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé

- Diện tích rừng và đất lâm nghiệp 2019.

Biểu đồ 4.1. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp của KBTTN Mường Nhé 2019

(Nguồn: Báo cáo số 455/BC-BTMN ngày 25/12/2019 của

Ban quản lý KBTTN Mường Nhé)

a) Diện tích tích rừng và đất quy hoạch phát triển rừng theo Quyết định 543/QĐ-UBND ngày 16/4/2009 của UBND tỉnh Điện Biên về việc giao đất cho Ban quản lý bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé để xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé tại địa bàn các xã: Sín Thầu, Chung Chải, Mường Nhé, Nậm Kè, huyện Mường Nhé. Có tổng diện tích đang quản lý thực tế là 45.132,13 ha (trên Quyết định là 45.581 ha) được phê duyệt là chủ rừng

44.309,89 ha. Diện tích đơn vị được chi trả dịch vụ môi trường rừng. Kết quả như sau:

- Diện tích có rừng: 35.071,37 ha;

- Diện tích đất chưa thành rừng: 10.060,76 ha; - Độ che phủ rừng đạt: 77,71%.

b)Diện tích tích rừng và đất quy hoạch phát triển rừng theo Quyết định số 1199/QĐ-UBND, ngày 27 tháng 9 năm 2016 của UBND tỉnh Điện Biên về việc phê duyệt dự án rà soát, điều chỉnh quy hoạch chi tiết khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, huyện Mường Nhé đến năm 2025 định hướng đến năm 2030. Có tổng diện tích rà soát trong thực tế là 2084,16 ha (trên Quyết định là

2091ha); chưa được giao đất, giao rừng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng

đất; chưa được phê duyệt là chủ rừng (nhóm 2). Từ năm 2016 đến nay diện tích này đơn vị chưa được chi trả dịch vụ môi trường rừng. Kết quả như sau:

- Diện tích có rừng: 1.933,22 ha;

- Diện tích đất chưa thành rừng: 150,94 ha;

Kết quả: Tính đến năm 2019, Khu BTTN Mường Nhé tỉnh Điện Biên có tổng diện tích quy hoạch phát triển rừng đặc dụng là 47.216,29 ha trong đó:

+ Diện tích có rừng là rừng tự nhiên: 37.004,59 ha; không có rừng trồng;

+ Diện tích đất chưa thành rừng là: 10.211,70 ha;

- Diện tích rừng thực hiện chi trả DVMTR của KBTTN Mường Nhé

Bảng 4.1. Diện tích thực hiện chi trả DVMTR giai đoạn 2014 - 2019

Năm 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Tổng (ha) 31.211,10 30.984,51 30.780,01 33.061,93 33.037,29 34.187,08 Rừng tự nhiên (ha) 31.211,10 30.984,51 30.780,01 33.061,93 33.037,29 34.187,08 Rừng trồng (ha) 0 0 0 0 0 0

Biểu đồ 4.2. Diện tích rừng được chi trả DVMTR giai đoạn 2014 - 2019

(Nguồn: Ban quản lý KBTTN Mường Nhé)

Biểu đồ 4.2 cho thấy diện tích được chi trả dịch vụ môi trường rừng của Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé 100% là rừng tự nhiên, tổng diện tích được chi trả dịch vụ môi trường rừng đến năm 2019 chiếm 72,40% so với tổng diện tích quy hoạch phát triển rừng đặc dụng, chiếm 92,38% so với tổng diện tích có rừng; diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng trong giai đoạn 2014 - 2019 tăng 2.975,98 ha, diện tích rừng tăng nhiều nhất là từ năm 2016 đến năm 2017 (tăng 2.281,92 ha, chiếm 76,67% tổng diện tích rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả chi trả dịch vụ môi trường rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên mường nhé, tỉnh điện biên​ (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)