4.1.3.1. Thuận lợi
a. Diện tích rừng lớn, có nhiều tiềm năng về DVMTR
KBTTN Mường Nhé được biết đến như là một trung tâm đa dạng sinh học đặc trưng của khu vực phía bắc nước ta nói riêng và của cả nước nói chung. Với hệ sinh thái đa dạng đặc thù như rừng tự nhiên, núi đá vôi, gò
đồi... với những nét đặc trưng của vùng nhiệt đới, gió mùa là nơi sinh sống của nhiều loài hoang dã đặc hữu, có giá trị. Các hệ sinh thái đa dạng cung cấp nhiều loại dịch vụ như hạn chế thiên tai, giảm lũ ống, lũ quét, điều hòa nước, điều hòa khí hậu, tạo cảnh quan đẹp và khả năng hấp thụ CO2 lớn..., đặc biệt là vùng trọng điểm biên giới có ý nghĩa quan trọng trong an ninh quốc phòng. Cùng với sự quan tâm của nhà nước về chính sách biên giới cũng như chính sách về chi trả dịch vụ môi trường rừng, KBTTN Mường Nhé có những tiềm năng cơ bản về chi trả dịch vụ môi trường nhờ vào việc phát triển các thủy điện cụ thể ngoài thủy điện Sơn La, thủy điện Hòa Bình còn có các công ty nước sạch và nhà máy thủy điện khác.
b. Công tác tổ chức
Đã thành lập, từng bước kiện toàn và vận hành hoạt động có hiệu quả hệ thống tổ chức quản lý, chỉ đạo điều hành và thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng từ tỉnh đến thôn, bản.
c. Sự quan tâm của các cấp chính quyền và sự hợp tác chặt chẽ của các bên liên quan
Chính sách chi trả DVMTR được tỉnh Điện Biên thực hiện tại địa phương từ năm 2012; các cấp ủy, chính quyền xác định chi trả DVMTR là một chính sách đúng đắn, rất phù hợp với sự phát triển của địa phương, góp phần làm tăng thu nhập cho người dân địa phương, nhất là người dân tộc thiểu số ở các vùng sâu, vùng xa, đồng thời bảo vệ và phát triển được diện tích rừng hiện có. Trong những năm vừa qua, tỉnh Điện Biên đã ban hành nhiều văn bản cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh, tạo cơ sở để triển khai thực hiện chính sách được thuận lợi; chính quyền cấp tỉnh, huyện, xã đều có ban chỉ đạo với trưởng ban là lãnh đạo UBND, các thành viên đều là những cơ quan chuyên môn có liên quan để thực hiện chính sách. Trong quá trình thực hiện luôn có sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ của các sở, ngành, địa phương và các bên có liên quan.
Sự phối hợp và thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ chi trả DVMTR của các bên sử dụng dịch vụ thông qua hợp đồng ủy thác chi trả dịch vụ môi trường rừng.
d. Sự đồng thuận của người dân
Qua các câu trả lời, nhận xét của những cán bộ quản lý, thực thi các công việc liên quan đến chính sách DVMTR, lâm nghiệp và đại diện các nhà máy thủy điện đều có nhận xét chung về chính sách DVMTR đã được sự đồng tình, tham gia của người dân; người dân đã có ý thức hơn trong việc bảo vệ rừng, có sự phối hợp chặt chẽ hơn với cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương trong công tác bảo vệ rừng.
4.1.3.2. Khó khăn, tồn tại
- Diện tích rừng lớn, chủ yếu ở vùng sâu vùng xa, trình độ dân trí thấp, giao thông đi lại khó khăn.
- Việc điều tra, đánh giá xác định diện tích, trạng thái, trữ lượng rừng... cho các lô rừng làm cơ sở cho việc xác định được các hệ số K để áp dụng tính toán mức chi trả DVMTR cho các chủ rừng còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, chưa khích lệ được các bên tham gia nhận khoán làm tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng tại các lô rừng được giao khoán.
- Còn một bộ phận người dân, chủ rừng nhận thức về bảo vệ và phát triển rừng còn hạn chế, chưa nhận thức rõ giá trị từ rừng, chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật làm ảnh hưởng tới công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn.
- Cấp ủy, chính quyền tại một số xã chưa thật sự quan tâm sát sao tới công tác bảo vệ và phát triển rừng, chi trả DVMTR, việc triển khai còn thụ động, chưa rõ trách nhiệm, chỉ đạo không quyết liệt, chưa lồng ghép thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng vào nội dung hoạt động của xã; vai trò, trách nhiệm của trưởng thôn, bản chưa được phát huy, chưa chủ động tổ chức quản lý bảo vệ diện tích nhận khoán, việc phân công tuần tra canh gác