bảo vệ rừng hoạt động chưa hiệu quả.
- Việc quản lý, sử dụng số tiền trích lại của cộng đồng để đầu tư trở lại cho công tác quản lý bảo vệ rừng do tổ bảo vệ rừng chuyên trách thực hiện còn một số hạn chế như: Chưa xây dựng kế hoạch chi, việc giữ tiền giao cho một người trong thôn, bản (trưởng bản) chưa đảm bảo an toàn trong quản lý tiền.
- Việc xác định lưu vực gắn với thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng còn chưa được quy định chi tiết, cụ thể.
- Cơ chế giám sát, trao đổi thông tin giữa bên sử dụng dịch vụ (các nhà máy thủy điện) và bên cung cấp dịch vụ (các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức) chưa có.
4.2. Tác động của chính sách chi trả DVMTR.
4.2.1. Tác động của chính sách chi trả DVMTR đến công tác quản lý bảo vệ rừng vệ rừng
4.2.1.1. Diễn biến tài nguyên rừng
Từ kết quả phân tích tại Biểu đồ 4.2, Mục 4.1.1. “Diện tích được chi trả dịch vụ môi trường rừng của Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé 100% là rừng tự nhiên, tổng diện tích được chi trả dịch vụ môi trường rừng đến năm 2019 chiếm 72,40% so với tổng diện tích quy hoạch phát triển rừng đặc dụng, chiếm 92,38% so với tổng diện tích có rừng; diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng trong giai đoạn 2014 - 2019 tăng 2.975,98 ha, diện tích rừng tăng nhiều nhất là từ năm 2016 đến năm 2017 (tăng 2.281,92 ha, chiếm 76,67% tổng diện tích rừng tăng thêm trong cả giai đoạn), nguyên nhân tăng do được công nhận diện tích rừng tăng thêm (đối với diện tích khoanh nuôi tái sinh rừng hết giai đoạn) sau khi rà soát lại hiện trạng rừng trên địa bàn các xã nằm trong quy hoạch rừng đặc dụng thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé” cho thấy chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng là cơ sở nâng cao
hiệu quả của công tác quản lý, bảo vệ rừng, hạn chế đáng kể tình trạng chặt phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái phép trên địa bàn.
4.2.1.2. Sự tăng, giảm các vụ vi phạm pháp luật về quản lý bảo vệ rừng
Bảng 4.3. Tình hình vi phạm về quản lý bảo vệ rừng giai đoạn 2014 - 2019
Năm 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Số vụ vi phạm đã xử lý hành chính 12 3 2 0 0 1 Có đối tượng 8 3 2 0 0 0 Không xác định được đối tượng 4 0 0 0 0 0
Biểu đồ 4.3. Các vụ vi phạm về quản lý bảo vệ rừng giai đoạn 2014 - 2019
(Nguồn: Ban Quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé)
Kết quả xử lý vi phạm pháp luật về quản lý bảo vệ rừng thuộc phạm vi quản lý của Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé giai đoạn 2014 - 2019 cho thấy tình hình vi phạm giảm dần theo thời gian. Năm 2014 Hạt Kiểm lâm khu bảo tồn xử phạt vi phạm hành chính nhiều nhất với 12 vụ vi phạm với 08 vụ có đối tượng vi phạm, năm 2017, 2018 không có vụ vi phạm nào, năm 2019 xử phạt vi phạm hành chính 01 vụ vi phạm, không xác định được đối tượng vi
phạm. Như vậy, kể từ khi có chính sách DVMTR số vụ vi phạm đã giảm đáng kể điều đó cho thấy từ khi thực hiện chính sách chi trả DVMTR công tác quản lý bảo vệ rừng đã đạt được những kết quả tích cực.