Diện tích: ha TT Loại đất Mã Tổng diện tích đất của đơn vị hành chính
Diện tích phân theo xã Xã Sín Thầu Xã Chung Chải Xã Leng Su Sìn Xã Mường Nhé Xã Nậm Kè 1 2 3 4 5 6 7 8 9
I Tổng diện tích đất của đơn
vị hành chính (1+2+3) 93.298,32 16.775,19 20.659,28 17.260,01 22.781,18 15.822,66
1 Đất nông nghiệp NNP 82.645,07 13.137,99 19.968,21 15.004,53 22.175,15 12.359,19
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 22.218,53 480,05 7.965,43 2568,43 7905,2277 3.299,39
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 60.358,21 12.650,85 11.995,49 12.435,20 14.221,46 9.055,21 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 9.247,29 3.071,78 1.635,10 370,37 2.524,43 1.645,61 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 5.978,79 1.683,07 1.266,39 614,83 1.577,03 837,47 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 45.132,13 7.896,00 9.094,00 11.450,00 10.120,00 6.572,13 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 68,33 7,09 7,29 0,9 48,46 4,59 1.4 Đất làm muối LMU 0,00 0,00 0,00 0 0,00 Đất nông nghiệp khác
TT Loại đất Mã
Tổng diện tích đất của đơn vị
hành chính
Diện tích phân theo xã Xã Sín Thầu Xã Chung Chải Xã Leng Su Sìn Xã Mường Nhé Xã Nậm Kè 1 2 3 4 5 6 7 8 9
2 Đất phi nông nghiệp PNN 1.975,65 165,69 295,55 790,37 379,3389 344,70
2.1 Đất ở OCT 416,39 31,08 70,79 45,51 159,1655 109,84
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 416,39 31,08 70,79 45,51 159,1655 109,84
2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 0,00 0,00 0,00 0 0,00
2.2 Đất chuyên dùng CDG 993,30 56,50 51,31 646,6 156,4034 82,48
2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 7,39 0,94 1,43 1,13 3,3289 0,56
2.2.2 Đất quốc phòng CQP 38,37 11,00 0,23 4,9 14,74 7,50
2.2.3 Đất an ninh CAN 4,16 0,00 0,00 0 4,16 0,00
2.2.4 Đất xây dựng công trình sự
nghiệp DSN 38,07 3,290 7,01 2,54 19,1145 6,12
2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
CSK 17,13 0,00 1,46 1,39 10,76 3,52
TT Loại đất Mã
Tổng diện tích đất của đơn vị
hành chính
Diện tích phân theo xã Xã Sín Thầu Xã Chung Chải Xã Leng Su Sìn Xã Mường Nhé Xã Nậm Kè 1 2 3 4 5 6 7 8 9
2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 0,00 0,00 0,00 0 0 0,00
2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 0,05 0,00 0,04 0,01 0 0,00
2.5 Đất làm nghĩa trang, nghĩa
địa, nhà tang lễ, NHT NTD 5,75 0,00 0,00 0 2,63 3,12
2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch,
suối SON 559,22 78,11 173,41 98,25 60,2 149,26 2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 0,94 0,00 0,00 0 0,94 0,00 3 Đất chưa sử dụng CSD 8.677,61 3.471,51 395,52 1465,11 226,697 3.118,77 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 128,66 0,00 108,49 1,96 16,44 1,77
3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
3.2.1. Dân số
Theo thống kê dân số tính đến hết năm 2019 thì 05 xã vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé có 5.141 hộ gia đình, tổng số nhân khẩu là: 25.235 khẩu sinh sống tại 60 thôn bản thuộc 05 xã. Mật độ dân số trong vùng bình quân là 27 người/km2. Phân bố dân cư không đều, phần đa các thôn bản tập trung ở thung lũng, gần sông suối, có khả năng làm ruộng nước và dọc theo các trục đường giao thông.
3.2.2. Nguồn nhân lực
Tổng số lao động trong vùng là 10.276 lao động chiếm 40,72% dân số, trong đó lao động nông nghiệp là chủ yếu, lao động thuộc các ngành nghề khác bao gồm cán bộ chủ chốt xã, huyện, cán bộ y tế, giáo dục.
3.2.3. Cơ sở hạ tầng
a. Giao thông
Hiện trạng cơ sở giao thông trong toàn vùng hiện nay đã có tuyến đường ô tô nối liền các xã trong toàn huyện đã được định hình rải nhựa và rải asphalt. Ngoài ra còn hàng trăm km đường mòn dân sinh trong các xã, thôn bản đường mòn nhỏ hẹp, chất lượng xấu việc vận chuyển đi lại chủ yếu dựa vào sức người, sức ngựa.
b. Thủy lợi
Do khu vực có địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh, đa phần là khu ruộng nhỏ, nên việc đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi tưới tiêu rất khó khăn.
Theo số liệu điều tra khảo sát, các xã trong vùng hệ thống kênh mương đã xây dài 5.600 m ở các xã Sín Thầu, Mường Nhé, Nậm Kè, tập trung khu ruộng lớn ngoài ra còn lại là mương đất tạm thời cũng do canh tác đất nông nghiệp manh mún, nên số hộ được hưởng lợi một công trình thủy lợi là rất ít.
c. Điện nước sinh hoạt
Hệ thống điện lưới quốc gia hiện đã được phủ toàn bộ các xã trong huyện, chỉ có một số thôn, bản vùng sâu là chưa có điện phải dùng máy thủy điện nhỏ và máy nổ.
Chương trình 135 đầu tư xây dựng nước sinh hoạt nông thôn toàn bộ trong vùng đã có 30 thôn bản được đầu tư hệ thống nước sinh hoạt chiếm 45,4% tổng số bản. Số bản còn lại đang dùng nước chảy từ các khe nước tự nhiên.
3.2.4. Thực trạng về y tế, giáo dục
a. Y tế
Các xã trong khu vực đều có trạm y tế đặt tại cụm trung tâm xã, thuốc men còn thiếu thốn, công tác giáo dục sức khỏe cho nhân dân còn nhiều hạn chế, đội ngũ cán bộ y tế chưa đồng đều, trình độ chuyên môn chưa cao. Mặc dù mỗi thôn bản có 1 y tá cộng đồng nhưng công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh và khám chữa bệnh cho nhân dân còn nhiều hạn chế.
b. Giáo dục
Toàn bộ 5 xã đã có trường lớp với 2 cấp học: Tiểu học và phổ thông cơ sở. Các trường được xây dựng tại trung tâm xã các thôn bản có các lớp tiểu học.
3.3. Về sản xuất nông, lâm nghiệp
3.3.1. Sản xuất nông nghiệp
a. Trồng trọt
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của Mường Nhé chiếm 5,57% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó đất lúa và lúa màu chiếm 44,5% tổng quỹ đất nông nghiệp, còn lại là các diện tích đất nương rẫy cố định, nương rẫy luân canh và diện tích đất vườn tạp. Tập quán canh tác lạc hậu, cộng với điều kiện địa hình tương đối phức tạp, việc đầu tư về giống vốn kỹ thuật còn nhiều hạn chế, nên việc sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chưa mang lại hiệu quả cao, năng suất cây trồng đạt thấp.
Trong khu vực vẫn còn tình trạng sử dụng đất theo cổ truyền không có các biện pháp cải tạo làm giàu và duy trì độ phì cho đất, chưa áp dụng biện pháp chống xói mòn để bảo vệ đất đai. Dẫn đến tình trạng đất chỉ canh tác
được 2 - 3 năm, năng suất giảm phải bỏ hoang. Diện tích đất nương rẫy, đất thoái hóa trên toàn khu vực chiếm tỷ lệ cao. Việc phát triển kinh tế vườn và xây dựng mô hình nông lâm kết hợp, kinh tế trang trại của địa phương còn nhiều hạn chế. Một số ít các hộ đã tạo dựng mô hình vườn cây, vườn quả song vẫn còn manh mún, chưa tạo ra những mô hình chuẩn về nông lâm kết hợp, chưa tạo ra giá trị hàng hóa có giá trị cao.
Các loài cây trồng chủ yếu là lúa nước, lúa nương, ngô, sắn, đậu tương. Năng suất bình quân cho các loại cây trồng chính không cao, năng suất lúa 1 vụ là 2,5 tấn/ha; Lúa 2 vụ 3,8 tấn/ha; Lúa nương 1,4 tấn/ha; Ngô 1,3 tấn/ha; Sắn 5,4 tấn/ha; Đậu tương 1,0 tấn/ha. Tổng sản lượng lương thực quy thóc của vùng 6.133,0 tấn. Bình quân lương thực đạt 320 kg/người/năm.
b. Chăn nuôi
Số lượng đàn gia súc của khu vực bao gồm 15.980,0, gia cầm các loại là 34.320 con. Bình quân mỗi hộ có 1,7 con trâu; 0,8 con bò; 0,1 con ngựa; 0,1 con dê; 2,1 con lợn và 10,6 con gia cầm. Phần lớn các loài gia súc gia cầm được chăn thả tự do. Việc phòng chống dịch bệnh hàng năm chưa được chú trọng, chăn nuôi chủ yếu ở quy mô hộ gia đình, chưa phát triển theo hình thức trang trại. Do vậy, sản lượng đạt thấp dẫn tới thu nhập từ chăn nuôi không cao.
3.3.2. Sản xuất lâm nghiệp
a. Tình hình giao đất giao rừng
Công tác giao đất khoán rừng mới chỉ được thực hiện trong mấy năm gần đây, tuy nhiên tốc độ triển khai còn chậm diện tích đã giao khoán là 7.150 ha cho 520 hộ gia đình (chiếm 9,8% rừng và đất trống đồi trọc). Phần diện tích được giao chủ yếu quanh vùng phân bố dân cư còn lại những nơi cao, xa do lực lượng kiểm lâm quản lý. Diện tích đất lâm nghiệp của khu vực là tương đối lớn do đó trong thời gian tới cần đẩy mạnh công tác giao khoán bảo vệ rừng.
b. Tình hình quản lý bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng
Công tác quản lý bảo vệ rừng đã được chính quyền các cấp ở địa phương, Hạt kiểm lâm kết hợp với Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên và các đồn biên phòng tổ chức thực hiện tương đối tốt như tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép. Tuy nhiên, do địa bàn quá rộng và phức tạp nên tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép vẫn lén lút xảy ra. Huyện Mường Nhé mới được thành lập nên nhu cầu sử dụng gỗ và các loại lâm sản phục vụ xây dựng tăng cao cũng là nguyên nhân làm cho một số diện tích rừng phòng hộ của khu vực bị chặt phá. Việc mở mới đường giao thông liên xã cũng làm mất đi một diện tích rừng có trữ lượng cao. Có thể nhận thấy rằng hiện tại sức ép đối với rừng Mường Nhé vẫn không ngừng gia tăng, nguy cơ mất rừng vẫn thường trực. Trong thời gian tới cần thực hiện nhanh công tác quy hoạch ba loại rừng xác định rõ chủ quản lý, sử dụng đúng quy chế cho từng loại rừng. Đẩy mạnh việc phối kết hợp giữa các chủ quản lý và địa phương, các đồn biên phòng dọc tuyến biên giới thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng.
Việc sử dụng rừng vẫn còn mang tính lợi dụng tự nhiên, công tác trồng rừng, khôi phục rừng chưa được quan tâm đúng mức. Diện tích rừng trồng chỉ có 203,90 ha (chiếm 0,12% diện tích đất lâm nghiệp).
3.3.3. Các ngành kinh tế khác (Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ) mại, dịch vụ)
Nền kinh tế của cả khu vực còn mang tính tự cung tự cấp là chủ yếu, cộng với điều kiện vùng cao xa xôi, tiềm năng về khoáng sản không có do vậy các ngành kinh tế khác của địa phương khó có điều kiện phát triển. Hiện tại chỉ có một số hộ đồng bào người Kinh kinh doanh buôn bán tạp hóa và ăn uống ở trung tâm huyện và các xã.
* Nhận xét chung
Kết quả điều tra cho thấy 05 xã vùng đệm huyện Mường Nhé tương đối đa dạng về thành phần dân tộc, với những phong tục, tập quán sinh hoạt khác
nhau, tỷ lệ lao động thấp, trình độ dân trí không cao dẫn tới chất lượng lao động cũng còn nhiều hạn chế. Các dân tộc sống trong khu vực đời sống còn gặp nhiều khó khăn, tập quán canh tác lạc hậu, nặng về khai thác bóc lột tài nguyên đất, tài nguyên rừng. Dân tộc H’Mông chiếm tỷ lệ lớn (58,7%), nhiều hộ gia đình vẫn đốt nương làm rẫy, săn bắn thú rừng, cộng với các hộ dân tộc H’Mông di dân tự do từ nơi khác đến là một nguyên nhân căn bản dẫn việc mất rừng và suy giảm giá trị đa dạng sinh học của rừng trong khu vực. Các dân tộc khác Hà Nhì, Thái, Xạ Phang, Cống có tập quán canh tác làm ruộng bậc thang, làm nương mầu, chăn nuôi gia súc gia cầm, định canh, định cư, tập trung sống ở dưới thấp, gần sông suối, do vậy ít gây tác động tiêu cực đến hệ sinh thái rừng của khu vực. Đặc biệt là người Hà Nhì có ý thức bảo vệ rừng tương đối cao.
Ngoài ra hiện tượng bà con dân tộc của nước bạn Trung Quốc, Lào, cũng thường xuyên qua lại khai thác lâm sản, canh tác nương rẫy cũng tiềm ẩn nguy cơ suy giảm rừng và ảnh hưởng đến tình hình an ninh biên giới.
Như vậy, với những đặc điểm dân số lao động, sự đa dạng về thành phần dân tộc, cũng như trình độ văn hóa thấp kém, tập tục canh tác còn lạc hậu, phần đa đời sống phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp là những khó khăn ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương nói chung và công tác quản lý bảo vệ rừng nói riêng. Trong thời gian tới cần nghiên cứu xây dựng các chương trình đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Nhà nước và UBND tỉnh Điện Biên cần xây dựng cơ chế chính sách và ưu tiên nguồn vốn đầu tư cho việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
3.4. Thực trạng rừng và quản lý rừng tại KBTTN Mường Nhé
Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Mường Nhé, huyện Mường Nhé được giao quản lý 45.581 ha rừng đặc dụng; trong đó: 4.309,89 ha rừng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng. Đồng thời, quản lý
1.647 ha rừng được quy hoạch rừng đặc dụng giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030 tại 5 xã vùng đệm: Sín Thầu, Leng Su Sìn, Chung Chải, Mường Nhé, Nậm Kè. Thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn hệ sinh thái Khu BTTN Mường Nhé, hàng năm Ban Quản lý Khu BTTN Mường Nhé phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền các xã và các cơ quan, đơn vị đóng quân trên địa bàn tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; các quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; các quy định về phòng cháy chữa cháy rừng. Hằng năm, Ban Quản lý Khu BTTN Mường Nhé đã tổ chức tuyên truyền trên 26 buổi với trên 1.055 lượt người tham gia; tổ chức 5 lớp tập huấn về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng cho 100% các bản thuộc 5 xã vùng đệm.
Song song với công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, Ban Quản lý Khu BTTN Mường Nhé chú trọng công tác tuần tra kiểm soát rừng và xử lý các trường hợp xâm phạm rừng trái phép. Hiện nay, Ban Quản lý Khu BTTN Mường Nhé có 1 Hạt Kiểm lâm khu bảo tồn và 4 trạm quản lý, bảo vệ rừng đặc dụng. Thực hiện kế hoạch của Ban Quản lý, Hạt Kiểm lâm và các trạm bảo vệ rừng đặc dụng chủ động phối hợp với lực lượng dân quân, bộ đội biên phòng, các cộng đồng nhận khoán bảo vệ rừng tổ chức tuần tra lâm phần Khu BTTN. Từ đầu năm đến nay, trong quá trình tuần tra rừng, các đơn vị trực thuộc Ban Quản lý Khu BTTN Mường Nhé đã phát hiện, kịp thời ngăn chặn 20 đối tượng di cư tự do có ý định xâm nhập vào vùng lõi khu bảo tồn để phá rừng, khai thác lâm sản trái phép; phát hiện và tháo dỡ 3 lán dựng trái phép trong vùng lõi khu bảo tồn; tịch thu 4 khẩu súng tự chế bàn giao Công an huyện Mường Nhé. Hạt Kiểm lâm Khu BTTN Mường Nhé đã phát hiện, khởi tố 2 vụ vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng, thu 43,57 m3 gỗ. Ban Quản lý Khu BTTN Mường Nhé phối hợp với chính quyền 5 xã vùng đệm kịp thời phát hiện, xử lý 3 vụ cháy rừng tại vùng đệm khu bảo tồn.
Ngoài bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, Ban Quản lý Khu BTTN Mường Nhé chú trọng công tác phát triển, tăng độ che phủ của rừng. Ban đã thực hiện tốt chương trình hỗ trợ phát triển vùng đệm năm 2017 tại 25/26 bản thuộc 5 xã vùng đệm khu bảo tồn theo Quyết định số 24/QĐ-TTg, ngày 1/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 - 2020. Ban đã thực hiện giao khoán quản lý bảo vệ rừng và chi trả đầy đủ tiền dịch vụ môi trường rừng cho 43 cộng đồng, nhóm hộ thuộc 5 xã vùng đệm vừa giúp tăng thu nhập cho người dân vừa nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng dân cư trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Đến nay, Ban Quản lý Khu BTTN Mường Nhé đã tiến hành giao khoán gần