Tác động của chính sách chi trả DVMTR về mặt xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả chi trả dịch vụ môi trường rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên mường nhé, tỉnh điện biên​ (Trang 75 - 77)

4.2.3.1. Tác động đến nguồn lực xã hội

Đa số những người cung cấp các dịch vụ môi trường rừng ở huyện Mường Nhé nói riêng và ở tỉnh Điện Biên nói chung đều là người nghèo, sống ở vùng cao. Theo số liệu thống kê của phòng Lao động và TBXH huyện, khu vực nghiên cứu tỷ lệ hộ nghèo năm 2016 là 72,5%, với thu nhập bình quân đầu người là 6,6 triệu đồng trên năm, so với bình quân chung toàn quốc là 48,6 triệu đồng, theo kết quả tính toán ở trên thì mức thu nhập của người làm rừng là rất thấp, vì vậy họ ít có cơ hội tiếp cận với đời sống hiện đại, bị hạn chế trong quan hệ cộng đồng với các khu vực khác và sẵn sàng tiến hành nhiều hoạt động bất hợp pháp để có thêm thu nhập (đốt phá rừng làm nương, khai thác và săn lâm sản trái phép...)

Nhưng chính sách chi trả DVMTR mang đến cho người làm rừng, sống gần rừng (đặc biệt là hộ nghèo) cơ hội cải thiện đời sống vật chất, tiếp cận với nhiều điều mới mẻ và có cơ hội tiếp xúc cũng như học hỏi kỹ năng, kinh nghiệm sản xuất trong mỗi buổi họp, tuyên truyền phổ biến về chi trả DVMTR. Do vậy, người nghèo, người yếu thế trong xã hội có tiếng nói quan trọng hơn trong tiến trình đàm phán hợp đồng bảo vệ rừng, cung ứng DVMTR, chia sẻ các nguồn lợi và thực hiện chính sách để đảm bảo quyền lợi của mình cũng như sẽ giảm thiểu các mâu thuẫn, bất công trong xã hội. Ngoài ra, người nghèo còn có cơ hội tăng thêm thu nhập từ rừng, đã góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo

4.2.3.2. Nhận thức của các bên liên quan về chính sách chi trả DVMTR a. Đối với cán bộ liên quan đến công tác chi trả DVMTR, bảo vệ rừng

- Tích cực: 100% cán bộ được phỏng vấn đều nhận thấy chính sách chi trả DVMTR đã bổ sung kinh phí và nguồn lực cho quản lý, bảo vệ rừng và

phát triển ngành lâm nghiệp ở địa phương; góp phần tăng thêm thu nhập cho người dân địa phương; nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, người dân về công tác bảo vệ và phát triển rừng; người dân tích cực tham gia bảo vệ rừng hơn từ đó rừng được bảo vệ tốt hơn; số vụ vi phạm về phá rừng, cháy rừng đã giảm dần; người dân đều hài lòng về mức chi trả và cách thức chi trả; đã nhận được sự chỉ đạo, tham gia, thực hiện của các cấp chính quyền, sự đồng thuận của người dân.

- Hạn chế: Tình trạng cháy thảm thực vật vẫn xảy ra ở một số nơi, tuy không có điểm nóng về phá rừng, cháy rừng nhưng vẫn tiềm ẩn.

b. Đối với bên sử dụng DVMTR (đại diện các nhà máy thủy điện)

- Việc chi trả DVMTR là cần thiết và hợp lý về cách thức chi trả, khích lệ người dân tham gia bảo vệ rừng, nhận thức của người dân được nâng lên, đời sống sinh hoạt của người dân dần được cải thiện.

- Với mức chi trả hiện nay các nhà máy thủy điện đều cho thấy đây là mức giá phù hợp với những giá trị về môi trường mà nhà máy nhận được.

- Chi trả tiền DVMTR cần phải thực hiện một cách đầy đủ, đúng hạn để trả tiền công cho ngươi tham gia bảo vệ rừng.

c. Đối với các hộ gia đình trong cộng đồng thôn bản

- Tích cực:

Các hộ gia đình được hưởng tiền chi trả DVMTR đều có sự đồng thuận trong chia sẻ lợi ích giữa các hộ gia đình trong cộng đồng thôn, bản (số tiền nhận được của các hộ gia đình trong một bản đều bằng nhau).

Người dân hài lòng và không có thắc mắc gì với mức chi trả tiền DVMTR hiện đang được hưởng; đều có nhận định chung, rừng được bảo vệ, ít bị cháy, bị phá, người dân đã có ý thức hơn trong việc đốt nương rẫy không để cháy lan vào rừng.

100% người dân được phỏng vấn đại diện các hộ gia đình đều đã được nghe về chính sách chi trả DVMTR qua cuộc họp của Bản do cán bộ Ban

QLRPH, cán bộ xã, Kiểm lâm địa bàn, trưởng bản đến tuyên truyền hoặc qua xem ti vi, các biển tuyên truyền.

100% các hộ được phỏng vấn đều biết mục đích của chi trả DVMTR là để bảo vệ rừng.

100% các hộ được phỏng vấn đều biết trách nhiệm của mình khi tham gia chi trả DVMTR đều phải ký cam kết bảo vệ rừng với trưởng bản, cử người tham gia tổ bảo vệ rừng của bản, tham gia tuần tra bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng khi xảy ra.

- Hạn chế: Người dân ở một số địa bàn nhận thấy tình trạng người dân di cư từ nơi khác đến làm cho nguy cơ phá rừng, cháy rừng luôn tiềm ẩn trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả chi trả dịch vụ môi trường rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên mường nhé, tỉnh điện biên​ (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)