Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả chi trả dịch vụ môi trường rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên mường nhé, tỉnh điện biên​ (Trang 29 - 36)

Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

2.4.2.1. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp

- Phỏng vấn cán bộ quản lý rừng và cán bộ quỹ bảo vệ phát triển rừng tại địa phương về hiệu quả việc áp dụng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

- Phỏng vấn người sản xuất rừng là hộ gia đình, cá nhân, hộ nhận khoán...

- Phỏng vấn người sử dụng là cán bộ các nhà máy thủy điện trên địa bàn huyện.

2.4.2.2. Phương pháp điều tra xã hội học

Là phương pháp được tổ chức thành nhiều đợt hướng tới nhiều đối tượng khác nhau tại địa phương, quan sát thực tế khu vực nghiên cứu, thu thập thông tin và tư liệu ảnh, nhằm có được những thông tin trực tiếp, cụ thể trong đó có các đối tượng phỏng vấn sau:

a. Người cung cấp dịch vụ - người dân địa phương (50 phiếu)

Nhằm đứng từ góc nhìn của người dân nhìn nhận về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, có được các thông tin phục vụ cho nội dung nghiên cứu như: Những thuận lợi khó khăn, vướng mắc của người dân gặp phải trong quá trình thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; những mong đợi của người dân về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng như thế nào.

Cụ thể: Trong 5 xã tham gia chi trả dịch môi trường rừng tại Khu bảo tồn Thiên nhiên Mường Nhé: Sín Thầu, Leng Su Sìn, Chung Chải, Mường Nhé, Nậm Kè thì do địa hình đi lại khó khăn, bị hạn chế nên chúng tôi chỉ đi thực tế khảo sát được 2 xã là Sín Thầu, Mường Nhé.

50 mẫu phiếu điều tra người dân sẽ được làm theo cấu trúc dưới đây: + Cấu trúc của mẫu phiếu điều tra:

Thứ nhất: Thông tin chung: Họ tên, năm sinh, giới tính, trình độ học vấn, số thành viên trong gia đình, thu nhập bình quân…

Thứ hai: Thiết lập các câu hỏi nhằm thu thập các thông tin liên quan

đến hiện trạng thực thi chính sách PES, mức chi trả cho dịch vụ… Ví dụ: Theo quý vị chi trả dịch vụ môi trưởng rừng là gì? Theo quý vị chi trả DVMTR đem lại lợi ích gì?...

+ Kích cỡ mẫu điều tra được tính theo công thức:

n =

Trong đó:

-n: Cỡ mẫu điều tra; -N: Kích cỡ tổng thể;

-e: Mức sai số chấp nhận (e = 0,1).

Ngoài ra chúng tôi còn gặp và trao đổi với chủ rừng là các anh trong Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé để làm rõ hơn những thuận lợi, khó khăn của chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn, cũng như các kiến nghị để chúng tôi có thể từ đó hoàn thành tốt bài luận văn.

b. Các tổ chức sử dụng dịch vụ (10 phiếu)

Nhằm thu thập thông tin từ các tổ chức kinh doanh để hiểu rõ hơn về quá trình thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng như: Những khó khăn vướng mắc gì đang gặp phải đối với các tổ chức; Những mong đợi, góp ý của các tổ chức kinh doanh về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Cụ thể: Tại Mường Nhé hiện chỉ tham gia chi trả DVMTR về loại hình dịch vụ là thủy điện và các nhà máy thủy điện là: Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình. Do tình hình đi lại khó khăn, bị hạn chế nên chúng tôi chỉ đi đến được 1 nhà máy thủy điện là Lai Châu gặp những người là công, nhân viên trong nhà máy và thu thập theo các thông tin ở phiếu điều tra.

c. Cơ quan quản lý (11 phiếu)

Bao gồm: Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Điện Biên; Ban quản lý, Hạt kiểm Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé: Chủ đề được phỏng vấn nhằm đi sâu tìm hiểu các vấn đề như: Đánh giá về hiện trạng triển khai chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn được giao quản lý. Những thuận lợi và khó khăn khi triển khai, vấn đề ban hành và thực hiện các văn bản pháp luật liên quan đến chính sách chi trả DVMTR, đánh giá về đóng góp và hiệu quả của chính sách chi trả DVMTR đối với công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện...

Cụ thể: Chúng tôi đã đến Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Điện Biên gặp các cán bộ của Quỹ như: Phó giám đốc Quỹ, Kế toán, Phó phòng nghiệp vụ quản lý, Cán bộ phòng hành chính tổng hợp để thu thập các thông tin theo yêu cầu đã nêu trong phiếu điều tra. Bên cạnh đó tôi cũng đi đến Ban quản lý, Hạt kiểm Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé gặp Giám đốc, Kế toán, nhân viên kĩ thuật để thu thập các thông tin theo yêu cầu đã nêu trong phiếu điều tra. Tuy nhiên, chúng tôi cũng tham khảo thêm ý kiến ngoài phiếu điều tra những vấn đề còn khúc mắc, chưa hiểu rõ để hoàn thành được tốt hơn đề tài này.

2.4.2.3. Phương pháp điều tra khảo sát * Tiêu chí cần điều tra

- Đánh giá diễn biến tài nguyên rừng (sự tăng giảm diện tích rừng, độ che phủ của rừng):

+ Trước khi thực hiện chính sách chi trả DVMTR số liệu giai đoạn 2008 - 2013;

+ Sau khi thực hiện chính sách chi trả DVMTR số liệu giai đoạn 2014 - 2019.

- Đánh giá sự tăng, giảm các vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng, diện tích rừng bị mất:

+ Trước khi thực hiện chính sách chi trả DVMTR số liệu giai đoạn 2008 - 2013;

+ Sau khi thực hiện chính sách chi trả DVMTR số liệu giai đoạn 2014 - 2019.

- Số vụ cháy rừng, phá rừng xảy ra; diện tích rừng bị mất đi do cháy, phá trước khi thực hiện chính sách chi trả DVMTR và sau khi thực hiện chính sách chi trả DVMTR.

* Phương pháp thu thập số liệu

Kế thừa những tài liệu, số liệu của các cơ quan trên địa bàn huyện Mường Nhé (Chi cục Kiểm lâm tỉnh) để thu thập các số liệu.

2.4.2.4. Tác động của chính sách chi trả DVMTR về mặt kinh tế * Tiêu chí cần điều tra

- Xác định số tiền thu từ chính sách chi trả DVMTR giai đoạn 2014 - 2019.

- Xác định nguồn đóng góp từ các tổ chức sử dụng DVMTR giai đoạn 2014 - 2019.

- Xác định các đối tượng chi trả (kết quả chi trả) giai đoạn 2014 - 2019. - Xác định nguồn đầu tư cho công tác quản lý bảo vệ rừng trước khi thực hiện chính sách chi trả DVMTR và sau khi thực hiện chính sách chi trả DVMTR.

- Đóng góp của chi trả DVMTR trong cơ cấu thu nhập của hộ.

* Phương pháp thu thập số liệu

- Kế thừa những tài liệu, số liệu của các cơ quan trên địa bàn huyện Mường Nhé (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Quỹ bảo vệ và phát

triển rừng tỉnh; Chi cục Kiểm lâm tỉnh) để thu thập các số liệu về (Số tiền thu từ chính sách chi trả DVMTR giai đoạn 2014 - 2019; nguồn đóng góp từ các tổ chức sử dụng DVMTR giai đoạn 2014 - 2019; các đối tượng chi trả (kết quả chi trả) giai đoạn 2014 - 2019; so sánh nguồn đầu tư cho công tác quản lý bảo vệ rừng trước khi thực hiện chính sách chi trả DVMTR và sau khi thực hiện chính sách chi trả DVMTR).

- Phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi: Các hộ gia đình đại diện để điều tra thu nhập bình quân, cơ cấu nguồn thu hằng năm của các hộ gia đình (như thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nghề khác…), số hộ phỏng vấn 25 hộ gia đình/01 xã, tổng số hộ phỏng vấn là 50 hộ; kế thừa số liệu tại UBND các xã điều tra.

2.4.2.5. Phương pháp phân tích, tổng hợp, xử lí số liệu

*Công thức tính tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng: Theo chương

II Thông tư Số: 22/2017/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 11 năm 2017 về cách

Chương 3

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN MƯỜNG NHÉ

3.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

Vị trí KBTTN Mường Nhé được thể hiện ở hình

Hình 2.1. Vị trí KBTTN Mường Nhé

Vùng đệm KBTTN Mường Nhé thuộc địa giới hành chính huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên bao gồm 5 xã: Sín Thầu, Leng Su Sìn, Chung Chải, Mường Nhé, Nậm Kè. Tổng diện tích vùng đệm là 48.166,19 ha. Khu vực ranh giới như sau:

- Phía Bắc giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa; - Phía Đông Nam giáp xã Quảng Lâm, huyện Mường Nhé; - Phía Đông giáp huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu;

3.1.2. Địa hình, địa thế

Khu vực nghiên cứu có dạng địa hình núi cao, bị chia cắt mạnh bởi các dông núi có độ dốc lớn. Phía Tây Bắc dọc theo biên giới Việt Lào trải dài qua địa phận của 5 xã là dãy Phu Đen Đinh chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, với đỉnh cao nhất là đỉnh Pu Pá Kun (1.892 m). Phía Bắc dọc theo biên giới Việt - Trung là các dãy núi Phú Ta Long San, Phú Tu Na với cao đỉnh 1.405 m. Phía Đông Nam thuộc địa phận của xã Mường Toong là các dông núi có độ cao trung bình trên 1.000 m. Nằm giữa các dãy núi là các thung lũng nhỏ hẹp và một số dãy núi thấp. Địa hình thấp dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.

3.1.3. Khí hậu

Khí hậu của khu vực mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa với những nét đặc trưng của khí hậu nhiệt đới núi cao. Do được dãy Hoàng Liên Sơn che khuất nên ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, mùa lạnh kết thúc sớm, nền nhiệt độ không xuống quá thấp. Một năm gồm hai mùa: Mùa mưa, nóng ẩm mưa nhiều bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

- Nhiệt độ bình quân năm là 22,5oC. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối là 39oC. Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối là 7oC.

- Lượng mưa trung bình năm 1.950 mm, tập trung chủ yếu vào mùa hè ở các tháng 6, 7, 8 tổng lượng mưa chiếm tới 80%.

- Độ ẩm không khí bình quân năm là 85%.

- Gió: Hướng gió thịnh hành của khu nghiên cứu là Đông Bắc hoạt động từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Gió Đông Nam hoạt động từ tháng 4 đến tháng 10. Gió Tây Nam thổi từ tháng 3 đến tháng 7. Gió Tây khô nóng trên cao cũng hoạt động trong thời gian từ tháng 3 - tháng 7.

- Sương muối và mưa đá đôi khi xuất hiện.

Nhìn chung khí hậu của khu vực không quá khắc nghiệt, không gây quá nhiều cản trở cho các hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp của nhân dân. Tuy

nhiên cần theo dõi diễn biến bất thường của thời tiết hàng năm để có kế hoạch bố trí thời vụ gieo trồng cho phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả chi trả dịch vụ môi trường rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên mường nhé, tỉnh điện biên​ (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)