Nhận xét về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả chi trả dịch vụ môi trường rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên mường nhé, tỉnh điện biên​ (Trang 47 - 49)

Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.5. Nhận xét về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến việc

việc tham gia của người dân địa phương trong công tác Quản lý bảo vệ rừng tại KBTTN Mường Nhé

3.5.1. Thuận lợi

Khu Mường Nhé là khu vực điển hình của khu hệ động thực vật của rừng Mường Nhé cho thấy đây là một trong những khu rừng có tính đa dạng cao. Các giá trị sinh học quý giá này cần được bảo tồn, gìn giữ và phát triển, với nhiều loài động thực vật quý hiếm. Nhờ có địa hình đồi núi trùng điệp, thảm thực vật rừng phong phú đã tạo nên một cảnh quan thiên nhiên kỳ thú rất hấp dẫn đối với các nhà khoa học và du khách.

Đất đai ở đây nhìn chung thuận thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp chính vì vậy mà người dân ở đây có thể tận dụng những điều kiện tự nhiên thuận lợi vốn có để phát triển kinh tế mà không phải phụ thuộc đến tài nguyên rừng của KBTTN Mường Nhé.

3.5.2. Khó khăn

Đồng bào sống trong khu vực chủ yếu là dân tộc ít người, tập quán canh tác là làm nương rẫy, khai thác rừng và săn bắn. Đời sống của người dân

rất thấp, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao. Đây là những nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến tài nguyên rừng. Bên cạnh đó, do địa hình trải rộng, phức tạp, trong khi đó lực lượng bảo vệ chuyên trách lại mỏng, phương tiện giao thông thiếu nên việc quản lý bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn.

Nền kinh tế còn mang tính tự cung, tự cấp, sản phẩm hàng hóa nông nghiệp không đa dạng, đời sống người dân khó khăn; hàng năm thiếu lương thực từ 3 - 4 tháng. Đời sống của người dân chủ yếu dựa vào thiên nhiên, đây là những sức ép lớn đối với công tác quản lý bảo vệ, bảo tồn các hệ sinh thái rừng đặc dụng. Để quản lý bảo vệ, bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên cần có các giải pháp đồng bộ để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người dân trong khu vực và thu hút sự tham gia của người dân trong công tác QLBVR.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả chi trả dịch vụ môi trường rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên mường nhé, tỉnh điện biên​ (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)