Đổi mới công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển làng nghề ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 93 - 95)

- Chính sách thuế

3.2.5. Đổi mới công nghệ

Nâng cao trình độ sản xuất, đổi mới công nghệ là con đường để làng nghề khẳng định vị trí kinh tế, phát huy lợi thế và gia tăng lợi ích. Nếu không kịp thời thay đổi công nghệ sản xuất, làng nghề sẽ đối mặt với những nguy cơ đe dọa sự tồn tại. Đặc biệt trong bối cảnh báo động về tình trạng ô nhiễm do

làng nghề gây ra, chủ yếu là bởi công nghệ lạc hậu. Tuy nhiên, việc đưa công nghệ về làng nghề rất khó khăn bởi hạn chế về vốn, trình độ tiếp nhận...

- Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, khai thông kênh tiếp cận công nghệ cho làng nghề.

+ Đầu tiên, Nhà nước cần có chính sách để khuyến khích các đơn vị nghiên cứu khoa học kỹ thuật, DN chuyển giao công nghệ... hình thành các chợ công nghệ nói chung và cho làng nghề nói riêng. Đồng thời, thông qua các hiệp hội chuyên ngành, hiệp hội làng nghề các cấp xây dựng kênh thông tin về máy móc, thiết bị công nghệ cho làng nghề.

+ Xây dựng sàn giao dịch công nghệ cho làng nghề cần lưu ý tới khả năng hạn chế về vốn, mặt bằng sản xuất, nhà xưởng và con người. Qua đó, lựa chọn nhưng thiết bị, máy móc, công nghệ phù hợp với sản xuất làng nghề. + Chuyển giao công nghệ cho làng nghề nên tập trung vào đặt hàng cho các cơ sở khoa học kỹ thuật trong nước bởi công nghệ nước ngoài thường rất đắt, quá khả năng tài chính của làng nghề. Nhà nước có thể lựa chọn những ngành hàng nhiều tiềm năng rồi đặt hàng nghiên cứu, chế tạo công nghệ phù hợp rồi chuyển giao theo nhiều hình thức.

+ Một hướng chuyển giao công nghệ khác là từ các DN lớn muốn thay thế dây chuyền sản xuất hiện đại hơn. Đối với sản xuất làng nghề, những máy móc, thiết bị này vẫn phát huy được tác dụng nếu lựa chọn hợp lý.

+ Nâng cao công nghệ cho làng nghề cần chú ý tới kế thừa kỹ thuật truyền thống, kỹ xảo, tay nghề của nghệ nhân, phải kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại. Một số ngành nghề như chế biến thực phẩm cần chú trọng công nghệ hiện đại để đáp ứng yêu cầu cao về an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Nâng cao vai trò tư vấn, hỗ trợ, khuyến khích nâng cao công nghệ của Nhà nước

+ Lựa chọn công nghệ là vấn đề khó khăn đối với DN làng nghề, do đó, Nhà nước và mỗi địa phương cần có cơ chế và thành lập các đơn vị chức năng hỗ trợ. Hiện tại, các trung tâm tư vấn chuyển giao công nghệ đã được thiết lập nhưng hoạt động của các cơ quan này phải hiệu quả hơn nữa.

+ Nhà nước hỗ trợ, khuyến khích làng nghề đầu tư đổi mới công nghệ thông qua chính sách thuế, tín dụng... Hiện tại, Nhà nước đã có nhiều ưu đãi cho hoạt động công nghệ nhưng để đạt hiệu quả cao hơn nữa vẫn cần đa dạng về hình thức khuyến khích. Đặc biệt đối với chính sách tín dụng cho đổi mới công nghệ. Một môi trường chính sách tín dụng thông thoáng và cam kết ủng hộ mạnh mẽ của Nhà nước sẽ tạo đà cho làng nghề đối mới công nghệ. Thông qua khuyến khích hộ trợ, Nhà nước có thể định hướng hoạt động công nghệ trong làng nghề.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển làng nghề ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)