Đào tạo nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển làng nghề ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 91 - 93)

- Chính sách thuế

3.2.4. Đào tạo nhân lực

Trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt là xu hướng kinh tế tri thức, nguồn nhân lực càng có vai trò quyết định thành bại của DN. Trong khi đó, làng nghề là khu vực kinh tế có chất lượng nhân lực thấp. Do vậy, nâng cao chất lượng nhân lực là yêu cầu cấp thiết đối với làng nghề.

- Nâng cao dân trí, trình độ văn hóa cho lao động làng nghề

Nâng cao dân trí và học vấn cho người lao động làng nghề là giải pháp cơ bản và quan trọng nhất cho vấn đề nhân lực làng nghề. Dân trí và trình độ văn hóa là nền tảng cho tiếp thu kiến thức, kỹ năng làm việc. Nếu nền tảng này tốt thì đào tạo nghề sẽ cho ra nhân lực chất lượng cao. Tuy nhiên, đây là

công việc lâu dài, đòi hỏi có chiến lược và được tiến hành thường xuyên mới cải thiện được dân trí và học vấn của người lao động làng nghề.

+ Thực hiện xã hội hóa mạnh mẽ lĩnh vực giáo dục, đào tạo với đa dạng hình thức để tạo điều kiện cho lao động làng nghề có cơ hội tiếp cận. Nâng cao trình độ dân trí và đào tạo nghề đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn, không tổ chức nào có thể gánh vác toàn bộ, kể cả Nhà nước, do đó cần phải được xã hội hóa với sự tham gia của mọi thành phần.

+ Xây dựng một chương trình giáo dục bổ túc cho lao động làng nghề bên cạnh chương trình giáo dục quốc gia. Trình độ văn hóa của lao động làng nghề rất thấp và cần thiết phải nâng cao nhưng trước họ khó có thể tham gia các khóa học, chương trình hiện tại, do đó cần thiết phải thiết kế cho họ một chương trình riêng. Chương trình này được thiết kế phù hợp với tình hình sản xuất làng nghề về nội dung và cách thức tiến hành.

- Nâng cao năng lực đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu của làng nghề

+ Xây dựng hệ thống trường dạy nghề hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu. Trong những năm gần đây, nhờ được đầu tư nguồn kinh phí nhiều hơn, hệ thống dạy nghề ở nước ta phát triển mạnh về số lượng cơ sở dạy nghề lẫn quy mô đào tạo nghề. Hiện tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề cả nước đạt 19,2%. Thế nhưng dạy nghề vẫn chưa đáp ứng yêu cầu tuyển dụng. Đầu tư phát triển mạng lưới dạy nghề phải có trọng tâm, trọng điểm, tránh tình trạng manh mún.

+ Cần thay đổi mạnh mẽ về tư duy đào tạo, đổi mới cơ cấu ngành nghề, nâng cao trình độ đào tạo, hệ thống dạy nghề... trong bối cảnh công nghệ thay đổi rất nhanh, … để đáp ứng về quy mô và chất lượng đào tạo nghề theo yêu cầu đa dạng hóa của thị trường lao động. Dạy nghề hiện nay cần một tầm nhìn quốc gia và nhận thức mới. Chương trình dạy nghề phải cụ thể, phù hợp với từng ngành nghề. Ví dụ các nghề thủ công như mây tre, đan... thì chỉ cần dạy

nghề trực tiếp, còn một số ngành đòi hỏi phải có kiến thức lý thuyết như cơ khí, chế tác trang sức, chế biến thực phẩm... cần có quy trình đào tạo.

+ Tăng thêm ngân sách nhà nước cho đào tạo nghề để đáp ứng tốc độ tăng chỉ tiêu đào tạo. Trong những năm gần đây, các trường dạy nghề đều gia tăng mạnh mẽ số lượng tuyển sinh trong khi cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho học sinh thực hành nghề, do đó ảnh hưởng đến chất lượng, quy mô đào tạo nghề.

+ Chương trình dạy nghề cho khu vực này cũng cần đa dạng về quy mô và hình thức: ngắn hạn và dài hạn, tập trung và tại chỗ... để phù hợp với đặc điểm sản xuất làng nghề đa dạng, Không chỉ có đào tạo chuyên môn nghề nghiệp mà nâng cao năng lực quản lý, thị trường cũng rất cần thiết. Đội ngũ quản lý ở khu vực làng nghề rất yếu về kiến thức quản trị hiện đại, luật pháp..

+ Khuyến khích và đãi ngộ thỏa đáng đối với nghệ nhân nhằm duy trì và phát triển thủ công truyền thống. Duy trì và phát triển được số lượng nghệ nhân làng nghề có ý nghĩa rất lớn trong bảo tồn truyền thống và nâng cao tay nghề. Các địa phương cần nhận thức và làm điều tra, lập danh sách nghệ nhân, lập ra câu lạc bộ, hội nghệ nhân để tạo điều kiện cho họ tiếp xúc, trao đổi kinh nghiệm, truyền lại những kỹ năng tinh xảo. Thay đổi tiêu chí công nhận nghệ nhân phù hợp với thực tế, cũng như động viên, khuyến khích phong trào nâng cao tay nghề trên diện rộng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển làng nghề ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)