Lợi ích hội nhập đối với làng nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển làng nghề ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 33 - 36)

Quá trình toàn cầu hóa vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội. Toàn cầu hóa cũng là cơ hội tốt cho làng nghề phát triển. Vấn đề còn lại chỉ là làm thế

nào để làng nghề khai thác hiệu quả những lợi ích được quá trình hội nhập mang lại.

- Cơ hội đầu tiên là làng nghề truyền thống có điều kiện để khôi phục và mở rộng, gia tăng hiệu quả nhờ du lịch phát triển do hiệu ứng toàn cầu hóa. Hội nhập và toàn cầu hóa đã làm ngắn lại khoảng cách không gian, địa lý và tâm lý giữa các quốc gia, qua đó làm du lịch bùng nổ. Như đã trình bày ở phần trên, du lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với phát triển của làng nghề.

Hàng năm, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thủ công truyền thống của ngành du lịch có tốc độ tăng trưởng mạnh và số lượng lớn. Sản phẩm làng nghề được tiêu thụ thông qua kênh du lịch thường có giá cao hơn so với giá xuất khẩu. Nếu làm tốt khâu thương mại, giá trị sản phẩm làng nghề hoàn toàn có thể tăng lên cả chục lần. Do đó, có thể nói rằng du lịch làng nghề là hướng phát triển bền vững và hiệu quả cao đối với khu vực làng nghề.

- Cơ hội thứ hai là làng nghề phát triển tốt hơn thông qua các đơn hàng xuất khẩu có giá trị cao và ổn định. Tham gia xuất khẩu, làng nghề có thể tìm được khách hàng lớn và ổn định đơn hàng. Hiện tại, Việt Nam vẫn phải coi xuất khẩu là động lực cho tăng trưởng kinh tế. Thị trường tiêu thụ hàng hóa làng nghề là tập hợp những nhu cầu nhỏ lẻ nên rất dễ biến động, gây khó khăn và bất ổn cho làng nghề. Với quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cơ hội tham gia thị trường xuất khẩu mở ra với tất cả làng nghề. Khi đó, làng nghề dễ tiếp cận hơn và tìm được khách hàng lớn, đầu ra ổn định cho sản phẩm. Với các đơn hàng xuất khẩu dài hạn, số lượng lớn, làng nghề có thể xây dựng kế hoạch sản xuất ổn định, tạo tiền đề vững chắc cho việc mở rộng sản xuất và nâng cao trình độ, cũng như đầu tư cho cơ sở hạ tầng khác.

Hiện tại rất nhiều làng nghề coi xuất khẩu là điểm chính trong sản xuất, đặc biết trong các ngành hàng thêu ren, mỹ nghệ, cơ khí... Nhiều DN ở làng nghề cơ khí Mỹ Trọng (Nam Định) hiện có hợp đồng gia công cơ khí cho các công ty nước ngoài với doanh số 5 - 6 triệu USD/năm. Làng

nghề vàng bạc Châu Khê (Hải Dương) dựa vào đơn hàng xuất khẩu cho 80% sản lượng của làng...

- Cơ hội thứ ba là có điều kiện chuyển từ sản xuất thủ công sang sản xuất công nghiệp ở qui mô vừa và nhỏ nhờ quá trình chuyển giao công nghệ nhanh và chi phí thấp hơn. Tốc độ hội nhập càng nhanh thì thời gian khấu hao và đổi mới công nghệ sẽ rút ngắn lại. Cách đây hơn 10 năm, việc các DN Việt Nam tìm kiếm công nghệ mới khó khăn hơn. Nhưng với việc tham gia vào các định chế kinh tế thương mại quốc tế, tiếp cận công nghệ mới đã dễ dàng. Vấn đề chỉ là lựa chọn công nghệ cho phù hợp. Hội nhập cao có tác dụng thúc đẩy nhanh quá trình đổi mới công nghệ để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao. Làng nghề hoàn toàn có có thể tham gia vào thị trường chuyển giao công nghệ.

Đây chính là cơ hội cho làng nghề nâng cấp công nghệ sản xuất. Một số làng nghề hiện đã có khả năng mua sắm thiết bị sản xuất có trình độ công nghệ rất cao. Các làng nghề sản xuất giấy Yên Phong, sản xuất thép Đa Hội (Bắc Ninh) đã đầu tư rất nhiều máy móc, thiết bị tương đương của các nhà máy công nghiệp. Chuyển giao công nghệ mới cũng diễn ra mạnh mẽ ở lĩnh vực sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ với các kỹ thuật sản xuất hiện đại, thậm chí tương đương với quốc tế. Có thể khẳng định, hội nhập quốc tế đã tạo thuận lợi cho làng nghề tiếp cận công nghệ mới. Ở mức độ thấp hơn, làng nghề có thể nhận chuyển giao công nghệ từ các nhà máy công nghiệp, tuy lạc hậu so với thế giới những vẫn phù hợp và hiệu quả đối với làng nghề.

- Cơ hội thứ tư là làng nghề mở rộng được thị trường. Hội nhập tạo ra thị trường liên quốc gia, liên khu vực. Nhờ đó, nếu sản phẩm làng nghề đã đứng chân ở thị trường một nước là có thể thâm nhập nhiều nước khác. Hội nhập chính là phép cộng thị trường cho bất kỳ DN, sản phẩm nào. Có tận dụng được lợi thế đó hay không lại phụ thuộc năng lực về sản xuất và thương mại. Để hưởng lợi của quá trình hội nhập, làng nghề phải có ý thức ngay từ khâu hình

thành ý tưởng sản xuất, kinh doanh phải hướng đến thị trường rộng lớn hơn.

37

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển làng nghề ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)