Xây dựng thƣơng hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển làng nghề ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 95 - 96)

- Chính sách thuế

3.2.6. Xây dựng thƣơng hiệu

Số lượng làng nghề ở Việt Nam rất lớn nhưng hoạt động hiệu quả không cao, một nguyên nhân là thương hiệu chưa có nên giá trị gia tăng thấp. Xây dựng thương hiệu là nội dung quan trọng đối với phát triển làng nghề trong điều kiện hội nhập hiện nay.

- Ở quy mô quốc gia, Nhà nước cần có chương trình thương hiệu làng nghề với các mục tiêu là nâng cao nhận thức thương hiệu trong làng nghề, lập quy hoạch những làng nghề tiềm năng để xây dựng thương hiệu, nhất là trong lĩnh vực TCMN. Ví dụ, gốm Chu Đậu, nổi danh trên thế giới từ 600 năm trước, hoàn toàn có thể trở thành thương hiệu tiêu biểu cho gốm sứ Việt Nam.

- Ở từng địa phương, chính quyền cũng cần lựa các làng nghề tiêu biểu để xây dựng thương hiệu. Hiện tại, mỗi tỉnh đều có một vài làng nghề nổi tiếng và chỉ cần có một chiến lược tốt là có thể xây dựng thành thương hiệu lớn trong và ngoài nước. Ví dụ, Thái Bình có chạm bạc Đồng Sâm, Hà Nội có gốm Bát Tràng, Hà Tây có lụa Vạn Phúc...

- Xây dựng thương hiệu làng nghề nên đồng thời tiến hành xây dựng thương hiệu chung (địa phương, làng nghề) với xây dựng thương hiệu riêng của doanh nghiệp. Đối với sử dụng thương hiệu chung, tổ chức quản lý thương hiệu (hiệp hội, chính quyền làng, xã...) phải xây dựng được quy chế sử dụng nghiêm ngặt, tránh tình trạng làm ảnh hưởng thương hiệu chung.

- Nâng cao nhận thức về thương hiệu trong làng nghề thông qua nhiều chương trình tuyên truyền, tập huấn, đào tạo với nhiều hình thức khác nhau. Xây dựng các chương trình hành động về thương hiệu là quan trọng nhưng có hiệu quả hay không lại phụ thuộc vào nhận thức của những chủ thể trong làng nghề. Do đó, xây dựng thương hiệu phải được từng người dân, chủ cơ sở sản xuất hiểu và coi trọng giá trị thương hiệu làng nghề mà họ đang có, coi thương hiệu tài sản giá trị cao. Nâng cao nhận thức về thương hiệu sẽ góp chấm dứt tình trạng hàng TCMN Việt Nam được công ty nước ngoài đặt hàng rồi mang đi tiêu thụ mà không mang thương hiệu Việt Nam.

- Thị trường hóa công tác xây dựng thương hiệu cho làng nghề. Giải pháp hiệu quả để nâng cao xây dựng thương hiệu cho làng nghề là việc hình thành cộng đồng DN cung cấp dịch vụ xây dựng thương hiệu đủ mạnh. Đây chính là chiến lược sản xuất “máy cái thương hiệu” và từ những “máy cái thương hiệu” này làm ra các thương hiệu có chất lượng. Hỗ trợ của Nhà nước chỉ ở tầm vĩ mô, còn công việc cụ thể phải ở các công ty cung cấp dịch vụ xây dựng thương hiệu.

- Khuyến khích các làng nghề đăng ký bản quyền, để bảo vệ thương hiệu, ngăn chặn tình trạng giả, nhái sản phẩm. Ngoài ra, nếu nhận thức tốt về thương hiệu, chính bản thân các làng nghề sẽ không đi vào con đường sản xuất hàng giả, hàng nhái.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển làng nghề ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)