1.2. Cơ sở lý luận về hoạt động giám sát các tổ chức tín dụng của Bảo hiểm tiền
1.2.6. Các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động giám sát các tổ chức tín
của Bảo hiểm tiền gửi
1.2.6.1. Nhóm nhân tố thuộc về cơ quan Bảo hiểm tiền gửi
Mô hình tổ chức hoạt động giám sát
Ngày nay, cùng với sự phát triển của hệ thống tài chính – ngân hàng, việc gia tăng mạnh mẽ về số lượng của các tổ chức tín dụng đòi hỏi các cơ quan giám sát cần phải lớn mạnh cả về quy mô và chất lượng. Thông thường, một tổ chức giám sát thường có trụ sở chính và mạng lưới các chi nhánh tại khắp các vị trí thích hợp trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia. Tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình hoạt động và quy mô của từng hệ thống tài chính của mỗi nước mà hệ thống tổ chức và phối hợp giữa trụ sở chính và các chi nhánh giám sát là khác nhau. Tổ chức BHTG có mạng lưới hoạt động càng rộng lớn, hoạt động đồng bộ và phối hợp chặt chẽ thì chất lượng hoạt động giám sát càng được nâng cao.
Phƣơng pháp giám sát
Hiện nay có nhiều phương pháp giám sát để phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của tổ chức tham gia BHTG. Việc lựa chọn phương pháp giám sát phù hợp với mức độ phát triển của hệ thống các TCTD cũng như trình độ và khả năng của tổ chức BHTG sẽ là yếu tố tích cực giúp hoàn thiện hoạt động giám sát của BHTG.
Phương pháp giám sát tuân thủ là phương pháp giám sát đơn giản. Phương pháp này chủ yếu dựa trên việc theo dõi và đánh giá hoạt động của các TCTD để xác định khả năng, mức độ hoạt động của họ có đạt chuẩn theo đúng quy định về các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng, các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng hay không và việc chấp hành thực hiện kết luận thanh tra, khuyến nghị và cảnh báo giám sát của các TCTD. Đây là cách làm phù hợp với bối cảnh mà hoạt động ngân hàng chỉ đơn thuần là hoạt động truyền thống, các dịch vụ ngân hàng hiện đại chưa phát triển, số lượng các tổ chức tín dụng chưa nhiều.
Tuy nhiên, khi ngành ngành công nghiệp ngân hàng phát triển, hoạt động ngân hàng phát triển hiện đại và đa dạng, số lượng các TCTD gia tăng mạnh thì phương pháp giám sát tuân thủ sẽ không đảm bảo cho hoạt động giám sát của BHTG đạt
được mục tiêu của mình.
Phương pháp giám sát rủi ro là phương pháp giám sát tiên tiến, thường được áp dụng tại các quốc gia mà hoạt động ngân hàng đã tương đối phát triển, không chỉ gồm có các hoạt động truyền thống mà còn nhiều hoạt động và dịch vụ hiện đại khác.
Phương pháp giám sát rủi ro là một phương pháp giám sát chủ động, cơ quan giám sát sẽ đánh giá các khía cạnh hoạt động kinh doanh của TCTD, chất lượng quản trị, chất lượng công tác kiểm soát nội bộ nhằm xác định khía cạnh hoạt động có rủi ro lớn nhất (bao gồm: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động và các loại rủi ro khác) và đưa ra các khuyến cáo thích hợp đối với khía cạnh hoạt động có rủi ro lớn nhất đó. Phương pháp này giúp đưa ra các tính hiệu cảnh báo sớm và khuyến khích các đối tượng giám sát tự đánh giá hoạt động của họ thường xuyên đồng thời giúp sử dụng các nguồn lực giám sát một cách hiệu quả và hiệu lực hơn. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi phải có sự phát triển đồng bộ về hệ thống cơ sở pháp lý, hệ thống quản lý thông tin và năng lực, trình độ của cán bộ giám sát thì mới thực sự đạt được hiệu quả cao. Do đó, đối với những nơi mà hệ thống tài chính – ngân hàng chưa thực sự phát triển thì việc áp dụng phương pháp này có thể gây quá tải cho hoạt động giám sát.
Năng lực đội ngũ cán bộ giám sát
Hoạt động giám sát là hoạt động đa đạng, bao phủ nhiều lĩnh vực hoạt động của TCTD. Một trong các yếu tố quan trọng của hoạt động giám sát là các cán bộ giám sát phải có đủ kỹ năng và kinh nghiệm để giám sát toàn bộ TCTD. Trình độ của cán bộ giám sát thể hiện qua tính chính xác trong các báo cáo giám sát, dự đoán xu hướng chung của hệ thống tài chính – ngân hàng, chỉ ra những nguy cơ chung trong hoạt động ngân hàng. Cán bộ giám sát cần có chuyên môn tốt trong lĩnh vực tài chính, am hiểu các hoạt động và dịch vụ tài chính, có khả năng bao quát, tổng hợp và sàng lọc thông tin từ các nguồn khác nhau, đánh giá tình hình chung của một tổ chức cả về quản trị, điều hành, cơ cấu tổ chức và đưa ra những phân tích khách quan, chính xác.
Năng lực của cán bộ giám sát không chỉ ở mức từng cán bộ riêng lẻ mà còn là trình độ chung của toàn bộ đội ngũ cán bộ và là sự phối hợp, hỗ trợ và đào tạo lẫn nhau giữa các cán bộ giám sát. Bên cạnh đó, cán bộ giám sát từ xa cũng phải phối hợp với cán bộ kiểm tra tại chỗ để kiểm chứng thêm thông tin về các TCTD có những dấu hiệu bất thường, các TCTD cần chú ý trong các báo cáo cảnh báo sớm. Như vậy, có thể thấy rằng nguồn nhân lực về giám sát càng được nâng cao về trình độ, chuyên môn giám sát thì chất lượng hoạt động giám sát cũng ngày càng được nâng cao hơn.
Cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ
Ngày nay, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, xu thế hiện đại hoá công nghệ trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, thúc đẩy dịch vụ tài chính – ngân hàng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Yêu cầu đặt ra đối với hoạt động giám sát là phải theo kịp sự chuyển đổi đó để có công cụ và phương pháp giám sát hiệu quả nhất.
Tổ chức giám sát cần được trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật, phương tiện làm việc, hệ thống công nghệ hiện đại để chủ động cập nhật thông tin một cách đầy đủ, nhanh chóng, kịp thời. Một tổ chức được trang bị đầy đủ hệ thống công nghệ sẽ cung cấp công cụ giám sát đắc lực, rút ngắn thời gian thực hiện hoạt động giám sát. Với sự hỗ trợ của khoa học công nghệ, việc tiếp cận thông tin sẽ không mất nhiều thời gian và công sức, tổ chức giám sát có thể thu thập được thông tin đầu vào nhanh hơn, sớm nắm bắt được tình hình của các TCTD. Hoạt động giám sát có các công cụ phần mềm hỗ trợ khiến việc kiểm tra, tổng hợp và phân tích hệ thống các chỉ tiêu được thực hiện nhanh chóng, từ đó kịp thời xử lý và cảnh báo giúp tránh gây ra tình trạng đổ vỡ hàng loạt.
1.2.6.2. Nhóm nhân tố thuộc về các tổ chức tín dụng
Nhận thức của TCTD về lợi ích của hoạt động giám sát
Hoạt động giám sát của BHTG đối với các TCTD sẽ chỉ có kết quả tốt khi có sự phối hợp hoạt động tích cực từ cả hai phía: chủ thể giám sát và đối tượng giám sát. Điều này có nghĩa là các TCTD khi là đối tượng giám sát của BHTG cần hiểu
rõ lợi ích và tác dụng của hoạt động giám sát đem lại cho đơn vị mình.
Hoạt động giám sát là cơ sở để giúp cho TCTD đánh giá được thực trạng hoạt động của mình, là căn cứ để điều chỉnh và xây dựng các hoạt động quản trị rủi ro, đảm bảo tính an toàn, hiệu quả trong hoạt động ngân hàng. Trên cơ sở đó, TCTD sẽ có sự hợp tác tích cực đối với các bộ phận giám sát, kiểm tra của BHTG nhằm đem lại kết quả tốt nhất. Sự hợp tác của các TCTD đối với hoạt động giám sát của BHTG được thể hiện qua việc tích cực đáp ứng các yêu cầu về thông tin, báo cáo kịp thời và đúng quy định, chấp hành đầy đủ và nghiêm túc các kiến nghị mà BHTG đưa ra.
Hệ thống quản lý và chia sẻ thông tin của TCTD
Một trong các yếu tố tác động tích cực đến chất lượng hoạt động giám sát của BHTG đó là việc các TCTD xây dựng được hệ thống quản lý thông tin đảm bảo chất lượng và hiệu quả cho các lĩnh vực mà tổ chức đó hoạt động. Chất lượng thông tin đầu vào này chính là cơ sở để giúp cho hoạt động giám sát có những đánh giá ban đầu đúng đắn về hoạt động của tổ chức tham gia BHTG. Để có nguồn thông tin chính xác, lượng thông tin đầy đủ, kịp thời thì tổ chức tham gia BHTG phải tuân thủ các quy định về hạch toán kế toán và các quy định khác liên quan. Trường hợp tổ chức tham gia BHTG không đảm bảo quy định trên hoặc có sự che dấu, làm sai lệch thông tin sẽ dẫn đến các nguy cơ làm sai lệch báo cáo giám sát. Bên cạnh đó, số lượng thông tin ít, cập nhật không thường xuyên cũng ảnh hưởng lớn đến việc đánh giá xu thế biến động và hoạt động của các TCTD.
Với các yêu cầu trên, hệ thống quản lý và chia sẻ thông tin của các TCTD cần được đầu tư và phát triển để không chỉ đảm bảo yêu cầu quản lý của chính tổ chức đó mà còn để đáp ứng những yêu cầu về thông tin của cơ quan giám sát.
Ngƣời gửi tiền tại các TCTD
Người gửi tiền là một tác nhân tham gia vào hệ thống tài chính. Bảo vệ người gửi tiền và duy trì niềm tin của công chúng vào hệ thống tài chính có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tổ chức BHTG được đánh giá là tổ chức duy nhất có nhiệm vụ bảo vệ người gửi tiền. Vì vậy, cần đảm bảo công chúng có được thông tin đầy đủ về lợi
ích và hạn chế của hệ thống BHTG, quyền và lợi ích của người gửi tiền. Từ đó, người gửi tiền có thể trở thành một kênh cung cấp thông tin cho cơ quan BHTG trong hoạt động giám sát các tổ chức tham gia BHTG. Bên cạnh đó, việc người gửi tiền có nhận thức đầy đủ về quyền và lợi ích của mình cũng có thể tạo ra sức ép buộc các tổ chức nhận tiền gửi phải tham gia và tuân thủ các quy định về BHTG. Hai yếu tố này góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của tổ chức BHTG.
1.2.6.3. Nhóm nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô
Môi trƣờng pháp lý
Môi trường pháp lý được hiểu là các quy định của pháp luật đối với hoạt động giám sát của BHTG. Môi trường pháp lý có những ảnh hưởng mang tính quyết định đến hoạt động giám sát. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy các quốc gia thường ban hành luật trước khi thành lập các tổ chức giám sát hoặc tổ chức bảo hiểm tiền gửi. Để hoạt động giám sát đạt hiệu quả, cần có hệ thống luật đồng bộ, chặt chẽ và rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ và vai trò của tổ chức thực hiện nhiệm vụ giám sát. Cụ thể như sau:
Quy định một cách đầy đủ, rõ ràng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn trong việc giám sát. Chủ thể giám sát phải có sự độc lập trong hoạt động để không bị chịu áp lực về kinh tế, chính trị nhằm tạo điều kiện cho hoạt động giám sát được khách quan và có khả năng thực hiện tốt các mục tiêu của mình.
Quy định các tiêu chuẩn tối thiểu mà đối tượng giám sát phải đáp ứng. Cho phép bên chủ thể giám sát có đủ linh hoạt để ấn định các quy tắc đảm bảo an toàn theo cách bắt buộc hành chính khi cần thiết để đạt được các mục tiêu đã định, trao quyền hạn thu thập và chứng thực thông tin một cách độc lập cho chủ thể giám sát.
Xây dựng một hệ thống hợp tác giữa cơ quan BHTG và các cơ quan giám sát có liên quan, chia sẻ các thông tin phù hợp giữa các cơ quan này. Sự hợp tác này cần có cơ chế bảo mật đối với các thông tin giám sát và đảm bảo rằng các thông tin này chỉ được sử dụng cho các mục đích có liên quan tới việc giám sát các tổ chức có liên quan.
Hệ thống luật cần điều chỉnh một cách đồng bộ hoạt động của hệ thống tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, cơ chế phối hợp của các tổ chức giám sát, cơ chế bảo vệ người tiêu dùng.
Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan
Hệ thống giám sát chịu sự tác động lớn từ các quyết định của cơ quan quản lý nhà nước và các nhà hoạch định chính sách. Một số cơ quan quản lý nhà nước đóng vai trò kép, vừa xây dựng chính sách, vừa thực thi chính sách như Bộ tài chính vừa là cơ quan quản lý nhà nước đồng thời là tổ chức giám sát, Ngân hàng nhà nước vừa là cơ quan quản lý nhà nước ngành ngân hàng đồng thời là cơ quan hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ.
Tổ chức BHTG thông thường do Chính phủ hoặc Quốc hội thành lập, thiết lập cơ chế tạo vốn và giao cho một số chức năng nhất định trong đó có chức năng giám sát. Như vậy, tổ chức BHTG không phải là cơ quan quản lý nhà nước. Do đó, chất lượng hoạt động giám sát của BHTG phụ thuộc nhiều vào mối quan hệ giữa tổ chức BHTG và các cơ quan quản lý nhà nước. Để hoạt động giám sát của BHTG đạt hiệu quả, cần có cơ chế phối hợp rõ ràng, chặt chẽ và được luật hoá cụ thể đối với các cơ quan quản lý nhà nước. Khi đó, hoạt động giám sát sẽ giúp tận dụng được các nguồn thông tin nhiều chiều để kết quả giám sát được khách quan và chính xác hơn.
Hệ thống tài chính quốc gia
Hệ thống tài chính theo nghĩa rộng là tổng thể các yếu tố bao gồm môi trường thực hiện, các đơn vị hạ tầng cơ sở, các trung gian tài chính, các công cụ tài chính và thị trường, các tổ chức giám sát và kiểm soát. Các nhân tố làm nên cấu trúc hệ thống tài chính này có mối quan hệ chặt chẽ và quyết định xu hướng phát triển của nhau.
Theo thông lệ quốc tế, các tổ chức giám sát chủ yếu bao gồm Bộ Tài chính, Ngân hàng Trung ương, Tổ chức Bảo hiểm tiền gửi và một số cơ quan khác như Tổ chức giám sát chuyên ngành và Uỷ ban chứng khoán.
Hệ thống giám sát hợp nhất liên quan trực tiếp đến rủi ro của toàn hệ thống, bảo vệ người gửi tiền. Để đảm bảo chất lượng hoạt động giám sát, quy trình cung
cấp thông tin, phối hợp giám sát cần được xác định với cơ chế đầy đủ và rõ ràng, có tham vấn đến tính chất và trình độ phát triển của thị trường tài chính. Từ đó có chiến lược phát triển đồng bộ cả về quy mô, phương pháp, công cụ giám sát, cách thức phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của tổ chức BHTG.
Yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế đem lại nhiều cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính – ngân hàng nói riêng. Bên cạnh những lợi ích không thể phủ nhận như nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn nước ngoài, thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ, kiến thức, năng lực điều hành quản lý, hội nhập cũng đặt ra nhiều thách thức như sự cạnh tranh gay gắt, áp lực nâng cao chất lượng dịch vụ, tiềm ẩn rủi ro từ các cú sốc bên ngoài, ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng tài chính khu vực và toàn cầu. Do vậy cần tăng cường công tác giám sát các TCTD để nâng cao mức độ an toàn trong hoạt động của TCTD, tiếp cận sát với thông lệ quốc tế về đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng, giúp phát hiện sớm các rủi ro, phòng ngừa và vượt qua các biến động bất thường từ bên ngoài để