Kiến nghị với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động giám sát các tổ chức tín dụng của chi nhánh bảo hiểm tiền gửi việt nam tại thành phố hà nội (Trang 105 - 110)

4.3. Một số kiến nghị

4.3.3. Kiến nghị với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

- Hoàn thiện quy chế giám sát

Trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2017, hoạt động giám sát của BHTGVN được thực hiện theo Quyết định số 628/QĐ-BHTG111 ban hành ngày 31/12/2010 của Tổng giám đốc BHTGVN về việc “Hướng dẫn thực hiện quy chế giám sát từ xa đối với ngân hàng thương mại” và Quyết định số 629/QĐ-BHTG112 ngày 31/12/2010 của Tổng giám đốc BHTGVN về việc “Hướng dẫn thực hiện quy chế giám sát từ xa đối với hệ thống quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tín dụng phi ngân hàng”.

Tại các quy chế này, mặc dù một số chỉ tiêu giám sát đã được xây dựng gần với thông lệ quốc tế nhưng nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu về quản lý và cảnh báo rủi ro trong xu thế hội nhập quốc tế. Do đó, BHTGVN cần nghiên cứu và sớm ban hành Quy chế giám sát mới để làm cơ sở thực hiện.

- Nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, nối mạng trực tuyến với các tổ chức nhận tiền gửi là NHTM lớn

Hệ thống công nghệ thông tin của BHTGVN hiện nay mặc dù đã được đầu tư và cải tiến nhiều thông qua Dự án FSMIMS hợp phần BHTGVN nhưng vẫn còn một số hạn chế cả về phần cứng và phần mềm, chưa đáp ứng được các yêu cầu xử lý về mặt nghiệp vụ nói chung và nghiệp vụ giám sát nói riêng. Để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý cũng như xử lý các mặt nghiệp vụ, đặc biệt là nghiệp vụ giám sát được hiệu quả, BHTGVN cần đầu tư nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin một

cách toàn diện.

Về phần cứng: Trang bị đầy đủ máy tính (bao gồm cả máy chủ và máy tính cá nhân) đáp ứng được yêu cầu lưu trữ, tra cứu phục vụ cho hoạt động giám sát. Đối với máy chủ phải đảm bảo lưu trữ được số liệu trong thời gian ít nhất là 5 năm, đồng thời phải có hệ thống máy chủ dự phòng để tránh rủi ro, mất mát dữ liệu khi xảy ra sự cố. Cùng với việc trang bị đầy đủ số lượng máy tính có cấu hình đủ mạnh để chạy các phầm mềm giám sát thì hệ thống máy tính của BHTGVN cần được kết nối với hệ thống máy tính của tổ chức tham gia BHTG để có thể tiếp nhận thông tin từ tổ chức tham gia BHTG một cách kịp thời mà trước mắt là kết nối với các tổ chức là NHTM lớn.

Về phần mềm: Thay thế phần mềm cũ đang sử dụng bằng phần mềm mới với tính năng đồng bộ, có thể xử lý tất cả các khâu từ thu thập, khai thác, chuẩn hoá số liệu đầu vào đến việc xử lý, phân tích và cho ra các mẫu biểu theo quy định.

KẾT LUẬN

Hoạt động tài chính – ngân hàng đang ngày một phát triển mạnh mẽ và có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống kinh tế - xã hội. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam với chức năng và trọng trách của mình đang thể hiện vai trò không thể thiếu trong mạng lưới an toàn tài chính của quốc gia. Thông qua hoạt động giám sát các tổ chức tín dụng, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã góp phần duy trì sự phát triển an toàn và lành mạnh của hệ thống tài chính – ngân hàng, bảo vệ công khai, tích cực quyền lợi của người gửi tiền.

Trong những năm qua, hoạt động giám sát của Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại thành phố Hà Nội đã có nhiều bước tiến đáng khích lệ. Chi nhánh là một trong các đơn vị đi đầu của BHTGVN trong việc triển khai thực hiện các quy trình nghiệp vụ giám sát. Tuy nhiên, trong thời kỳ hội nhập hiện nay, Chi nhánh vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định cần khắc phục để có thể đáp ứng được với sự phát triển và lớn mạnh không ngừng của các TCTD. Do đó, công tác giám sát của Chi nhánh luôn cần được nghiên cứu, hoàn thiện và nâng cao chất lượng nhằm phù hợp với yêu cầu thực tiễn và thông lệ quốc tế trong từng thời kỳ cụ thể.

Trên cơ sở sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, luận văn đã tập trung làm rõ một số vấn đề cơ bản như sau:

- Khái quát lý luận chung về hoạt động giám sát các TCTD của Bảo hiểm tiền gửi, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động này đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm hoạt động giám sát của một số tổ chức BHTG trên thế giới để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

- Nghiên cứu, phân tích thực trạng hoạt động giám sát các TCTD của Chi nhánh BHTGVN tại thành phố Hà Nội, chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu và lý giải nguyên nhân của những điểm yếu này.

- Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác giám sát của Chi nhánh BHTGVN tại thành phố Hà Nội, kết hợp với định hướng phát triển của Chi nhánh, luận văn đã đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết những mặt còn hạn chế để hoàn thiện nghiệp vụ giám sát các tổ chức tín dụng của Chi nhánh, tập trung vào các nội

dung: hoàn thiện lập kế hoạch giám sát, tổ chức thực hiện giám sát và kiểm tra đánh giá hoạt động giám sát. Bên cạnh đó, luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao tính khả thi trong việc triển khai thực hiện các giải pháp này.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song đây là vấn đề mang tính tổng hợp cao và trình độ cũng như thời gian của tác giả có hạn nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả mong muốn nhận được sự quan tâm, góp ý của các thầy, cô giáo để luận văn được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1.Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, 2001. Quyết định thành lập chi nhánh Bảo hiểm

tiền gửi Việt Nam khu vực Hà Nội số 108/2001/QĐ-HĐQT ngày 26/12/2001. Hà

Nội.

2.Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, 2003. Quyết định ban hành Quy chế giám sát đối

với tổ chức tham gia BHTG số 217/QĐ-BHTG-HĐQT ngày 19/08/2003. Hà Nội.

3.Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, 2010. Quyết định ban hành Hướng dẫn thực hiện

Quy chế giám sát từ xa đối với ngân hàng thương mại số 628/QĐ-BHTG111. Hà

Nội.

4.Chi nhánh BHTGVN tại thành phố Hà Nội, 2014-2017. Báo cáo giám sát các năm 2014, 2015, 2016, 2017. Hà Nội.

5.Chi nhánh BHTGVN tại thành phố Hà Nội, 2014-2017. Báo cáo kết quả hoạt động năm 2014, 2015, 2016, 2017. Hà Nội.

6.Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 1999. Quyết định thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam số 218/1999/QĐ-TTg ngày 09/11/1999. Hà Nội. 7.Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013. Nghị định quy định

chi tiết và hướng dẫn thi hành luật bảo hiểm tiền gửi số 68/2013/NĐ-CP ngày 28/06/2013. Hà Nội.

8.Nguyễn Thị Hồng Hà, 2016. Giải pháp hoàn thiện chính sách bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Học viện Tài chính.

9.Nguyễn Thị Lệ, 2015. Hoạt động BHTG Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội.

10.Lê Việt Nga, 2012. Quản lý hoạt động bảo hiểm tiền gửi của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam hiện nay. Luận án tiến sĩ. Trường Đại học Thương mại.

11.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2010. Thông tư quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010.

Hà Nội.

12.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2013. Nghị định về ban hành danh mục mức

vốn pháp định của các tổ chức tín dụng số 07/VBHN-NHNN ngày 25/11/2013.

Hà Nội.

13.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2014. Thông tư hướng dẫn một số nội dung về hoạt động bảo hiểm tiền gửi số 4/2014/TT-NHNN ngày 06/09/2014. Hà Nội.

14.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2017. Thông tư quy định về trình tự, thủ tục

giám sát ngân hàng số 08/2017/TT-NHNN ngày 01/08/201. Hà Nội.

15.Nguyễn Thị Kim Oanh, 2004. Bảo hiểm tiền gửi – Nguyên lý, thực tiễn và định hướng. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.

16.Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2010. Luật các tổ chức tín

dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010. Hà Nội.

17.Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2010. Luật Ngân hàng

Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16/06/2010. Hà Nội.

18.Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2012. Luật Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam số 06/2012/QH13 ngày 18/06/201. Hà Nội.

19.Lê Thị Minh Trang, 2016. Điều kiện để áp dụng cơ chế tính phí bảo hiểm tiền gửi theo mức độ rủi ro. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội.

20.Lê Thị Thu Thuỷ, 2012. Pháp luật Việt Nam về giám sát thị trường tài chính và thực tiễn áp dụng. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN – Luật học, số 28, trang 17-29.

Tiếng Anh

21. Demirgüç-Kunt, Asli and Kane, Edward J. and Laeven, Luc, 2008. Determinants of deposit-insurance adoption and design. Journal of Financial Intermediation, Elsevier, vol. 17, page 407-438.

22. FDIC, 2017. Statistic at a glance.USA.

23. Ranjana Sahajwala and Paul Van den Bergh, 2000. Supervisory risk assessment and early warning system. BASEL committee on banking supervision working paper. Switzerland.

24. Walker, David K., 2006. New deposit insurance systems in East Asia.

Occasional Papers No. 44. The South East Asian Central Banks Research and Training Centre. Kuala Lumpur, Malaysia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động giám sát các tổ chức tín dụng của chi nhánh bảo hiểm tiền gửi việt nam tại thành phố hà nội (Trang 105 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)