Thực trạng lập kế hoạch giám sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động giám sát các tổ chức tín dụng của chi nhánh bảo hiểm tiền gửi việt nam tại thành phố hà nội (Trang 63 - 65)

3.2. Thực trạng hoạt động giám sát các tổ chức tín dụng của Chi nhánh Bảo hiểm

3.2.1. Thực trạng lập kế hoạch giám sát

Là một đơn vị trực thuộc BHTGVN, Chi nhánh BHTGVN tại thành phố Hà Nội có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch giám sát hàng năm để báo cáo với BHTGVN. Quá trình này được thực hiện như sau: Tháng 11 hàng năm, phòng Giám sát thực hiện lập kế hoạch giám sát cho năm tiếp theo, trình Giám đốc Chi nhánh xem và phê duyệt. Sau đó, kế hoạch giám sát được tổng hợp cùng kế hoạch hoạt động chung của Chi nhánh và gửi Tổng giám đốc BHTGVN xem xét và phê duyệt. Đầu tháng 12 hàng năm, Tổng giám đốc BHTGVN thông báo kết quả phê duyệt kế hoạch hoạt động của Chi nhánh, trong đó có kế hoạch giám sát để làm cơ sở thực hiện hoạt động giám sát cho năm tiếp theo.

Căn cứ để xây dựng kế hoạch giám sát được dựa vào các yếu tố như sau: - Mục đích giám sát

Đảm bảo các TCTD chấp hành đầy đủ những chính sách, quy định của pháp luật về BHTG, xem xét đánh giá mức độ an toàn và tình hình tài chính của các TCTD, giảm rủi ro thiệt hại và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền.

- Yêu cầu giám sát

Đối với mỗi TCTD trên địa bàn, Chi nhánh thực hiện giám sát thường xuyên, liên tục theo định kỳ hàng tháng, hàng quý và hàng năm, đảm bảo 100% các TCTD đều được theo dõi, giám sát. Báo cáo giám sát được lập đầy đủ và gửi lên Trụ sở chính BHTGVN đúng thời hạn. Các thông tin giám sát đảm bảo phải khách quan, trung thực, chính xác, kịp thời.

- Nội dung giám sát

Chi nhánh thực hiện giám sát theo các nội dung sau:

+Giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về BHTG. Các tiêu chí để đánh giá bao gồm việc chấp hành chế độ thông tin báo cáo, chấp hành quy định của pháp luật về phí BHTG.

+Phân tích thông tin giám sát, đánh giá việc chấp hành các quy định an toàn trong hoạt động ngân hàng, đánh giá mức độ rủi ro và tình hình hoạt động của TCTD theo các tiêu chí:

 Vốn

 Chất lượng tài sản có

 Kết quả hoạt động kinh doanh  Khả năng thanh khoản

Trên cơ sở các tiêu chí giám sát nói trên, Chi nhánh thực hiện phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của TCTD, xác định xu hướng gây biến động tình hình tài chính và phát hiện các yếu tố rủi ro, nguy cơ gây mất an toàn hoạt động hoặc dẫn đến vi phạm pháp luật về tiền tệ ngân hàng đối với từng tổ chức. Căn cứ kết quả giám sát, Chi nhánh tiến hành phân nhóm các TCTD để có hình thức theo dõi, giám sát cho hợp lý đồng thời đưa ra kiến nghị, đề xuất Ngân hàng Nhà nước có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các rủi ro, vi phạm pháp luật của tổ chức theo quy định của pháp luật.

- Phương thức, cách thức giám sát

Theo định kỳ hàng tháng, hàng quý và hàng năm, cán bộ giám sát thực hiện thu thập thông tin từ các TCTD thông qua các báo cáo theo quy định đồng thời tiếp nhận thông tin từ Ngân hàng Nhà nước. Kết hợp với các nguồn thông tin khác, cán bộ giám sát tính toán, phân tích tình hình hoạt động của TCTD theo các tiêu chí của nội dung giám sát để từ đó đưa ra những đánh giá, xếp loại cho TCTD.

Kết quả giám sát sẽ được tổng hợp và lập thành báo cáo giám sát, trình Giám đốc Chi nhánh xem xét, phê duyệt và sau đó được gửi lên Tổng giám đốc BHTGVN. Đối với các QTDND yếu kém và các NHTM có vấn đề, Chi nhánh thực hiện theo dõi chặt chẽ để báo cáo BHTGVN có biện pháp xử lý kịp thời và phù hợp.

- Phân công nhiệm vụ giám sát

Để đảm bảo giám sát được toàn bộ các TCTD trên địa bàn, hàng năm phòng Giám sát tại Chi nhánh lập kế hoạch phân công nhiệm vụ cho các cán bộ giám sát. Căn cứ vào số lượng các TCTD mà Chi nhánh quản lý, mỗi cán bộ sẽ được giao phụ trách một số lượng các TCTD dựa trên địa bàn hoạt động.

Bảng 3.5. Kế hoạch giám sát các TCTD Năm Số cán bộ thực hiện nhiệm vụ giám sát (ngƣời) Số TCTD Tỷ lệ trung bình số TCTD/cán bộ giám sát 2014 17 296 17,4 2015 19 299 15,7 2016 20 320 16,0 2017 21 225 10,7

Nguồn: Phòng Giám sát – Chi nhánh BHTGVN tại TP Hà Nội

Từ bảng số liệu trên có thể thấy, trong năm 2014 khi lực lượng cán bộ còn mỏng mà số lượng TCTD lại nhiều, một cán bộ giám sát phải phụ trách khoảng 17 đến 18 TCTD. Trong những năm sau đó, lực lượng cán bộ giám sát của Chi nhánh đã được tăng cường hơn nên số lượng các TCTD mà mỗi cán bộ phụ trách đã giảm đi dần dần. Đến năm 2017, trung bình một cán bộ phụ trách khoảng 11 TCTD. Điều này giúp giảm tải công việc cho các cán bộ, tạo điều kiện cho các cán bộ có thể quan tâm sát sao hơn đến từng TCTD, góp phần nâng cao được chất lượng kết quả giám sát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động giám sát các tổ chức tín dụng của chi nhánh bảo hiểm tiền gửi việt nam tại thành phố hà nội (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)