Thực trạng hoạt động của Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động giám sát các tổ chức tín dụng của chi nhánh bảo hiểm tiền gửi việt nam tại thành phố hà nội (Trang 56 - 61)

3.1. Tổng quan về Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tại thành phố Hà Nội

3.1.4. Thực trạng hoạt động của Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tạ

thành phố Hà Nội giai đoạn 2014-2017

Hoạt động cấp và thu hồi chứng nhận bảo hiểm tiền gửi

Đây là nhiệm vụ đầu tiên xác định sự đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền tại các tổ chức tham gia BHTG, nâng cao niềm tin của người gửi tiền đối với tổ chức đó. Để đảm bảo cho các TCTD mới thành lập và mở rộng địa bàn hoạt động đúng quy định của pháp luật và tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, Chi nhánh thường xuyên tổ chức theo dõi chặt chẽ, hướng dẫn các tổ chức tham gia BHTG trên địa bàn hoàn thiện hồ sơ, thủ tục trình cấp mới, cấp đổi Chứng nhận BHTG để đơn vị niêm yết công khai, kịp thời đúng quy định.

Bảng 3.2. Tình hình cấp và thu hồi chứng nhận BHTG

Đơn vị tính: Chứng nhận

Năm Cấp mới chứng nhận BHTG Cấp lại chứng nhận BHTG Thu hồi chứng nhận BHTG

2014 1 12 0

2015 3 5 1

2016 10 13 3

2017 3 224 1

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động năm 2014 – 2017 của Chi nhánh

Hàng năm, Chi nhánh đều tiếp nhận, hướng dẫn và hoàn thiện hồ sơ để trình Tổng giám đốc BHTGVN cấp mới, cấp lại chứng nhận BHTG. Đối với các TCTD bị chấm dứt hoạt động, Chi nhánh thực hiện thu hồi lại chứng nhận BHTG. Trong năm 2017, Chi nhánh đã cấp mới 3 chứng nhận BHTG, cấp lại 224 chứng nhận BHTG do thay đổi mẫu chứng nhận BHTG, cấp 3.761 bản sao chứng nhận BHTG

vị trên địa bàn.

Thông qua việc cấp Chứng nhận BHTG, ý thức chấp hành quy định pháp luật về BHTG của các tổ chức tham gia BHTG được nâng lên, nhận thức của công chúng về quyền lợi của người gửi tiền được nâng cao.

Hoạt động thu phí BHTG

Phí BHTG là khoản tiền mà tổ chức tham gia BHTG có nghĩa vụ phải nộp cho BHTGVN để được bảo hiểm cho tiền gửi của khách hàng. Phí BHTG là nguồn thu bổ sung năng lực tài chính cho tổ chức BHTG đảm bảo nguồn chi hoạt ođọng BHTG. Tại Việt Nam, theo luật BHTG, phí BHTG được tính và nộp cho BHTGVN 4 kỳ trong 1 năm theo định kỳ hàng quý trên cơ sở số dư tiền gửi được bảo hiểm bình quân của quý trước sát với quý thu phí bảo hiểm.

Hình 3.2. Tổng số tiền phí BHTG luỹ kế qua các năm

Nguồn: Chi nhánh BHTGVN tại thành phố Hà Nội

Tổ chức tham gia BHTG phải nộp phí BHTG theo mức 0,15%/năm tính trên số dư tiền gửi bình quân của các loại tiền gửi được bảo hiểm. Tiền gửi được bảo hiểm bao gồm: Tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng

2,4 8,6 128 326,3 345 347,8 351,5 357,2 364,3 373,4 384,5 398,8 416,7 439,2 466,3 492,5 0 100 200 300 400 500 600 Số tiền phí BHTG (tỷ đồng)

chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức tiền gửi khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng.

Hiện nay, Chi nhánh thực hiện thu phí BHTG đối với các tổ chức tham gia BHTG trên địa bàn là các quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô, còn các ngân hàng thương mại nộp phí trực tiếp cho Trụ sở chính BHTGVN. Sau mỗi kỳ thu phí, Chi nhánh đều có thông báo đến từng tổ chức tham gia BHTG để đối chiếu, xác nhận đảm bảo sự chính xác. Tính đến hết năm 2017, tổng số phí thu được của Chi nhánh là hơn 492 tỷ đồng, góp phần đáng kể cho việc tăng năng lực tài chính của BHTGVN.

Hoạt động giám sát

Công tác giám sát được xem là công cụ phát hiện sớm để xác định những rủi ro tiềm ẩn của tổ chức tham gia BHTG, từ đó đề xuất giải pháp giúp tổ chức phòng ngừa và khắc phục kịp thời những rủi ro đó. Với mục đích và tính ưu việt của hoạt động giám sát đối với việc đảm bảo thực thi thành công chính sách BHTG, ngay từ ngày đầu thành lập, Chi nhánh đã chủ động đề xuất, xây dựng các chỉ tiêu giám sát đối với các tổ chức tham gia BHTG trên địa bàn chi nhánh quản lý trên cơ sở các quy định của Nhà nước về BHTG. Chi nhánh đã tiến hành đánh giá, phân tích hoạt động của 100% tổ chức tham gia BHTG trên địa bàn, hoàn thành các báo cáo giám sát định kỳ và đột xuất đối với hệ thống các tổ chức tham gia BHTG.

Hiện nay, Chi nhánh giám sát các tổ chức tham gia BHTG theo các chỉ tiêu được BHTGVN xây dựng theo mô hình CAMEL trên cơ sở các chỉ tiêu đánh giá chung về hoạt động của TCTD do NHNN quy định. Cơ sở dữ liệu chính phục vụ cho hoạt động giám sát của Chi nhánh hiện nay là Bảng cân đối kế toán, Báo cáo thống kê của tổ chức tham gia BHTG gửi, Biên bản kiểm tra tổ chức tham gia BHTG của Chi nhánh. Nội dung giám sát là phân tích, đánh giá toàn diện tình hình hoạt động của từng tổ chức tham gia BHTG trên địa bàn, đánh giá mức độ tuân thủ các quy định về BHTG và quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng. Thông qua hoạt động giám sát, Chi nhánh đánh giá tình hình hoạt động của tổ chức tham gia BHTG và đưa ra các kiến nghị hoặc cảnh báo phù hợp. Nhờ công tác cảnh báo

sớm đã giúp các tổ chức nhìn nhận một cách khách quan những tồn tại và sớm có biện pháp khắc phục trong hoạt động.

Hoạt động kiểm tra

Công tác kiểm tra giữ vị trí quan trọng song song với công tác giám sát trong chương trình giám sát các tổ chức tham gia BHTG. Công tác kiểm tra đánh giá được thực trạng hoạt động của tổ chức tham gia BHTG. Thông thường, chi nhánh thực hiện kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu cảnh báo bởi kết quả giám sát hoặc chỉ định của BHTGVN. Hàng năm, căn cứ kế hoạch được BHTGVN phê duyệt và trên cơ sở kết quả giám sát, Chi nhánh tiến hành kiểm tra các tổ chức tham gia BHTG. Nội dung kiểm tra bao gồm: kiểm tra những thay đổi, bổ sung hồ sơ pháp lý tham gia BHTG, việc quản lý và niêm yết chứng nhận tham gia BHTG, tính và nộp phí BHTG, việc hạch toán quản lý tài khoản tiền gửi được bảo hiểm và hồ sơ, tài liệu, sổ sách, chứng từ liên quan đến tiền gửi được bảo hiểm, việc cung cấp thông tin về tiền gửi được bảo hiểm và các thông tin báo cáo khác theo yêu cầu của BHTG Việt Nam, việc thực hiện các kiến nghị trong kết luận kiểm tra trước liền kề. Kết thúc mỗi cuộc kiểm tra, Chi nhánh đều có kết luận kiểm tra gửi từng đơn vị được kiểm tra, nêu rõ những kiến nghị, đề xuất xử lý vi phạm, yêu cầu chỉnh sửa kịp thời và được sự nhất trí của đơn vị.

Trước đòi hỏi cần đảm bảo thực hiện mục tiêu của hoạt động BHTG, Chi nhánh đã đưa công tác kiểm tra trở thành một hoạt động quan trọng của mình. Trong 4 năm từ 2014 đến 2017, Chi nhánh đã tiến hành 386 cuộc kiểm tra. Tuy nhiên, tần suất kiểm tra chưa được đảm bảo định kỳ 2 năm/lần đối với mỗi tổ chức tham gia BHTG. Do vậy việc nắm bắt tình hình hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG vẫn chủ yếu dựa vào kết quả của hoạt động giám sát. Hoạt động kiểm tra khi đó đóng vài trò kiểm tra tính xác thực kết quả của hoạt động giám sát.

Hoạt động tham gia xử lý quỹ TDND yếu kém và chi trả tiền bảo hiểm

Trên địa bàn Chi nhánh quản lý có nhiều quỹ TDND hoạt động yếu kém, có dấu hiệu vi phạm trong công tác quản trị, điều hành, huy động vốn và cho vay gây mất niềm tin đối với người gửi tiền, ảnh hưởng đến tình hình an ninh, chính trị trên

địa bàn. Tính đến ngày 31/12/2017, trên địa bàn Chi nhánh có 17 quỹ TDND có vấn đề, trong đó có 7 quỹ TDND thuộc diện kiểm soát đặc biệt, 10 quỹ TDND xếp ở mức 4.

Chi nhánh đã cử cán bộ tham gia ban kiểm soát đặc biệt đối với các QTDND thuộc diện kiểm soát đặc biệt. Tổ chỉ đạo giám sát, kiểm tra và xử lý QTDND có vấn đề của Chi nhánh đã bám sát chỉ đạo từ BHTGVN, thường xuyên cập nhật kịp thời thông tin, diễn biến, tình hình của các quỹ TDND có vấn đề. Chi nhánh cũng chủ động phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố để xây dựng phương án chi trả tiền bảo hiểm, phương án tuyên truyền cũng như phối hợp xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình xử lý các QTDND có vấn đề.

Từ khi Chi nhánh được thành lập và đi vào hoạt động đến nay, chưa có TCTD là ngân hàng thương mại bị đổ vỡ. Do đó, hoạt động chi trả mới chỉ dừng lại ở việc chi trả cho người gửi tiền tại các TCTD là QTDND cơ sở.

Bảng 3.3. Tình hình chi trả tiền bảo hiểm

TT Năm Tỉnh, thành phố Số đơn vị đƣợc chi trả (QTDND) Số ngƣời đƣợc chi trả (ngƣời) Số tiền chi trả (nghìn đồng) 1 2003 Vĩnh Phúc 1 35 172.002 2 2003 Bắc Giang 2 105 3.092.123 3 2004 Hà Tây 2 68 625.210 4 2013 Hưng Yên 4 200 5.024.057 Tổng cộng 9 408 8.913.392

Nguồn: Chi nhánh BHTGVN tại thành phố Hà Nội

Trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2017, trên địa bàn của Chi nhánh không có TCTD nào bị đổ vỡ nên hoạt động chi trả không phát sinh trong thời gian này. Tuy nhiên, tính từ năm 2002 đến nay, Chi nhánh đã tiến hành chi trả tiền bảo hiểm cho 408 người tại 9 QTDND trên địa bàn 4 tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hà

Tây, Hưng Yên với tổng số tiền lên đến gần 9 tỷ đồng. Qua đó, Chi nhánh đã góp phần ngăn ngừa đổ vỡ hệ thống và đảm bảo an sinh xã hội trong khu vực.

Hoạt động thu hồi lãi vay hỗ trợ tài chính, nợ sau chi trả và tham gia thanh lý tài sản

Hiện nay, Chi nhánh đang theo dõi, bám sát tình hình và đề xuất xử lý khoản lãi vay hỗ trợ còn lại đối với QTDND Phương Tú (Thành phố Hà Nội). Chi nhánh cũng đã làm việc với hai hội đồng thanh lý QTDND để hoàn thiện hồ sơ, thủ tục chấm dứt hoạt động đối với 02 hội đồng thanh lý này.

Hoạt động thông tin tuyên truyền

BHTG là một lĩnh vực mới ở Việt Nam, do vậy việc triển khai công tác thông tin tuyên truyền là rất quan trọng và góp phần không nhỏ để đưa chính sách BHTG đi vào cuộc sống. Ngay từ khi thành lập, Ban lãnh đạo Chi nhánh đã quyết tâm triển khai công tác thông tin tuyên truyền bằng nhiều hình thức và mang lại hiệu quả thiết thực như: nghiên cứu khoa học, khởi xướng tuyên truyền bằng tờ rơi, ấn phẩm, phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, tổ chức các hội nghị khách hàng, hội nghị tập huấn nghiệp vụ BHTG với nội dung phong phú. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng thực hiện phổ biến triển khai các quy định mới về BHTG, dành thời gian thích hợp để tổ chức đối thoại trực tiếp với khách hàng ngay tại các hội nghị. Các cán bộ của chi nhánh cũng rất tích cực tham gia và đạt nhiều kết quả cao trong công tác nghiên cứu khoa học, viết bài đăng trên các tạp chi của ngành, gửi tin bài đăng trên trang tin điện tử của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

Có thể nói, so với các chi nhánh khác trong hệ thống, công tác thông tin tuyên truyền thực sự là một trong các thế mạnh của Chi nhánh tại Thành phố Hà Nội với sự phong phú về số lượng và chất lượng bài viết, đa dạng về hình thức tuyên truyền và càng ngày càng có nhiều cải tiến, sáng tạo để đưa thông tin, hình ảnh về BHTG đến với đông đảo công chúng một cách sâu rộng và nhanh chóng nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động giám sát các tổ chức tín dụng của chi nhánh bảo hiểm tiền gửi việt nam tại thành phố hà nội (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)