Các giải pháp chiến lược

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH một thành viên Hóa chất 21 – Bộ quốc phòng giai đoạn 2015 – 2020 Quản trị kinh doanh (Trang 80 - 83)

7. Kết cấu của luận văn

3.3. Một số giải pháp chiến lƣợc cho công ty TNHH một thành viên hóa chất

3.3.1.2. Các giải pháp chiến lược

- Đối với đối thủ cạnh tranh: Công ty đặt giá bán AD1 của mình thấp hơn đối thủ cạnh tranh. Với chất lƣợng sản phẩm đảm bảo đúng tiêu chuẩn Việt Nam, sản phẩm lại có ƣu thế hơn các đối thủ cạnh tranh trực tiếp do đƣợc cải tiến để tăng khả năng chịu nƣớc thì với việc đặt giá thành rẻ hơn các đối thủ cạnh tranh, công ty hoàn toàn có thể giữ vững và chiếm lĩnh đƣợc thị trƣờng.

Không chỉ tiếp tục hỗ trợ chi phí vận chuyển và cung cấp miễn phí dịch vụ tƣ vấn sau bán nhƣ đã phân tích ở phần thực trạng, công ty có thể cung cấp miễn phí dịch vụ nổ thử tại công trƣờng khai thác của khách hàng nhằm giới thiệu sản phẩm. Việc nổ thử này sẽ cung cấp cho các khách hàng cái nhìn trực quan về chất lƣợng sản phẩm của công ty, khiến họ có sự tin tƣởng vào sản phẩm. Kết hợp với nổ thử, là quá trình công ty hƣớng dẫn nổ đối với khách hàng bằng đội ngũ kỹ sƣ chất lƣợng cao, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp

- Đối với nội bộ công ty: Thực hiện các biện pháp để giảm thiểu chi phí sản xuất kinh doanh trong công ty nhằm gia tăng lợi nhuận:

+ Tiếp tục phát triển phong trào nghiên cứu, phát triển để cải tiến hoạt động sản xuất nhằm giảm chi phí. Lãnh đạo công ty cần phát huy vai trò cổ động, kích thích cán bộ công nhân viên có sáng kiến trong lao động để giảm thiểu thời gian chết, tiết kiệm nguyên vật liệu. Hiện tại, việc thƣởng cho các sáng kiến đã đƣợc công ty thực hiện, nhƣng chỉ dƣới hình thức thƣởng tiền mặt với giá trị chƣa thực sự cao. Công ty nên tổ chức các buổi tổng kết định kỳ nhằm tuyên dƣơng các cá nhân có sáng kiến ứng dụng tốt vào thực tiễn trƣớc toàn thể ngƣời lao động trong công ty nhằm tạo ra động lực về mặt tinh thần, đồng thời xem xét đến yếu tố ƣu tiên khi thăng chức cho các nhân viên này.

+ Đào tạo, phát triển tay nghề lao động để giảm thiểu các sai hỏng trong sản xuất.

Trong những năm qua, công ty thƣờng xuyên tổ chức đào tạo cho ngƣời lao động, song chủ yếu là đào tạo để thi nâng bậc bằng cách tổ chức các lớp học buổi tối trƣớc mỗi kỳ thi nâng bậc cho công nhân đến hạn. Lớp học này do chính các kỹ sƣ trong công ty giảng dạy, chủ yếu dạy dƣới dạng cung cấp lý thuyết về các quy trình sản xuất sản phẩm. Do “học” không đi đôi với “hành” nên hiệu quả đào tạo không cao, chƣa kể việc đào tạo này đã không đáp ứng nhu cầu thực sự của công nhân. Vì vậy, công ty cần lập kế hoạch đào tạo cụ thể cho từng năm đồng thời đa dạng các hình thức đào tạo bằng một số biện pháp nhƣ sau:

Thứ nhất, việc xác định nhu cầu đào tạo trƣớc hết phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của ngƣời đƣợc đào tạo. Công ty nên quy định, cán bộ nhân viên hoặc bộ phận nào có nhu cầu đào tạo thì phải làm đơn, trình bày rõ mục đích, lý do và phƣơng pháp đào tạo dự kiến để công ty xem xét. Với cách làm này,

công ty sẽ xác định đƣợc nhân viên của mình có thực sự muốn đƣợc đào tạo hay không, tránh tính trạng miễn cƣỡng gây nên sự chống đối hoặc không nhiệt tính, cố gắng trong việc đào tạo. Trên cơ sở đó, công ty xem xét yêu cầu này có phú hợp với đòi hỏi của công việc hay không. Nếu thấy sự thống nhất giữa yêu cầu công việc và nhu cầu ngƣời học thì công ty mới nên xem xét duyệt quyết định đào tạo. Việc này không chỉ giúp công ty xác định đúng đối tƣợng đào tạo, tránh tính trạng đào tạo thừa, mất cân đối, lãng phí kinh phí mà còn tạo động lực thật sự cho nhân viên trong quá trình đào tạo, giúp nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo.

Thứ hai, công ty nên thƣờng xuyên tổ chức các cuộc thi, các cuộc kiểm tra trình độ chuyên môn, giám sát khả năng làm việc của cán bộ công nhân viên nhằm phát hiện ra những ngƣời năng lực kém, không phù hợp với vị trí công việc đƣợc giao. Từ đó có các quyết định đào tạo, điều động, thuyên chuyển công tác hoặc cho nghỉ việc kịp thời. Đồng thời công ty nên bố trí và đào tạo kịp thời cán bộ công nhân viên chức vào các vị trí của các cán bộ chuẩn bị đến tuổi nghỉ hƣu, tránh tình trạng thiếu cán bộ có đủ năng lực đảm trách các vị trí của ngƣời đã về hƣu.

Thứ ba, công ty nên đa dạng hóa các hình thức đào tạo. Đối với lao động quản lý: Công ty nên thực hiện quy hoạch cán bộ nguồn, trên cơ sở đó cử những ngƣời có kinh nghiệm kèm cặp các cán bộ nguồn này để tạo đội ngũ lao động có trình độ kế cận về sau. Hình thức này vừa giúp giảm thiểu chi phí, vừa có tính thực tiễn vì nó đƣợc thực hiện nay trong thực tế công việc hàng ngày. Đồng thời, công ty có thể xem xét tăng hỗ trợ kinh phí cho cán bộ đi học tại các trƣờng đại học trên cả nƣớc và tạo cơ chế mở hơn cho phép những ngƣời có nhu cầu đƣợc đi học. Điều này sẽ giúp họ an tâm học tập và có một sự ràng buộc nhất định để sau khi học tập xong họ sẽ quay trở lại phục vụ tại

tạo trong công việc, đặc biệt nên áp dụng phƣơng pháp đào tạo theo kiểu kèm cặp, chỉ bảo, trong đó công ty cử những ngƣời có tay nghề cao kèm cặp những ngƣời có tay nghề thấp hơn trực tiếp trong quá trình làm việc hàng ngày. Phƣơng pháp này gắn chặt với thực tiễn công việc nên chắc chắn việc tiếp thu của công nhân sẽ hiệu quả hơn.

Thứ tƣ, bên cạnh đào tạo tay nghề, công ty cần đặc biệt chú trọng tới đào tạo các vấn đề an toàn lao động, sản xuất kết hợp các biện pháp kỷ luật cứng rắn đối với ngƣời sai phạm để hạn chế tối đa các tai nạn lao động xảy ra, tránh thiệt hại lớn cả về ngƣời và của nhƣ vụ nổ xí nghiệp 4 năm 2013. + Phát động phong trào tiết kiệm trong sản xuất đối với cán bộ công nhân viên nhƣ tiết kiệm điện, tiết kiệm nguyên vật liệu,…

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH một thành viên Hóa chất 21 – Bộ quốc phòng giai đoạn 2015 – 2020 Quản trị kinh doanh (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)