Ma trận SWOT

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH một thành viên Hóa chất 21 – Bộ quốc phòng giai đoạn 2015 – 2020 Quản trị kinh doanh (Trang 30 - 34)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Quy trình xây dựng chiến lƣợc kinh doanh

1.2.4.3. Ma trận SWOT

Ma trận SWOT dựa trên việc phân tích các điểm mạnh và điểm yếu từ môi trƣờng nội bộ và phân tích các cơ hội và nguy cơ từ môi trƣờng bên ngoài

(bao gồm các cơ hội và nguy cơ của môi trƣờng vĩ mô và môi trƣờng ngành) để làm căn cứ cân nhắc các định hƣớng và phƣơng án chiến lƣợc.

Các bƣớc xây dựng ma trận SWOT để hình thành các phƣơng án chiến lƣợc nhƣ sau:

Bước 1: Tổng hợp kết quả phân tích môi trường kinh doanh (Cơ hội và nguy cơ)

* Lập bảng tổng hợp môi trƣờng kinh doanh

Sau khi phân tích các yếu tố thuộc môi trƣờng bên ngoài doanh nghiệp, tiến hàng lập bảng tổng hợp môi trƣờng kinh doanh.

* Đánh giá và xếp hạng các cơ hội và thách thức

Sau đó tổ chức đánh giá môi trƣờng bên ngoài bằng cách đánh giá và xếp hạng các cơ hội và thách thức nhƣ sau:

- B1: Liệt kê các cơ hội (thách thức) chính đối với doanh nghiệp

- B2: Lập bảng đánh giá tác động của các cơ hội (thách thức) đối với doanh nghiệp.

Căn cứ vào đây, doanh nghiệp có thể đƣa ra một danh sách xếp hạng các cơ hội (thách thức) theo thứ tự ƣu tiên. Các doanh nghiệp cần tranh thủ các cơ hội có mức ƣu tiên cao, các cơ hội ở mức ƣu tiên trung bình và thấp thì chỉ tận dụng khi có đủ nguồn lực. Các thách thức ở mức ƣu tiên cao thƣờng do lãnh đạo tối cao xử lý, các thách thức ở mức mức độ ƣu tiên thấp hơn thì càng có nhiều thời gian để có hƣớng bàn bạc và giải quyết dần dần.

Bước 2: Tổng hợp kết quả phân tích môi trường nội bộ doanh nghiệp – Thế mạnh và điểm yếu

Mục đích của việc phân tích môi trƣờng nội bộ là nhằm phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp để xây dựng hệ thống mục tiêu và các chiến lƣợc thích hợp nhằm tận dụng tối đa các điểm mạnh và có thể biến chúng thành khả năng đặc biệt; đồng thời hạn chế những điểm yếu.

Quy trình phân tích môi trƣờng nội bộ cũng tƣơng tự nhƣ phân tích môi trƣờng bên ngoài:

- Bƣớc 1: Liệt kê các điểm mạnh ( điểm yếu) đối với doanh nghiệp. - Bƣớc 2: Tổng hợp kết quả phân tích môi trƣờng nội bộ doanh nghiệp.

Bước 3: Tổng hợp kết quả và tình hình ma trận SWOT – Thế mạnh và điểm yếu – Cơ hội và nguy cơ

Một doanh nghiệp không nhất thiết phải theo đuổi các cơ hội tốt nhất mà có thể thay vào đó là tạo dựng khả năng phát triển lợi thế cạnh tranh bằng cách tìm hiểu mức độ phù hợp giữa các điểm mạnh và cơ hội sắp đến. Trong một số trƣờng hợp, doanh nghiệp có thể khắc phục điểm yếu của mình để giành đƣợc những cơ hội hấp dẫn. Điều này có thể thực hiện đƣợc thông qua ma trận SWOT sau:

Các điểm mạnh (S)

Liệt kê các điểm mạnh quan trọng nhất từ bảng tổng hợp môi trƣờng nội bộ DN

Các điểm yếu (W)

Liệt kê các điểm yếu quan trọng nhất từ bảng tổng hợp môi trƣờng nội bộ DN

Các cơ hội (O)

Liệt kê các cơ hội quan trọng nhất từ bảng tổng hợp môi trƣờng bên ngoài DN

Các kết hợp CL SO

Tăng cƣờng thế mạnh của DN để khai thác các cơ hội trong môi trƣờng kinh doanh bên ngoài

Các kết hợp CL WO

Tận dụng các cơ hội bên ngoài để khắc phục điểm yếu bên trong DN

Các nguy cơ (T)

Liệt kê các nguy cơ quan trọng nhất từ bảng tổng hợp môi trƣờng bên ngoài DN

Các kết hợp CL ST

Tận dụng các điểm mạnh bên trong DN nhằm giảm bớt tác động của các nguy cơ bên ngoài

Các kết hợp CL WT

Là những kết hợp chiến lƣợc mang tính phòng thủ, cố gắng khắc phục điểm yếu và giảm tác động (hoặc tránh) nguy cơ bên ngoài Hình 1.5: Ma trận SWOT Môi trƣờng nội bộ DN Môi trƣờng bên ngoài DN

Tóm tắt chƣơng 1

Tại chƣơng 1, luận văn đã hệ thống hóa đƣợc cơ sở lý luận về xây dựng chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Khái niệm, vai trò của chiến lƣợc kinh doanh và quy trình xây dựng chiến lƣợc kinh doanh. Đặc biệt, trong chƣơng 1, luận văn đã sử dụng lý luận của M.Porter trong việc xây dựng chiến lƣợc kinh doanh. Đó là mô hình PEST, mô hình 5 lực lƣợng cạnh tranh để phân tích môi trƣờng bên ngoài và sơ đồ chuỗi giá trị để phân tích môi trƣờng bên trong. Bên cạnh đó, ma trận IFE, EFE và ma trận SWOT đƣợc sử dụng để tổng hợp các đánh giá về cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp và đề xuất ra các chiến lƣợc kinh doanh.

CHƢƠNG 2

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ MÔI TRƢỜNG BÊN NGOÀI, BÊN TRONG CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN HÓA CHẤT 21 –

BỘ QUỐC PHÕNG

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH một thành viên Hóa chất 21 – Bộ quốc phòng giai đoạn 2015 – 2020 Quản trị kinh doanh (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)