Công tác hạch toán, kế toán và quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý thuế GTGT. Một phần lớn các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn thành phố Thái Nguyên với việc ghi chép sổ sách kế toán đầy đủ, thống nhất, sử dụng hóa đơn, chứng từ đúng quy định đã tạo điều kiện cho cơ quan thuế thu thuế đầy đủ, tránh nhầm lẫn, chống thất thu thuế, giúp cho quy trình tự kê khai, tự tính thuế của đơn vị giảm được sai sót, hạn chế được tình trạng gian lận.
Trình độ phát triển của quan hệ thanh toán trong nền kinh tế cũng ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế GTGT. Việc thanh toán bằng tiền mặt như hiện nay đang gây khó khăn, chậm trễ cho công tác thu thuế, nếu hình thức thanh toán không dùng tiền mặt phát triển thì việc thu nộp thuế sẽ đơn giản và hiệu quả hơn nhiều. Hiện nay luật quản lý thuế quy định với những hóa đơn giá trị từ 20 triệu đồng trở lên bắt buộc phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng mới đủ điều kiện được khấu trừ và tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế Thu nhập doanh nghiệp.
3.5. Đánh giá công tác quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp xây dựng tại Chi cục thuế TP Thái Nguyên
Trong những năm qua, công tác quản lý thuế GTGT đã được Chi cục thuế TP Thái Nguyên coi trọng và tăng cường, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp xây dựng. Chi cục đã cố gắng thường xuyên phối hợp với các ngành liên quan nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng thất thu thuế, gian lận và nợ đọng thuế. Công tác quản lý thuế GTGT các DNXD ở Chi cục thuế TP Thái Nguyên đã đạt được một số kết quả sau:
Thứ nhất, về công tác quản lý người nộp thuế.
Công tác quản lý người nộp thuế đã được thực hiện chặt chẽ theo đúng trình tự quản lý, bao gồm quản lý ngay từ khâu thành lập (đăng ký mã số thuế, loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, địa bàn hoạt động và quy mô vốn kinh doanh) đến quá trình thực hiện ghi chép sổ sách kế toán, chứng từ, quản lý và sử dụng hóa đơn, kê khai, tính thuế phải nộp và tình hình nộp thuế của người nộp thuế. Chi cục thuế TP Thái Nguyên cũng đã thực hiện theo đúng các qui định của Luật quản lý thuế, Qui trình đăng ký và cấp mã số thuế từ khâu: lập và nộp hồ sơ cho cơ quan thuế - Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ - Nhập và xử lý thông tin - Trả kết quả cho người nộp thuế, đảm bảo đúng thời gian quy định không gây phiền hà cho người nộp thuế. Thường xuyên theo dõi sát sao tình hình hoạt động của người nộp thuế. Đặc biệt, Chi cục đã ứng dụng công nghệ tin học vào công tác quản lý thuế GTGT, qua đó nâng cáo hiệu quả quản lý.
Trong quản lý người nộp thuế thì công tác quản lý các doanh nghiệp bỏ kinh doanh, doanh nghiệp bỏ trốn là việc khó khăn. Để phát hiện kịp thời các doanh nghiệp bỏ kinh doanh, doanh nghiệp bỏ trốn cần có sự phối hợp thường xuyên với chính quyền xã nơi doanh nghiệp đóng trụ sở. Trong quá trình quản lý các doanh nghiệp, Chi cục thuế đã có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, các ban ngành, đoàn thể nhưng sự kết hợp còn thiếu đồng bộ.
Nội dung cụ thể của công tác quản lý căn cứ tính thuế GTGT gồm có: quản lý doanh thu; quản lý áp dụng thuế suất, quản lý thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ. Chi cục thuế TP Thái Nguyên nhận thức sâu sắc vấn đề này và đã chỉ đạo cán bộ quản lý thuế chú trọng công tác quản lý doanh thu của đối tượng nộp thuế và đã kịp thời phát hiện ra những hành vi, gian lận thuế, góp phần chống thất thu thuế cho NSNN. Chi cục chỉ đạo cán bộ thường xuyên theo dõi, quản lý chặt chẽ công tác kê khai thuế của đối tượng nộp thuế. Vận động và yêu cầu người nộp thuế thực hiện kê khai qua mạng, qua đó giảm thời gian kê khai thuế, tăng hiệu quả công tác kê khai. Việc áp dụng thuế suất và quản lý thuế đầu vào chặt chẽ, đúng quy trình.
Thứ ba, về công tác kiểm tra thuế GTGT.
Chi cục thuế TP Thái Nguyên tập trung các nguồn lực, tăng cường công tác kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế kết hợp với việc kiểm tra chống thất thu thuế. Hàng tháng, tiến hành đánh giá, kiểm tra tiến độ thực hiện, kịp thời bổ sung nhân lực cho phù hợp, rà soát các hồ sơ khai thuế trên cơ sở đánh giá, phân tích rủi ro, lựa chọn các cơ sở kinh doanh có rủi ro về thuế. Hoạt động kiểm tra, thanh tra thuế được xây dựng kế hoạch chi tiết, cẩn thận đã phát hiện kịp thời và xử lý hành vi vi phạm pháp luật thuế, đồng thời là biện pháp răn đe, ngăn chặt những hành vi vi phạm của người nộp thuế. Chi cục kịp thời chỉ đạo các đội thuế liên xã phường tiến hành giám sát thường xuyên các hộ kinh doanh để kịp thời phát hiện các hộ có đơn xin nghỉ nhưng vẫn kinh doanh, các hộ phát sinh mới ra.
Công tác quản lý kiểm tra thuế được Chi cục thuế TP Thái Nguyên được tiến hành đồng bộ và khép kín trong các khâu trong quá trình quản lý thuế. Từ khâu tiếp nhận hồ sơ kê khai thuế, kiểm tra ngay tại bàn nơi tiếp nhận hồ sơ đến kiểm tra sự hợp lý của các số liệu trong hồ sơ kê khai thuế tại Đội kê khai và kế toán thuế. Hàng tháng, Đội kiểm tra sẽ khai thác dữ liệu hồ sơ kê khai
thuế, thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, so sánh với các dữ liệu của cơ quan thuế, phát hiện những nghi vấn bất thường trong kê khai thuế, yêu cầu người nộp thuế giải trình hoặc điều chỉnh kịp thời. Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ sẽ theo dõi tình hình nộp thuế của đối tượng nộp thuế.
Thứ tư, về công tác nợ và cưỡng chế nợ thuế
Chi cục thuế TP Thái Nguyên đã xây dựng kế hoạch quản lý nợ; giao chỉ tiêu thu nợ thuế đến các đội thuế, chỉ đạo các đội thuế tăng cường áp dụng các biện pháp đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế theo đúng Quy trình quản lý thu nợ, Luật quản lý thuế và các Pháp luật thuế. Chi cục thuế rất chú trọng công tác phân loại các khoản nợ thuế làm cơ sở phục vụ quản lý, phòng ngừa rủi ro. Ngoài ra, Chi cục cũng thường xuyên thực hiện phân tích nguyên nhân phát sinh nợ thuế đến từng người nộp thuế để có biện pháp xử lý phù hợp và kịp thời theo quy định của pháp luật. Do đó, đến hết năm 2016, tổng nợ không vượt quá 4% tổng thu ngân sách.
Thứ năm, về công tác tuyên truyền hỗ trợ
Chi cục thuế TP Thái Nguyên luôn quan tâm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế nhằm từng bước nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của người nộp thuế, góp phần đưa chính sách pháp luật thuế vào cuộc sống. Chi cục thuế TP Thái Nguyên đã phối hợp chặt chẽ và thường xuyên với các bộ, ngành, UBND các phường, ban quản lý dự án để thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách thuế, cung cấp các văn bản, chính sách thuế mới... nhằm nâng cao sự hiểu biết về chính sách pháp luật thuế, sự chủ động, tự giác trong thực hiện nghĩa vụ thuế. Hướng dẫn các hộ dần và doanh nghiệp về thủ tục, cách tính thuế và chế độ miễn giảm, ân hạn thuế. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền như hỗ trợ trực tiếp, thực hiện hội nghị, hội thảo, truyền thanh, truyền hình.
Thứ sáu, công tác quản lý đã thúc đẩy các đối tượng nộp thuế thực hiện tốt quy định của pháp luật thuế GTGT, đảm bảo thu đúng, thu đủ.
Một mặt nâng cao kiến thức pháp luật thuế cho doanh nghiệp thông qua công tác tuyên truyền hỗ trợ, mặt khác qua công tác kiểm tra, cơ quan thuế phát hiện và xử lý kịp thời để răn đe các hành vi vi phạm của đối tượng nộp thuế. Thông qua công tác tuyên truyền hỗ trợ và công tác kiểm tra, Chi cục thuế TP Thái Nguyên đang từng bước hướng các doanh nghiệp thực hiện đúng theo các quy định đã được ban hành. Đồng thời, do công tác quản lý thuế được tăng cường, Chi cục thuế TP Thái Nguyên đã khai thác được thêm nhiều khoản thu phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thứ bảy, góp phần đảm bảo công bẳng xã hội.
Sự công bằng của thuế thể hiện ở khía cạnh tất cả những người chịu thuế phải được đối xử công bằng, có nghĩa là trong những điều kiện và hoàn cảnh như nhau thì những người chịu thuế có quyền và nghĩa vụ như nhau: Có nghĩa vụ thuế tương đương nhau, hưởng các ưu đãi về thuế giống nhau. Công tác quản lý thuế GTGT trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đã góp phần tạo ra sự bình đẳng giữa các người nộp thuế và tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh trong cơ chế thị trường hiện nay. Qua công tác quản lý thuế, đã phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp sai phạm như truy thu thuế, phạt hành chính về thuế... đã góp phần không nhỏ vào việc tạo ra sự bình đẳng trước pháp luật về thuế của các người nộp thuế, từ đó từng bước tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp.
Thứ tám, công tác quản lý thuế đã góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách, chế độ thuế và làm trong sạch bộ máy ngành Thuế.
Thông qua công tác quản lý thuế GTGT cơ quan thuế sẽ phát huy những nhân tố tích cực, ngăn chặn và xử lý các sai phạm của các đối tượng nộp thuế, từ đó phân tích đánh giá nguyên nhân. Qua đó, có những đề xuất hoàn thiện các quy chế công tác, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế, củng cố nội bộ ngành Thuế ngày càng vững mạnh.
Bảng 3.13a. Tổng hợp số phiếu các ý kiến về ý thức chấp hành pháp luật thuế của doanh nghiệp xây dựng
TT
Nhóm tiêu chí chấp hành pháp luật thuế của doanh
nghiệp xây dựng
Các ý kiến trả lời
Kém Trung
bình Khá Tốt
Rất
tốt Tổng số phiếu
1 Ý thức nộp hồ sơ khai thuế 4 56 14 5 - 79
2
Kê khai sai, thiếu các chỉ tiêu khai thuế dẫn đến thiếu số thuế phải nộp
1 54 13 11 - 79
3 Ý thức nộp tiền thuế vào
NSNN 14 36 24 4 1 79
4
Có hành vi vi phạm trong việc sử dụng, lưu trữ hóa đơn nhằm gian lận, trốn thuế.
1 63 8 6 1 79
5 Chưa nắm bắt được các
chính sách thuế 1 15 55 6 1 79
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Bảng 3.13b. Tổng hợp tỷ lệ số phiếu các ý kiến về ý thức chấp hành pháp luật thuế của doanh nghiệp xây dựng
TT
Nhóm tiêu chí chấp hành pháp
luật thuế của doanh nghiệp xây
dựng
Các ý kiến trả lời
Kém Trung bình Khá Tốt Rất tốt Tổng
1 Ý thức nộp hồ sơ
khai thuế 5,1% 70,9% 17,7% 6,3% 0,0% 100% 2
Kê khai sai, thiếu các chỉ tiêu khai thuế dẫn đến thiếu
số thuế phải nộp 1,3% 68,4% 16,5% 13,9% 0,0% 100% 3 Ý thức nộp tiền thuế vào NSNN 17,3% 45,7% 30,0% 5,7% 1,3% 100% 4 Có hành vi vi phạm trong việc sử dụng, lưu trữ hóa đơn nhằm gian lận, trốn thuế. 1,3% 80,0% 10,3% 7,2% 1,0% 100% 5 Chưa nắm bắt được các chính
sách thuế 1,3% 19,0% 70,0% 8,0% 1,6% 100%
Qua bảng tổng hợp từ 79 phiếu điều tra các cán bộ thuế cho thấy, đa số cán bộ thuế đánh giá về ý thức chấp hành pháp luật thuế trong việc nộp tờ khai thuế, kê khai sai, thiếu các chỉ tiêu khai thuế dẫn đến thiếu số thuế phải nộp, nộp tiền thuế vào NSNN, hành vi vi phạm trong việc sử dụng, lưu trữ hóa đơn của DNXD ở mức độ trung bình, các tỷ lệ đánh giá lần lượt là 70,9%; 68,4 %; 45,7% và 80%. Riêng đối với chỉ tiêu về nắm bắt chính sách thuế của doanh nghiệp được đánh giá ở mức khá chiếm 70%. (xem Bảng 3.13b).
Có thể nói các DNXD có sự hiểu biết pháp luật về thuế tuy nhiên có ý thức tự giác chấp hành nghĩa vụ nộp thuế còn thấp, nhiều DNXD lợi dụng kẽ hở của chính sách thuế để trốn thuế, gian lận về thuế ... dẫn đến thất thu ngân sách, không đảm bảo tính công bằng giữa các đối tượng nộp thuế, công tác quản lý thuế kém hiệu quả.
Bảng 3.14a. Tổng hợp số phiếu điều tra các ý kiến về công tác kiểm tra thuế GTGT
TT Nhóm tiêu chí hoạt động kiểm tra
Các ý kiến trả lời
Kém TB Khá Tốt Rất
tốt
Tổng số phiếu
1 Mức độ phù hợp của công tác xây
dựng kế hoạch kiểm tra tại CCT? 0 34 31 12 2 79
2 Lượng công việc được phân giao cho
cán bộ kiểm tra quá tải hay không? 0 29 41 8 1 79
3 Hệ thống cơ sở dữ liệu CNTT có đủ
đáp ứng yêu cầu công việc không? 0 31 29 14 4 79
4 Hệ thống văn bản pháp quy về thuế
có đầy đủ, chi tiết? 0 12 48 13 6 79
5
Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng khác để đáp ứng yêu cầu kiểm tra thuế của doanh nghiệp xây dựng có tốt không?
0 46 26 6 1 79
Bảng 3.14b. Tổng hợp các ý kiến về công tác kiểm tra thuế GTGT
TT Nhóm tiêu chí hoạt động kiểm tra Các ý kiến trả lời (%)
Kém TB Khá Tốt Rất tốt Tổng
1 Mức độ phù hợp của công tác xây
dựng kế hoạch kiểm tra tại CCT? 0 42,5 39,7 15,46 2,34 100
2 Lượng công việc được phân giao cho
cán bộ kiểm tra quá tải hay không? 0,47 36,17 52,13 10,2 1,03 100 3 Hệ thống cơ sở dữ liệu CNTT có đủ
đáp ứng yêu cầu công việc không? 0,51 39,25 36,45 18,33 5,46 100
4 Hệ thống văn bản pháp quy về thuế
có đầy đủ, chi tiết? 0 15,37 60,31 16,8 7,52 100
5
Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng khác để đáp ứng yêu cầu kiểm tra thuế của doanh nghiệp xây dựng có tốt không?
0 58,4 32,59 7,34 1,67 100
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Qua bảng 3.14 cho ta thấy: cán bộ thuế đưa ra một số quan điểm khác nhau về những tiêu chí đánh giá trong công tác kiểm tra. Về tiêu chí đánh giá mức độ phù hợp của công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra tại chi cục thuế, đa số cán bộ thuế đánh giá ở 2 mức độ trung bình và khá. Tuy nhiên, tỷ lệ đánh giá ở mức độ trung bình cao hơn, chiếm 42,5%. Điều này chứng tỏ công tác lập kế hoạch, phân tích rủi ro để lựa chọn doanh nghiệp kiểm tra của Chi cục thuế còn chưa tốt. 52,13% đánh giá lượng công việc phân cho cán bộ kiểm tra ở mức độ khá, bởi với 3 đội kiểm tra thuế (số 1, số 2, số 3) gồm 35 cán bộ mà khối doanh nghiệp ngày càng tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp, số thu và đi theo là các lỗi vi phạm của doanh nghiệp trong khi số lượng cán bộ kiểm tra còn mỏng. Số lượng cán bộ kiểm tra chưa tương xứng với khối lượng công việc được giao. Hệ thống cơ sở dữ liệu CNTT có đủ đáp ứng yêu cầu công việc được đánh giá ở mức độ trung bình, chiếm 39,25% trên tổng số phiếu điều tra. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thuế được đánh giá ở mức độ khá (chiếm 60,31%) do còn nhiều hạn chế. Nội
dung các sắc thuế còn phức tạp, còn nhiều mức miễn giảm thuế làm hạn chế tính trung lập, dễ phát sinh tiêu cực, làm phức tạp công tác quản lý, kiểm tra thuế. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng khác để đáp ứng yêu cầu kiểm tra thuế của DN xây dựng chiếm tỉ lệ 58,4% và chỉ được đánh giá ở mức độ trung bình.
Bảng 3.15a. Tổng hợp số phiếu các ý kiến về công tác quản lý thuế