5. Kết cấu của luận văn
3.1. Đặc điểm địa bàn Thành phố Thái Nguyên
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên và vùng trung du miền núi phía Bắc; trung tâm vùng trung du, miền núi Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 80 km. Tổng diện tích tự nhiên 222,93 km², phía Bắc giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lương, phía Đông giáp thành phố Sông Công, phía Tây giáp huyện Đại Từ, phía Nam giáp thị xã Phổ Yên và huyện Phú Bình.
Theo số liệu thống kê năm 2016 , Thành phố Thái Nguyên có 362.921 dân, bao gồm 32 đơn vị hành chính, bao gồm 21 phường và 11 xã.
Cơ cấu lao động: Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn thành phố chiếm 90,69% dân số.
Thành phố Thái Nguyên có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú.
Tài nguyên đất: so với diện tích đất tự nhiên thì tổng diện tích đất phù sa không được bồi hàng năm với độ trung tính ít chua là 3.125,35ha, chiếm 17,65% so với tổng diện tích tự nhiên; đất phù sa không được bồi hàng năm, chua, glây yếu có 100,19ha, chiếm 0,75% tổng diện tích đất tự nhiên được phân bổ chủ yếu ở phường Phú Xá; đất phù sa ít được bồi hàng năm trung tính ít chua có 379,84ha, chiếm 2,35% tổng diện tích đất tự nhiên; đất (Pcb1) bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản lượng feralit trên nền cơ giới nhẹ có 271,3ha, chiếm 1,53%; đất (Pcb2) bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản lượng feralit trên nền cơ giới nặng có 545,6 ha, chiếm 3,08%...
Tài nguyên rừng: rừng ở Thái Nguyên chủ yếu là rừng nhân tạo và rừng trồng theo chương trình 327, rừng trồng theo chương trình PAM, vùng chè Tân Cương cùng với các loại cây trồng của nhân dân như cây nhãn, vải, quýt, chanh... Cây lương thực chủ yếu là cây lúa nước, ngô, đậu... thích hợp và phát triển ở những vùng đất bằng trên các loại đất phù sa, đất mới phát triển, đất glây trung tính ít chua.
Tài nguyên khoáng sản: 2 tuyến sông lớn chảy qua (sông Cầu và sông Công), do đó cung cấp cho thành phố một lượng cát, sỏi phục vụ xây dựng khá lớn, đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng cho toàn thành phố. Thành phố nằm trong vùng sinh khoáng đông bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Mỏ than nội địa Khánh Hoà thuộc xã Phúc Hà có trữ lượng than rất lớn.
Nguồn nước: hai bên bờ sông của khu vực Đồng Bẩm, Túc Duyên có lượng nước ngầm phong phú. Tài nguyên đất có: Diện tích đất phù sa không được bồi hàng năm với độ trung tính ít chua là 3.125,35ha, chiếm 17,65% so với tổng diện tích tự nhiên; đất phù sa không được bồi hàng năm, chỉ có 100,19ha, chiếm 0,75% tổng diện tích đất tự nhiên.
Thành phố Thái Nguyên được biết đến là trung tâm nguồn nhân lực lớn. Là trung tâm giáo dục đào tạo lớn thứ 3 toàn quốc, sau Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, trên địa bàn Thành phố có 42 trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp thuộc các ngành giáo dục, nông nghiệp, y tế, kinh tế và công nghiệp.
Thành phố Thái Nguyên còn là trung tâm y tế của vùng trung du miền núi Bắc Bộ, là nơi tập trung nhiều bệnh viện lớn có trình độ chuyên môn cao như Bệnh viện Đa khoa Trung ương gần 2000 giường bệnh, Bệnh viện A 850 giường, Bệnh viện Gang thép 500 giường, Bệnh viện đa khoa quốc tế Thái Nguyên 300 giường, Bệnh viện Lao, Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Y học Cổ truyền, Bệnh viện Phục hồi Chức năng... với các giường bệnh đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân trong khu vực miền núi phía Bắc.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Thành phố Thái Nguyên nằm trong vùng phát triển kinh tế năng động của tỉnh Thái Nguyên (bao gồm TP Sông Công và TX Phổ Yên), là trung tâm công nghiệp lâu đời với trung tâm công nghiệp Gang Thép. Ngoài ra thành phố còn có tiềm năng lớn để phát triển du lịch, với Hồ Núi Cốc, các di tích lịch sử, cách mạng. Thành phố Thái Nguyên có đội ngũ cán bộ, công nhân có kinh nghiệm, năng lực, trình độ cao và đội ngũ sinh viên tốt nghiệp hàng năm từ các trường Đại học, chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật trên địa bàn, đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố.
Thành phố đã và đang có những chế độ ưu đãi đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào thành phố. Nhằm cải thiện môi trường đầu tư, UBND thành phố đã tích cực cải tiến các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư tham gia đầu tư tại thành phố theo nguyên tắc "1 cửa", giảm thiểu thời gian khi nhà đầu tư làm thủ tục hành chính để tiến hành đầu tư hoặc kinh doanh tại thành phố
Năm 2016, thành phố Thái Nguyên đạt các chỉ tiêu kinh tế như sau: Tốc độ tăng trưởng của các ngành sản xuất năm 2016 đạt 15,5%. Trong đó: Giá trị sản xuất ngành dịch vụ đạt 15.130 tỷ đồng, tăng 18,1%. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp. Xây dựng đạt 38.903 tỷ đồng, tăng 15%. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 1.202 tỷ đồng, tăng 5%. Giá trị sản xuất công nghiệp địa phương năm 2016 ước đạt 6.300 tỷ đồng, vượt 1,6% so với kế hoạch. Thu ngân sách: năm 2016 đạt 1.479 tỷ đồng [2].
Tám tháng đầu năm 2017, thành phố đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 15,1%. GDP bình quân đầu người đạt 80 triệu đồng/người/năm. Thu ngân sách 8 tháng đầu năm 2017 ước đạt 1.900 tỷ đồng. Tổng số vốn đầu tư đăng ký trên 30 nghìn tỷ đồng [2].
Thành phố Thái Nguyên với nhiều công trình mang tính lịch sử có những đặc trưng riêng như: Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam, Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, Ngân hàng Nhà nước Thái Nguyên... Cùng với đó là các công trình mới liên tục được xây dựng như: Nhà hát ca múa nhạc dân gian Việt Bắc, Tháp tài chính FCC, Tòa nhà Kim Thái, các khu chung cư cao tầng TBCO, TECCO,.. Tất cả đã tạo nên một thành phố Thái Nguyên với một bộ mặt mới ngày càng hiện đại hơn. Trong tương lai, thành phố Thái Nguyên sẽ tiếp tục chỉnh tranh đô thị khang trang hơn với các dự án và công trình đã và đang triển khai như: Dự án đô thị hai bên bờ sông Cầu, Trung tâm thương mại Vincom, Khu đô thị Picenza 1 và 2, Khu nhà ở HUDS Đồng Bẩm,... Các công trình này được hứa hẹn là sẽ tạo điểm nhấn, tạo thế và lực mới cho sự phát triển năng động của thành phố Thái Nguyên trong tương lai.
3.2. Đặc điểm của Chi cục Thuế thành phố Thái Nguyên và các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn thành phố Thái Nguyên nghiệp xây dựng trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
3.2.1. Bộ máy tổ chức của Chi cục Thuế thành phố Thái Nguyên
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế TP Thái Nguyên
(Nguồn: Chi cục Thuế TP Thái Nguyên)
Chi cục trưởng
Phó Chi cục trưởng Phó Chi cục trưởng Phó Chi cục trưởng
Đội Tuyên truyền & hỗ trợ NNT Đội Kê khai KTT & Tin học Đội Kiểm tra thuế số 1,2,3 Đội Quản lý Nợ & cưỡng chế nợ thuế Đội Tổng hợp NVụ - Dự toán Đội Quản lý thuế TN CN Đội Hành chính NS - TV - AC Đội Trước bạ và thu khác Các Đội thuế liên xã, phường
3.2.1.1. Vị trí, chức năng
Chi cục thuế Thành phố Thái Nguyên là tổ chức trực thuộc Cục thuế Thái Nguyên, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Chi cục thuế Thành phố Thái nguyên có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
3.2.1.2. Cơ cấu tổ chức
- Lãnh đạo Chi cục thuế Thành phố Thái Nguyên: có 4 đồng chí Đ/c Bùi Xuân Khoa - Chi cục trưởng
Đ/c Phan Chí Nam - Phó Chi cục trưởng Đ/c Đặng Xuân Đài - Phó Chi cục trưởng Đ/c Dương Văn Thái - Phó Chi cục trưởng
- Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế: Có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ khai thuế, hoàn thuế, các hồ sơ khác liên quan của NNT; xây dựng chương trình, kế hoạch công tác cụ thể về hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ hàng năm. Triển khai chế độ chính sách và yêu cầu giải đáp những vấn đề khó khăn, vướng mắc của NNT.
- Đội Kê khai - Kế toán thuế và Tin học: Thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ kê khai thuế, hoàn thuế, công tác kế toán thuế, thống kê thuế trong phạm vi Cục thuế quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học; triển khai, cài đặt, hướng dẫn sử dụng các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế.
- Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: Tổ chức thực hiện công tác quản lý nợ thuế, đôn đốc thu thuế nợ và cưỡng chế thu tiền thuế nợ thuế.quản lý nợ thuế, cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục thuế.
- Đội Kiểm tra thuế số 1, 2, 3: thực hiện kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế, theo dõi, đôn đốc số thu NSNN theo kế hoạch được giao; thực hiện các cuộc kiểm tra theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất tại trụ sở NNT.
- Đội Quản lý thuế thu nhập cá nhân: Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế thu nhập cá nhân; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu thuế thu nhập cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Chi cục thuế.
- Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán: Hướng dẫn về nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luật thuế cho cán bộ, công chức thuế trong Chi cục thuế; xây dựng và tổ chức thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước được giao của Chi cục thuế.
- Đội Trước bạ và thu khác: Quản lý thu lệ phí trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, tiền cấp quyền sử dụng đất, các khoản đấu giá về đất, tài sản, tiền thuê đất, thuế tài sản (sau này), phí, lệ phí và các khoản thu khác.
- Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Ấn chỉ: Thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; công tác quản lý nhân sự; quản lý tài chính, quản trị; quản lý ấn chỉ trong nội bộ Chi cục thuế quản lý.
- Đội thuế liên xã, phường, thị trấn: Quản lý thu thuế các tổ chức (nếu có), cá nhân nộp thuế trên địa bàn xã, phường được phân công (bao gồm các hộ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ, kể cả hộ nộp thuế thu nhập cá nhân; thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên ...).
Tính đến thời điểm 31/12/2016 toàn Chi cục Thuế TP Thái Nguyên có tổng số 128 đồng chí cán bộ, công chức; trong đó: Cán bộ, công chức 120 đồng chí; cán bộ Hợp đồng 68 là 08 đồng chí; Ban lãnh đạo Chi cục gồm: 1 đồng chí Chi cục trưởng và 3 đồng chí Phó Chi cục trưởng. Toàn Chi cục có 19 đội thuế; trong đó; 10 đội thuế văn phòng và 9 đội thuế phường, đội thuế liên xã phường; đội trưởng 16 đồng chí; đội phó 16 đồng chí; trong năm 2016 đã luân phiên, luân chuyển 26 lượt cán bộ.
Bảng 3.1.Tình hình lao động của Chi cục Thuế TP Thái Nguyên năm 2016
STT Tên đội Số đội Số cán bộ
1 Ban lãnh đạo Chi cục thuế TPTN 4
2 Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp
thuế 1 2
3 Đội Kê khai - kế toán thuế & Tin học 1 18
4 Đội Kiểm tra thuế số 1, 2, 3 3 35
5 Đội Quản lý nợ & cưỡng chế nợ thuế 1 3
6 Đội Quản lý thuế thu nhập cá nhân 1 3
7 Đội Tổng hợp-Nghiệp vụ-Dự toán 1 2
8 Đội HC-TV-QT-AC 1 12
9 Đội Quản lý thu LPTB- Thu khác 1 3
10 Đội thuế liên xã, phường 9 46
Tổng số 19 128
(Nguồn: Chi cục thuế TP Thái Nguyên)
3.2.2. Kết quả thu ngân sách trên địa bàn TP Thái Nguyên
Chi cục thuế Thành phố Thái Nguyên đã có nhiều nỗ lực để hoàn thành và hoàn thành vượt mức nhiệm vụ thu ngân sách của Cục thuế Thái Nguyên, HĐND - UBND thành phố Thái Nguyên giao cho. Kết quả thu NSNN thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2014-2016 được thể hiện qua (bảng 3.2) dưới đây, ta thấy số thu ngân sách của thành phố tăng qua các năm từ 2014 đến 2016. Năm 2014 số thu NSNN thành phố Thái Nguyên đạt hơn 1.020 tỷ đồng, đến năm 2015 số thu đã đạt hơn 1.856 tỷ đồng, tăng 181,9%. Đến năm 2016 số thu NSNN thành phố Thái Nguyên đã đạt hơn 2.215 tỷ đồng, tăng 119,3% so với năm 2015.
Bảng 3.2. Tình hình thu NSNN TP Thái Nguyên giai đoạn 2014-2016 ĐVT: Triệu đồng TT Chỉ tiêu 2014 2015 2016 So sánh 2016/2015 So sánh 2015/2014 1 Thu thuế xây dựng ngoại tỉnh 15.984 24.017 7.484 31,2% 150,3% 2 Thu thuế ngoài quốc doanh Trong đó: - Thuế GTGT ngoài quốc doanh - Thuế GTGT DN xây dựng 323.112 93.702 46.570 357.770 107.742 55.113 352.179 122.206 71.246 98,4% 113,4% 129,3% 110,7% 115% 118,3% 3 Thuế sử dụng đất nông nghiệp 122 90 82 91,1% 73,8% 4 Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 11.398 10.900 10.332 94,8% 95,6% 5 Tiền thuê đất 25.921 21.199 71.589 337,7% 81,8% 6 Thuế thu nhập cá nhân 31.920 49.361 60.741 123,1% 154,6%
7 Lệ phí trước bạ 117.707 150.206 172.100 114,6% 127,6% 8 Phí, lệ phí 11.214 11.800 8.952 75,9% 105,2% 9 Các khoản thu khác 483.043 1.231.095 1.532.089 124,4% 254,9% Tổng cộng: 1.020.421 1.856.438 2.215.548 119,3% 181,9%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết - Chi cục thuế TP Thái Nguyên)
Chi cục thuế TP Thái Nguyên thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách năm 2016 trong bối cảnh tình hình kinh tế đã có những chuyển biến tích cực, tình hình SXKD của các DN ngoài quốc doanh trên địa bàn TP Thái Nguyên cơ bản ổn định. Cùng với đó là sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Cục thuế Thái Nguyên, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố cùng với sự phối kết hợp với các phòng, ban; cấp ủy chính quyền các xã, phường. Đặc biệt, cùng với sự phấn đấu nỗ lực của đội ngũ cán bộ công chức toàn Chi cục thuế năm 2016 đã vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Việc hoàn thành vượt mức nhiệm vụ thu NSNN trong giai đoạn năm 2014-2016 đã chứng tỏ việc quản lý thuế và thu thuế khá tốt của Chi cục thuế TP Thái Nguyên, đồng thời thấy được tốc độ phát triển kinh tế của Thành phố Thái Nguyên khá nhanh.
3.2.3. Tình hình chung về DNXD tại TP Thái Nguyên giai đoạn 2014-2016
Trên địa bàn TP Thái Nguyên, các DNXD ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Năm 2014 toàn thành phố có 3.374 DN, trong đó có 456 DNXD, chiếm 13,51%; đến năm 2015 số lượng DNXD tăng lên 536 trên tổng số 3.635 DN, chiếm 14,75%; năm 2016 tăng lên đến 591 trên tổng số 4.179 DN, chiếm 14,14%.
Biểu đồ 3.1. Số lượng DNXD tại TP Thái Nguyên giai đoạn 2014-2016
Trong khối doanh nghiệp xây dựng cũng có đa dạng các loại hình doanh nghiệp như sau: Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Doanh nghiệp tư nhân…Năm 2016 toàn Chi cục thuế TP Thái Nguyên quản lý 591 doanh nghiệp xây dựng, trong đó Công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm 49,9%, Công ty cổ phần chiếm 32,7%, Doanh nghiệp tư nhân chiếm 16,6%, các loại hình doanh nghiệp khác chiếm 0,8%. Số lượng của từng loại hình doanh nghiệp cũng tăng qua các năm, ngày càng được mở rộng về quy mô, ngành nghề, đòi hỏi ngành thuế phải cải cách, đổi mới không ngừng để đáp ứng tốt yêu cầu.