Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
3.3. Thực trạng công tác quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp xây
3.3.2. Quản lý nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp xây
dựng trên địa bàn TP Thái Nguyên
Công tác quản lý thuế GTGT ngày càng được cải cách, bằng việc hỗ trợ công nghệ thông tin trong công tác kê khai thuế đã giúp cho người nộp thuế (NNT) tiết kiệm về cả thời gian và tài chính. Tính đến năm 2016 Chi cục thuế thành phố Thái Nguyên đã triển khai và đạt kết quả 100% NNT nộp tờ khai thuế qua mạng Internet, việc này đã giúp giảm tải thời gian và chi phí cho NNT.
Trung tâm tích hợp và lưu trữ thông tin NNT (tại Cục thuế); Đội Kê khai- kế toán thuế và tin học (tại Chi cục) sẽ thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử để tiếp nhận, kiểm tra, chấp nhận hồ sơ khai thuế được nộp thông qua giao dịch điện tử.
Hồ sơ khai thuế nộp thông qua giao dịch điện tử, các bộ phận nêu trên phải thực hiện đúng theo quy định tại Thông tư 180/2010/TT-BTC ngày 10/11/2010 của Bộ Tài chính, hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.
Đội Kê khai - kế toán thuế & Tin học (KK&KTT) căn cứ vào kết quả phân tích chi tiết các trường hợp chưa nộp hồ sơ khai thuế GTGT trên Bảng tổng hợp tình hình thực hiện việc nộp hồ sơ khai thuế, để thực hiện các công việc sau:
- Lập Thông báo yêu cầu NNT nộp hồ sơ khai thuế theo quy định. Đội kiểm tra thuế phải tiến hành xử lý theo quy định nếu qua kiểm tra xác nhận NNT chậm nộp hoặc không nộp tờ khai thuế GTGT đã bỏ trốn; mất tích; ngừng hoạt động nhưng không thông báo cho cơ quan thuế và phản hồi kết quả xử lý cho Đội KK&KTT.
- Nếu trường hợp NNT vẫn còn tồn tại, nhưng chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định, thì Đội kiểm tra thuế phải phản hồi kịp thời cho Đội KK&KTT để xử lý theo quy định (bao gồm việc xử phạt về chậm nộp hồ sơ khai thuế, ấn
định thuế…).
- Nếu trường hợp NNT vẫn còn tồn tại, nhưng chậm nộp hồ sơ khai thuế và có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế, thì Đội kiểm tra thuế phải tiến hành kiểm tra tại trụ sở NNT hoặc chuyển thông tin đến các bộ phận liên quan để kịp thời thanh tra theo quy định.
Đối với việc chấp hành nộp tờ khai thuế GTGT của các DNXD tại thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2014-2016 cho thấy tỷ lệ các doanh nghiệp xây dựng nộp tờ khai thuế GTGT đều rất cao, đạt trên 96%; tỷ lệ các DNXD nộp tờ khai đúng hạn cũng khá cao, đạt 83,6% năm 2014, 84% năm 2015, và đạt 91,7% năm 2016. Trong đó số lượt tờ khai nộp chậm không đúng theo thời gian quy định đối với năm 2014 là 12,5%; năm 2015 là 13,4% và năm 2016 là 7,6%; Tuy nhiên hầu hết các tờ khai thuế GTGT nộp chậm phần lớn đều dưới 05 ngày làm việc.
Về số lượt NNT không nộp tờ khai trên tổng số tờ khai phải nộp năm 2014 là 4%; năm 2015 là 3%; và năm 2016 là 1%.
Bảng 3.4. Bảng tổng hợp tình hình thực hiện việc nộp hồ sơ khai thuế GTGT của các DNXD trên địa bàn TP Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2016
Chỉ tiêu (năm)
Kết quả nộp tờ khai thuế GTGT của các DNXD Số tờ khai thuế GTG T phải nộp Số tờ khai đã nộp Tỷ lệ nộp đúng hạn/tổng số phải nộp Tỷ lệ chậm nộp/tổng số phải nộp Khôn g nộp tờ khai thuế GTG T Tỷ lệ không nộp/tổng số phải nộp Tổng số Trong đó Đún g hạn Chậm nộp 2014 456 438 381 57 83,6% 12,5% 18 4% 2015 536 522 450 72 84,0% 13,4% 14 3% 2016 591 587 542 45 91,7% 7,6% 4 1%
thành phố Thái Nguyên)
3.3.2.1 Kiểm tra hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng của các DN xây dựng
Căn cứ vào hồ sơ khai thuế GTGT, Đội kiểm tra thuế tiến hành kiểm tra, phân tích các chỉ tiêu trên tờ khai nhằm phát hiện những sai sót và dấu hiệu bất thường để kịp thời yêu cầu NNT điều chỉnh những sai sót trên hồ sơ; giải trình về những số liệu trên hồ sơ khai thuế GTGT chưa được rõ ràng hoặc kiến nghị kiểm tra tại trụ sở NNT đối với các tờ khai thuế có nội dung chưa được giải trình rõ ràng đầy đủ.
Đội kiểm tra tiến hành kiểm tra hồ sơ khai thuế GTGT của NNT tại trụ sở cơ quan thuế, thông qua việc lập thông báo yêu cầu doanh nghiệp giải trình, bổ sung các vấn đề nghi vấn trong hồ sơ.
Trong quá trình kiểm tra hồ sơ khai thuế GTGT của NNT tại trụ sở cơ quan thuế, nếu phát hiện vi phạm thì tiến hành xử lý theo quy định pháp luật. Ưu tiên việc mở rộng công tác kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế, kịp thời xử lý các hành vi vi phạm để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của NNT.
Bảng 3.5. Kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế GTGT của các DNXD trên địa bàn TP Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2016
Chỉ tiêu (năm) Tổng số tờ khai GTGT đã nộp
Kết quả kiểm tra tờ khai thuế GTGT của các DNXD
Tổng số thuế GTGT phải nộp tăng, giảm khấu trừ Số Tờ khai chấp nhận Số Tờ khai điều chỉnh Số Tờ khai đề nghị kiểm tra tại trụ sở NNT Số thuế GTGT phải nộp tăng (triệu đồng) Số thuế giảm khấu trừ (triệu đồng) 2014 438 345 16 8 295 31 2015 522 480 11 6 133 18 2016 587 501 9 5 361 67
(Nguồn: Đội Kê khai - kế toán thuế & Tin học - Chi cục thuế thành phố Thái Nguyên)
Số tờ khai thuế GTGT của các DNXD đều được đội kiểm tra thuế kiểm tra 100% về tính hợp lý trên tờ khai thuế. Từ kết quả kiểm tra được tổng hợp bảng số liệu trên cho thấy kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế GTGT các năm về số tờ khai phải điều chỉnh và số tờ khai đề nghị kiểm tra tại trụ sở NNT có tỷ lệ thấp so với tổng số tờ khai đã nộp cụ thể:
- Năm 2014 số tờ khai phải điều chỉnh là 16 lượt tờ khai tương ứng số thuế GTGT phải nộp tăng là 295 triệu, số thuế giảm khấu trừ là 31 triệu; tỷ lệ số tờ khai điều chỉnh chiếm 3,7% trên tổng số tờ khai đã nộp; số tờ khai kiến nghị chuyển sang kiểm tra tại trụ sở NNT là 8 tờ khai, chiếm 1,8%.
- Năm 2015 số tờ khai phải điều chỉnh giảm xuống so với năm 2014, còn phải điều chỉnh 11 lượt tờ khai tương ứng số thuế phải nộp tăng là 133 triệu, số thuế giảm khấu trừ là 18 triệu; tỷ lệ số tờ khai điều chỉnh chiếm 2,1% trên tổng số từ khai đã nộp; số tờ khai kiến nghị chuyển sang kiểm tra tại trụ sở NNT là 6 tờ khai, chiếm 1,1%.
- Năm 2016 số tờ khai phải điều chỉnh giảm xuống so với năm 2015, còn phải điều chỉnh là 9 lượt tờ khai tương ứng số thuế phải nộp tăng là 361 triệu, số thuế giảm khấu trừ là 67 triệu; tỷ lệ số tờ khai điều chỉnh chiếm 1,5% trên tổng số từ khai đã nộp; số từ khai kiến nghị chuyển sang kiểm tra tại trụ sở NNT là 5 tờ khai, chiếm 0,85%.
Như vậy qua kết quả kiểm tra tờ khai thuế GTGT của các DNXD từ năm 2014 đến năm 2016, số thuế GTGT phải nộp và phải điều chỉnh giảm khấu trừ so với tờ khai phải điều chỉnh nhỏ nhất là năm 2015 là 133 triệu trên tờ khai điều chỉnh, năm cao nhất là năm 2016 là 361 triệu đồng trên tờ khai phải điều chỉnh.
3.3.3. Quản lý thu nộp tiền thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp xây dựng
Giai đoạn 2014-2016, số thu ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đều tăng qua các năm. Nếu như năm 2014 mới đạt 79,292 tỷ đồng thì đến năm 2016 đã tăng lên 106,499 tỷ đồng, tăng lên 1,3 lần, tương ứng 34,31%. Tính chung cả giai đoạn 2014- 2016, tổng số thuế các doanh nghiệp xây dựng đã nộp vào ngân sách nhà nước hơn 282,675 tỷ đồng. Đây là một sự cố gắng rất lớn của các doanh nghiệp xây dựng trong điều kiện nền kinh tế vẫn còn khó khăn, điều này đã góp phần không nhỏ vào số thu ngân sách của toàn thành phố Thái Nguyên. (xem Biểu đồ 3.2)
Biểu đồ 3.2.Tình hình thu ngân sách của các doanh nghiệp xây dựng
giai đoạn 2014-2016
(Nguồn:Chi cục thuế thành phố Thái Nguyên)
Trong tổng thu ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp xây dựng giai đoạn 2014-2016, số thu về thuế GTGT luôn tăng lên qua các năm. Nếu
79.292 96.884 106.499 0 20 40 60 80 100 120 2014 2015 2016 ĐVT: Tỷ đồng
Tình hình thu Ngân sách Nhà nước của các doanh nghiệp xây dựng giai đoạn 2014 - 2016
như năm 2014, thuế GTGT của các DNXD đóng góp cho ngân sách gần 46,6 tỷ đồng, chiếm 49,7% tổng số thuế GTGT các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Thái Nguyên thì đến năm 2016 tăng lên 71,3 tỷ đồng, chiếm 58,3% số thu thuế GTGT ngoài quốc doanh toàn thành phố. Qua đó chúng ta có thể thấy được DNXD có đóng góp rất đáng kể về thuế GTGT cho ngân sách TP Thái Nguyên. (xem biểu đồ 3.3)
ĐVT: Tỷ đồng
Biểu đồ 3.3. Tổng thu thuế GTGT của các doanh nghiệp xây dựng giai đoạn 2014-2016
3.3.4. Quản lý cưỡng chế nợ thuế GTGT của các DNXD
Quản lý nợ thuế là hoạt động của cơ quan thuế nhằm thực hiện đôn đốc số thuế mà người nộp thuế đã kê khai, cơ quan thuế đã tính, các cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho cơ quan thuế, cơ quan thuế xác định đây là nghĩa vụ của người nộp thuế và đã thông báo cho người nộp thuế nhưng đã hết thời hạn quy định mà chưa nộp vào ngân sách nhà nước. Chi cục thuế thành phố Thái Nguyên đã xây dựng kế hoạch quản lý nợ; giao chỉ tiêu thu nợ thuế đến các đội thuế, chỉ đạo các đội thuế tăng cường áp dụng các biện pháp đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế theo đúng Quy trình quản lý thu nợ, Luật quản lý thuế và các Pháp luật thuế.
Chi cục thuế rất chú trọng công tác phân loại các khoản nợ thuế. Nợ thuế tại Chi cục thuế TP Thái Nguyên được chia thành 6 nhóm: Nhóm tiền thuế nợ khó thu; Nhóm tiền thuế nợ trên 121 ngày; Nhóm tiền thuế nợ từ 91-120 ngày; Nhóm tiền thuế nợ dưới 90 ngày; Nhóm tiền thuế nợ chờ xử lý; Nhóm tiền thuế đã nộp NSNN đang chờ điều chỉnh. Ngoài ra, Chi cục cũng thường xuyên thực
93.702 107.642 122.206 46.570 55.113 71.246 .00 20.00 40.00 60.00 80.00 100.00 120.00 140.00 2014 2015 2016 Tổng thu GTGT NQD Tổng thu GTGT DNXD
hiện phân tích nguyên nhân phát sinh nợ thuế đến từng người nộp thuế để có biện pháp xử lý phù hợp và kịp thời theo quy định của pháp luật như: Mời lên làm việc, thuyết phục, đăng ký thời hạn nộp, xử phạt chậm nộp; thực hiện tốt cơ chế phối hợp với các ngành liên quan trong quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế. Tăng cường công tác quản lý nợ thuế là một trong những nội dung quan trọng trong kế hoạch hoạt động của Chi cục.
Bảng 3.6: Quy trình quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế của Chi cục thuế thành phố Thái Nguyên
Bước 1: Lập kế hoạch thu nợ
+ Xây dựng chương trình, chỉ tiêu, biện pháp quản lý nợ
+ Điều chỉnh chương trình, chỉ tiêu, biện pháp quản lý nợ
Bước 2: Thực hiện quản lý nợ và xử lý thu nợ
+ Phân công công chức quản lý nợ + Phân loại nợ và lập hồ sơ theo dõi nợ + Thực hiện các biện pháp đôn đốc thu nợ + Phân tích, đánh giá và xử lý nợ
+ Lưu hồ sơ Bước 3: Báo cáo kết quả
thực hiện công tác thu nợ
+ Lập báo cáo
+ Tổng hợp báo cáo
+ Đánh giá KQ thực hiện kế hoạch thu nợ
(Nguồn: Chi cục thuế TP Thái Nguyên)
Thực hiện theo quy trình “tự khai - tự nộp” như hiện nay, đối với các DN sau khi kê khai số thuế phát sinh, doanh nghiệp tiến hành tự nộp thuế vào Kho bạc Nhà nước. Hiện tại, việc triển khai quản lý thuế theo mô hình chức năng đã tăng cường tính đồng bộ và giám sát lẫn nhau trong quá trình quản lý thuế nói chung và nâng cao hiệu quả của công tác đôn đốc thu nộp nói riêng. Kết quả thu nộp là tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả và chất lượng của công tác đôn đốc thu nộp. Tuy vậy, vẫn còn một số DN chưa nộp kịp thời vào kho bạc, chậm nộp và nợ đọng tiền thuế. Mặc dù Chi cục đã rất cố gắng trong công tác thu hồi nợ
đọng kể cả phạt nộp chậm, song do số thuế các doanh nghiệp đã kê khai không được nộp kịp thời vào kho bạc, số liệu bảng 3.7 cho thấy số nợ đọng thuế GTGT của các DN NQD đến 31/12/2016 là 13,1 tỷ đồng, trong đó số nợ có khả năng thu (do DN chậm nộp vào Ngân sách) chiếm đến 11,7 tỷ đồng (tương ứng với 89,3% tổng số nợ thuế).
Bảng 3.7: Bảng phân loại nợ thuế GTGT của doanh nghiệp xây dựng giai đoạn 2014-2016
ĐVT : Tỷ đồng
Năm Tổng số nợ Nợ có khả năng thu Nợ có khả năng thu/Tổng nợ (%)
2014 7,8 6,3 80,8
2015 11,2 9,6 85,6
2016 13,1 11,7 89,3
(Nguồn: Đội quản lý và cưỡng chế nợ thuế CCT TP Thái Nguyên)
Về mặt chính sách, theo quy định mới nếu DN chậm nộp tiền thuế thì chỉ bị phạt nộp chậm chỉ có 0,05%/ngày, không xử phạt vi phạm hành chính, nếu DN nợ thuế trên 90 ngày Cơ quan thuế mới làm các thủ tục để cưỡng chế trong khi đó thủ tục để cưỡng chế được một DN vi phạm rất phức tạp và do thời gian quy định nợ trên 90 ngày mới cưỡng chế được vì vậy khi đến thời gian cưỡng chế được có DN đã tẩu tán tài sản cho nên rất khó để cưỡng chế. Do đó về mặt chính sách chưa đủ mức răn đe cho nên DN cố tình chậm nộp để chiếm dụng tiền thuế. (Trước đây nếu DN chậm nộp tiền thuế thì vừa bị phạt nộp chậm là 0,1%/ngày nộp chậm, vừa bị xử phạt vi phạm hành chính).
Qua số liệu về nợ thuế GTGT của các doanh nghiệp xây dựng qua các năm tại bảng 3.8 ta thấy, nợ thuế vẫn ở mức cao và chiều hướng tăng, tuy nhiên tỷ lệ nợ thuế GTGT có khả năng thu/tổng nợ thuế GTGT ngày càng giảm cho thấy công tác quản lý nợ có phát huy hiệu quả. Nếu năm 2014 tỷ
lệ này là 80,8% thì năm 2015 là 85,6% và năm 2016 là 89,3%. Mặc dù công tác truy thu, chống trốn lậu thuế, đôn đốc nợ của các đội thuế tại Chi cục thuế thành phố Thái Nguyên được tăng cường nhưng vẫn không thể tránh được tình trạng còn để nợ đọng thuế. Một số doanh nghiệp có số thuế nợ đọng lớn đến 31/12/2016 cụ thể qua bảng 3.8:
Bảng 3.8: Tình hình nợ đọng thuế GTGT của một số DN xây dựng lớn đến 31/12/2016
ĐVT: Đồng
TT Tên NNT MST Số tiền nợ
1 Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Xây
Dựng Và Thương Mại Miền Bắc 4600795644 1.008.434.516 2 CT TNHH Xây Dựng Và Đào Tạo
Á Châu 4600775750 833.254.595
3 Chi nhánh Công ty xây dựng và
phát triển công nghệ mới 0100108737-009 687.329.310 4 Công ty TNHH xây dựng Tiến
Thành 4600343207 565.103.185
(Nguồn: Đội quản lý và cưỡng chế nợ thuế CCT TP Thái Nguyên)
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ đọng thuế tăng về khách quan là bên cạnh các doanh nghiệp chấp hành nghiêm chỉnh chính sách pháp luật về thuế, tự kê khai và thực hiện đầy đủ các chính sách về thuế còn một bộ phận DN không chấp hành chính sách pháp luật thuế, không tự giác kê khai thuế theo quy định, một số doanh nghiệp chây ỳ, dây dưa trong việc nộp thuế, để nợ đọng thuế kéo dài, thậm chí tìm mọi cách để trốn thuế, gian lận thuế. Ngoài ra, một số DN gặp khó khăn trong SXKD, công nợ thu hồi chậm và một số doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả. Một số ngành nghề trên