Đặc điểm địa bàn Thành phố Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 47 - 50)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

3.1. Đặc điểm địa bàn Thành phố Thái Nguyên

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên và vùng trung du miền núi phía Bắc; trung tâm vùng trung du, miền núi Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 80 km. Tổng diện tích tự nhiên 222,93 km², phía Bắc giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lương, phía Đông giáp thành phố Sông Công, phía Tây giáp huyện Đại Từ, phía Nam giáp thị xã Phổ Yên và huyện Phú Bình.

Theo số liệu thống kê năm 2016 , Thành phố Thái Nguyên có 362.921 dân, bao gồm 32 đơn vị hành chính, bao gồm 21 phường và 11 xã.

Cơ cấu lao động: Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn thành phố chiếm 90,69% dân số.

Thành phố Thái Nguyên có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú.

Tài nguyên đất: so với diện tích đất tự nhiên thì tổng diện tích đất phù sa không được bồi hàng năm với độ trung tính ít chua là 3.125,35ha, chiếm 17,65% so với tổng diện tích tự nhiên; đất phù sa không được bồi hàng năm, chua, glây yếu có 100,19ha, chiếm 0,75% tổng diện tích đất tự nhiên được phân bổ chủ yếu ở phường Phú Xá; đất phù sa ít được bồi hàng năm trung tính ít chua có 379,84ha, chiếm 2,35% tổng diện tích đất tự nhiên; đất (Pcb1) bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản lượng feralit trên nền cơ giới nhẹ có 271,3ha, chiếm 1,53%; đất (Pcb2) bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản lượng feralit trên nền cơ giới nặng có 545,6 ha, chiếm 3,08%...

Tài nguyên rừng: rừng ở Thái Nguyên chủ yếu là rừng nhân tạo và rừng trồng theo chương trình 327, rừng trồng theo chương trình PAM, vùng chè Tân Cương cùng với các loại cây trồng của nhân dân như cây nhãn, vải, quýt, chanh... Cây lương thực chủ yếu là cây lúa nước, ngô, đậu... thích hợp và phát triển ở những vùng đất bằng trên các loại đất phù sa, đất mới phát triển, đất glây trung tính ít chua.

Tài nguyên khoáng sản: 2 tuyến sông lớn chảy qua (sông Cầu và sông Công), do đó cung cấp cho thành phố một lượng cát, sỏi phục vụ xây dựng khá lớn, đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng cho toàn thành phố. Thành phố nằm trong vùng sinh khoáng đông bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Mỏ than nội địa Khánh Hoà thuộc xã Phúc Hà có trữ lượng than rất lớn.

Nguồn nước: hai bên bờ sông của khu vực Đồng Bẩm, Túc Duyên có lượng nước ngầm phong phú. Tài nguyên đất có: Diện tích đất phù sa không được bồi hàng năm với độ trung tính ít chua là 3.125,35ha, chiếm 17,65% so với tổng diện tích tự nhiên; đất phù sa không được bồi hàng năm, chỉ có 100,19ha, chiếm 0,75% tổng diện tích đất tự nhiên.

Thành phố Thái Nguyên được biết đến là trung tâm nguồn nhân lực lớn. Là trung tâm giáo dục đào tạo lớn thứ 3 toàn quốc, sau Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, trên địa bàn Thành phố có 42 trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp thuộc các ngành giáo dục, nông nghiệp, y tế, kinh tế và công nghiệp.

Thành phố Thái Nguyên còn là trung tâm y tế của vùng trung du miền núi Bắc Bộ, là nơi tập trung nhiều bệnh viện lớn có trình độ chuyên môn cao như Bệnh viện Đa khoa Trung ương gần 2000 giường bệnh, Bệnh viện A 850 giường, Bệnh viện Gang thép 500 giường, Bệnh viện đa khoa quốc tế Thái Nguyên 300 giường, Bệnh viện Lao, Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Y học Cổ truyền, Bệnh viện Phục hồi Chức năng... với các giường bệnh đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân trong khu vực miền núi phía Bắc.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Thành phố Thái Nguyên nằm trong vùng phát triển kinh tế năng động của tỉnh Thái Nguyên (bao gồm TP Sông Công và TX Phổ Yên), là trung tâm công nghiệp lâu đời với trung tâm công nghiệp Gang Thép. Ngoài ra thành phố còn có tiềm năng lớn để phát triển du lịch, với Hồ Núi Cốc, các di tích lịch sử, cách mạng. Thành phố Thái Nguyên có đội ngũ cán bộ, công nhân có kinh nghiệm, năng lực, trình độ cao và đội ngũ sinh viên tốt nghiệp hàng năm từ các trường Đại học, chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật trên địa bàn, đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố.

Thành phố đã và đang có những chế độ ưu đãi đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào thành phố. Nhằm cải thiện môi trường đầu tư, UBND thành phố đã tích cực cải tiến các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư tham gia đầu tư tại thành phố theo nguyên tắc "1 cửa", giảm thiểu thời gian khi nhà đầu tư làm thủ tục hành chính để tiến hành đầu tư hoặc kinh doanh tại thành phố

Năm 2016, thành phố Thái Nguyên đạt các chỉ tiêu kinh tế như sau: Tốc độ tăng trưởng của các ngành sản xuất năm 2016 đạt 15,5%. Trong đó: Giá trị sản xuất ngành dịch vụ đạt 15.130 tỷ đồng, tăng 18,1%. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp. Xây dựng đạt 38.903 tỷ đồng, tăng 15%. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 1.202 tỷ đồng, tăng 5%. Giá trị sản xuất công nghiệp địa phương năm 2016 ước đạt 6.300 tỷ đồng, vượt 1,6% so với kế hoạch. Thu ngân sách: năm 2016 đạt 1.479 tỷ đồng [2].

Tám tháng đầu năm 2017, thành phố đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 15,1%. GDP bình quân đầu người đạt 80 triệu đồng/người/năm. Thu ngân sách 8 tháng đầu năm 2017 ước đạt 1.900 tỷ đồng. Tổng số vốn đầu tư đăng ký trên 30 nghìn tỷ đồng [2].

Thành phố Thái Nguyên với nhiều công trình mang tính lịch sử có những đặc trưng riêng như: Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam, Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, Ngân hàng Nhà nước Thái Nguyên... Cùng với đó là các công trình mới liên tục được xây dựng như: Nhà hát ca múa nhạc dân gian Việt Bắc, Tháp tài chính FCC, Tòa nhà Kim Thái, các khu chung cư cao tầng TBCO, TECCO,.. Tất cả đã tạo nên một thành phố Thái Nguyên với một bộ mặt mới ngày càng hiện đại hơn. Trong tương lai, thành phố Thái Nguyên sẽ tiếp tục chỉnh tranh đô thị khang trang hơn với các dự án và công trình đã và đang triển khai như: Dự án đô thị hai bên bờ sông Cầu, Trung tâm thương mại Vincom, Khu đô thị Picenza 1 và 2, Khu nhà ở HUDS Đồng Bẩm,... Các công trình này được hứa hẹn là sẽ tạo điểm nhấn, tạo thế và lực mới cho sự phát triển năng động của thành phố Thái Nguyên trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)