Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 86 - 93)

5. Kết cấu của luận văn

3.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân

3.5.2.1 Những hạn chế

Mặc dù đã có nhiều cố gắng song vẫn để xảy ra tình trạng vi phạm vẫn phổ biến ở các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn. Tình trạng gian lận, trốn thuế vẫn diễn ra ở nhiều doanh nghiệp.

Một là, công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế đã đạt được nhiều kết quả song chưa tổ chức tập huấn cho các doanh nghiệp mới thành lập. Chương trình tuyên truyền hỗ trợ vẫn chưa có bước đột phá với nhiều hình thức phong phú. Do đó, nhận thức của người nộp thuế vẫn chưa cao, vẫn dẫn đến tình trạng sai sót, gian lận, trốn thuế. Khối lượng công việc của Đội tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế lớn. Vừa phải tiếp nhận hồ sơ, vừa phải giải đáp các thắc về thuế, trong khi đó bộ phận nhận hồ sơ khai thuế của Chi cục chỉ có 5 người nên chưa thể đáp ứng yêu cầu được phục vụ chu đáo của người nộp thuế.

Hai là, công tác quản lý đối tượng nộp thuế còn nhiều bất cập. Thông tin về đối tượng nộp thuế vẫn còn thiếu chính xác như: chưa cập nhật kịp thời số doanh nghiệp nghỉ kinh doanh, dẫn đến tình trạng doanh nghiệp nghỉ kinh doanh nhưng vẫn kinh doanh, làm thất thu thuế. Việc lập sổ thuế để theo dõi số thuế phải nộp và việc xử lý các sai sót khi lập sổ đối chiếu một số trường hợp chưa được thực hiện kịp thời gây khó khăn cho công tác quản lý đối tượng nộp thuế. Ngoài các dữ liệu, thông tin trong hồ sơ khai thuế, bộ phận kiểm tra và cán bộ kiểm tra thuế không tổ chức thu thập thêm thông tin nếu có liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế từ các nguồn thông tin của các cơ quan như Ngân hàng, Kho bạc, Quản lý thị trường, tài nguyên môi trường, kế hoạch và đầu tư, thanh tra, công an, toà án...Chính vì vậy, việc phát hiện các doanh nghiệp gian lận, trốn thuế, kinh doanh không đúng ngành nghề gặp khó khăn, làm tăng nguy cơ rủi ro về thuế, tăng thất thu NSNN.

Ba là, trong công tác kê khai kế toán thuế vẫn có nhiều doanh nghiệp ghi sai mã số thuế, nhầm tài khoản, tiểu mục trên giấy nộp tiền; việc nhận chứng từ qua kho bạc đôi khi không rõ tên người nộp thuế dẫn đến tình trạng phản ánh số tiền nộp của doanh nghiệp không chính xác; Việc phối hợp giữa các bộ phận để điều chỉnh chưa kịp thời, vì vậy số nợ thuế do nhầm lẫn, sai sót vẫn còn nhiều.

Bốn là, chất lượng công tác quản lý nợ thuế còn hạn chế: Số liệu nợ thuế chưa chính xác, công tác đôn đốc nợ, đôn đốc thu theo kê khai còn hạn chế vẫn còn tình trạng nợ thuế mới phát sinh; công tác cưỡng chế nợ còn hạn chế.

Năm là, Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn được kiểm tra chưa nhiều. Số lượng thống kê cho thấy tỷ lệ đối tượng nộp thuế được kiểm tra quyết toán thuế ở Chi cục thuế TP Thái Nguyên còn thấp. Ngoài ra, việc đôn đốc các đơn vị thực hiện các quyết định xử lý sau kiểm tra vẫn thiếu kiên quyết dẫn đến tiến độ nộp một số khoản thuế truy thu, tiền phạt còn chậm đã hạn chế kết quả thu NSNN. Tại Chi cục thuế, số lượng kiểm soát viên chính của các đội kiểm tra còn thiếu nên khi tổ chức các cuộc kiểm tra tại các doanh nghiệp vẫn phải điều các kiểm soát viên từ các đội khác sang. Điều này, làm ảnh hưởng đến chất lượng kiểm tra tại các doanh nghiệp còn hạn chế. Công tác kiểm tra thuế trên cơ sở thu thập, phân tích thông tin, đánh giá rủi ro theo quy định của luật quản lý thuế còn lúng túng, nên kết quả thu còn thấp. Hơn nữa, việc kiểm tra tờ khai hàng tháng, kiểm tra quyết toán thuế của một số công chức thuế thực hiện chưa tốt nên không phát hiện kịp thời những sai phạm. Công tác kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế theo kế hoạch còn chậm; Số lượng tờ khai thuế được kiểm tra hàng tháng theo kế hoạch kiểm tra rủi ro còn thấp; Số lượng doanh nghiệp phải kiểm tra trực tiếp tại trụ sở người nộp thuế chưa đảm bảo yêu cầu đề ra.

Sáu là, công tác phối hợp, kết hợp, kiểm tra, giám sát lẫn nhau giữa các bộ phận thuộc Chi cục chưa được thực hiện thường xuyên đã ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý thuế theo chức năng.

Bảy là, trình độ hạn chế từ đội ngũ cán bộ công chức thuế chưa đáp ứng so với yêu cầu quản lý thuế hiện đại, khoa học. Ngành thuế đang đẩy mạnh tiến trình cải cách hiện đại hoá hệ thống thuế, cải cách thủ tục hành chính thuế, nâng cao chất lượng quản lý. Nhưng một số cán bộ công chức thuế tại Chi cục vẫn chưa nắm bắt kịp thời về kiến thức quản lý thuế cũng như các văn bản pháp luật mới, văn bản pháp luật sửa đổi bổ sung. Nghiệp vụ chuyên môn còn hạn chế chưa đầu tư thời gian, công sức nghiên cứu học hỏi. Một số ít cán bộ chưa tích cực, nhiệt tình trong công tác trả lời những vướng mắc của đối tượng nộp thuế. Việc ứng dụng tin học quản lý thuế mới giúp cho công tác quản lý thu thuế tốt hơn, xong do bước đầu ứng dụng phần mềm quản lý mới nên một số cán bộ thuế vẫn còn nhiều còn lúng túng và chưa theo kịp với sự thay đổi của việc ứng dụng tin học. Đồng thời, trình độ tin học của cán bộ, công chức tại Chi cục thuế còn chưa đồng đều.

Ngoài ra, một số công chức chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng và đòi hỏi cấp bách của công tác cải cách hành chính và thiếu quyết tâm thực hiện nên chưa tạo được sự chuyển biến đồng bộ trong nhận thức và hành động. Một số cán bộ thuế còn có hành vi gây phiền hà, sách nhiễu người dân và doanh nghiệp, nhưng chưa được phát hiện và xử lý kịp thời.

Tám là, việc triển khai các chương trình tin học đã đẩy mạnh song mức độ ứng dụng, khai thác còn hạn chế do hệ thống thông tin còn nhiều lỗi, các phần mềm ứng dụng đôi khi còn có sai sót, tốc độ xử lý còn chậm,... gây khó khăn cho việc thu thập thông tin về người nộp thuế, kỹ năng tin học của cán bộ thuế còn thấp và chưa đồng đều cũng gây khó khăn trong việc khai thác lợi ích của công nghệ thông tin.

3.5.2.2. Nguyên nhân chủ quan

Công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế chưa linh hoạt.

Có thể dễ dàng nhận thấy, các hình thức tuyên truyền chính sách thuế hiện nay rất đơn điệu, cứng nhắc và không có tính thu hút. Việc tổ chức

công tác tuyên truyền về thuế chưa chủ động, không thường xuyên, liên tục cũng như chưa thật sự thống nhất, đồng bộ, chưa đi vào chiều sâu. Công tác tuyên truyền để xã hội nhận thức rõ tác động tiêu cực của hành vi gian lận thuế. Do đó, chưa gây được sức ép của công luận đối với các cơ sở kinh doanh đang thực hiện hành vi gian lận thuế…

Không những thế, công tác hỗ trợ người nộp thuế của cơ quan thuế còn thủ công, chưa phong phú, hiệu quả thấp cũng khiến cho các cơ sở kinh doanh gặp nhiều khó khăn trong việc hiểu và nắm bắt được đúng những quy định của Luật để tuân thủ đúng việc kê khai.

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ thuế còn hạn chế. Số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu mà công tác quản lý thuế đặt ra đối với địa phương. Đội ngũ cán bộ thuế làm công tác quản lý thuế còn thiếu kiến thức chuyên sâu, không chuyên nghiệp và thiếu kĩ năng quản lý thuế hiện đại. Khả năng phân tích, đánh giá và kĩ năng sử dụng máy tính để tính toán và xử lý các vấn đề phát sinh còn kém. Mặt khác, một bộ phận nhỏ cán bộ thuế chưa có ý thức trách nhiệm trong công tác, thiếu rèn luyện và tu dưỡng về nghiệp vụ, chưa chú ý trau dồi kiến kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học,…để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của ngành nên hiệu quả chưa được mong muốn. Cán bộ chuyên về tin học, quản trị mạng còn thiếu, còn phải kiêm nhiệm.

Sự phối kết hợp giữa các cơ quan ban ngành khác tại Thành phố Thái Nguyên với Chi cục thuế TP Thái Nguyên còn chưa hợp lý và gắn kết.

Quản lý thuế chịu tác động của rất nhiều yếu tố từ phía ngành Thuế, từ người nộp thuế đến môi trường xung quanh. Chính vì vậy để công tác quản lý thuế đạt được hiệu quả thì không thể thiếu sự phối kết hợp của các cơ quan ban ngành khác. Trong thời gian vừa qua công tác này chưa thực sự đạt được hiệu quả, bởi lẽ mới chỉ có sự liên kết trao đổi thông tin từ ngành Thuế với Kho bạc Nhà nước còn sự liên kết với các cơ quan như UBND, tòa

án nhân dân, viện kiểm soát còn chưa được quan tâm đúng mức. Chỉ khi nào có sự phối kết hợp đồng bộ giữa tất cả các cơ quan hành chính, hành pháp, tư pháp trên địa bàn thì công tác quản lý thuế mới được thực hiện một cách toàn diện và triệt để.

Công tác kiểm tra, giám sát của lãnh đạo các đội còn hạn chế. Do đó, có lúc có nơi thực hiện chưa đầy đủ các chức năng, chưa tuân thủ đầy đủ quy trình quản lý thuế.

Cơ sở vật chất còn chưa đầy đủ, trụ sở làm việc chật hẹp, phân tán. Việc chỉ đạo điều hành còn hạn chế.

3.5.2.3. Nguyên nhân khách quan

Một là, hạn chế trong chính sách thuế. Có thể dễ dàng nhận thấy, văn bản quy phạm pháp luật về thuế ở Việt Nam thiếu tính ổn định lâu dài, thường xuyên phải thay đổi bổ sung. Điều này không chỉ tạo nên sự chồng chéo mà còn khiến cho cán bộ ngành Thuế gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý thuế GTGT. Trong một số trường hợp trong thời gian giao thoa tiến tới thực hiện theo văn bản mới, các doanh nghiệp còn lợi dụng những kẽ hở này để thực hiện những hành vi gian lận thuế.

Việc qui định 3 mức thuế suất với sự chênh lệch tương đối lớn giữa các mức thuế suất thuế GTGT và thuế doanh thu trước đây, do vậy nhiều doanh nghiệp trước đây nộp thuế doanh thu thấp, nay nộp thuế GTGT với mức thuế suất cao hơn, gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh.

Hệ thống thuế hiện nay đã có nhiều sửa đổi, cải tiến nhưng vẫn còn quá nhiều đối tượng không thuộc diện chịu thuế (26 nhóm hàng hoá, dịch vụ) vừa không khai thác hết nguồn thu ngân sách vừa làm cho việc tính thuế, khấu trừ thuế không được liên hoàn giữa các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Mặt khác, trong một số trường hợp khó phân biệt hoặc tiêu thức phân biệt không rõ ràng n ên đã gây ra khó khăn trong việc triển khai, quản lý thuế.

Do Việt nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, các hoạt động, các hình thức xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ ngày càng đa dạng, phong phú nhưng các văn bản hướng dẫn dưới luật không hướng kịp thời hoặc mang tính chất xử lý tình huống dẫn đến trong quản lý thu gặp nhiều khó khăn do các doanh nghiệp hiểu trường hợp áp dụng mức thuế suất 0% một cách khác nhau, không thống nhất gây ra việc áp dụng sai thuế suất. Một thực tế nữa là việc thi hành luật ở Việt Nam còn phải chờ đợi Nghị định và Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ban ngành cho nên dù trên giấy tờ thời gian thi hành Luật đã có hiệu lực nhưng khi chưa có hướng dẫn thì những quy định mới này cũng chưa thế được thực hiện.

Tất cả những điều này đang gây một cản trở rất lớn đến công tác quản lý thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng. Nó gây ra tâm lý bất an đối với các doanh nghiệp làm ăn hợp pháp nhưng lại là kẽ hở lớn để những doanh nghiệp làm ăn thiếu minh bạch lợi dụng để thực hiện hành vi gian lận, trốn và tránh thuế.

Thứ hai, hàng năm số doanh nghiệp phát triển nhanh trong khi đó số lượng cán bộ thuế còn thiếu kể cả hai khu vực doanh nghiệp và hộ cá thể làm cho công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thuế GTGT nói riêng ngày càng khó khăn hơn.

Thứ ba, trong cơ chế thị trường, mục tiêu phấn đấu của các nhà doanh nghiệp là lợi nhuận. Do đó, họ thường tìm mọi cách để rút bớt chi phí trong đó có phần thuế phải nộp. Vì thế tình trạng trốn lậu thuế hầu như là vấn đề phổ biến trong các thành phần kinh tế. Bên cạnh đó nhiều đối tượng thường tìm và lợi dụng kẽ hở của pháp luật, những sơ hở vè chính sách, chế độ để “lách thuế”, tránh thuế, trốn lậu thuế.

Thứ tư, do ý thức chấp hành Luật thuế GTGT của người tiêu dùng và các doanh nghiệp chưa cao, từ lâu người dân đã quen với tập quán mua hàng, người mua không quan tâm đến số thuế mà mình phải trả điều này dẫn đến

thái độ thờ ơ của người tiêu dùng trong quá trình thực hiện Luật thuế GTGT đòi hỏi phải thay đổi cả một thói quen đã ăn sâu trong mỗi người mua, người bán, người chịu thuế, người nộp thuế. Đó là thói quen mua hàng không cần hoá đơn, chứng từ, sổ sách kế toán.

Ý thức chấp hành Luật thuế GTGT của người dân còn thể hiện rõ rệt qua hành vi tự khai nộp thuế của các đối tượng kinh doanh. Các doanh nghiệp ít khi vi phạm về thời gian quy định nộp tờ khai thuế GTGT mà chủ yếu vi phạm về cơ chế tự khai, tự nộp thuế. Nguyên nhân là do ý thức tự giác chấp hành pháp luật thuế của người dân Việt Nam còn thấp. Nhiều người có tư tưởng, nộp đủ thuế là “khác người”, vậy nên, họ tìm mọi cách để gian lận, mà gian lận dễ dàng nhất là dùng hóa đơn chứng từ khống để nộp thuế và hoàn thuế GTGT. Chất lượng kê khai được thông qua việc thực hiện đúng theo biểu mẫu quy định, các chỉ tiêu kê khai phù hợp với thực tế phát sinh trong quan hệ mua, bán hàng hoá dịch vụ tại cơ sở kinh doanh. Hiện nay, hầu hết các cơ sở kinh doanh có quy mô vừa và lớn đang kê khai nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, nếu chất lượng kê khai thấp sẽ gây thất thu thuế cho NSNN là không nhỏ và dẫn đến không công bằng trong thực hiện nghĩa vụ thuế. Ở đây, nếu doanh nghiệp muốn gian lận thuế GTGT, doanh nghiệp chỉ cần tìm cách ghi trên các hoá đơn mua hàng vào số tiền thật lớn, tương ứng số thuế thật nhiều và tìm cách làm cho giá trị hàng bán ra thật thấp để có số thuế tương ứng, hoặc lập hồ sơ hàng bán ra là xuất khẩu để có số thuế GTGT = 0. Khi đó doanh nghiệp sẽ được Nhà nước hoàn toàn bộ số thuế GTGT đầu vào. Thực tế vừa qua cho thấy, nhiều người lập doanh nghiệp để lập hồ sơ mua hàng khống, rồi lập hồ sơ xuất khẩu khống, để lập thủ tục hoàn thuế, lấy tiền của ngân sách quốc gia.

Chương 4

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG TẠI

CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 86 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)