CHƢƠNG 2 : THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3. Các giải pháp thực hiện chiến lƣợc
4.3.1. Các giải pháp về nguồn nhân lực
Ngày nay, muốn phát triển bền vững và cạnh tranh thành công trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, các đơn vị kinh doanh cần nỗ lực thực hiện chiến lƣợc quản trị nguồn nhân lực một cách hữu hiệu. Đây là khâu then chốt, có khả năng giúp cách doanh nghiệp tạo đƣợc lợi thế cạnh tranh (chi phí thấp và tạo sự khác biệt đối với các yếu tố đầu ra) trong quá trình phát triển. Vì vậy việc hoạch định, tuyển dụng và phân bổ nguồn nhân lực cho chiến lƣợc phát triển công ty càng trở nên quan trọng. Để thu hút đủ số lƣợng và chất lƣợng công ty cần chú trọng ngay từ công tác tuyển dụng nhằm tuyển chọn những ngƣời có trình độ chuyên môn cần thiết, có thể đạt đến năng suất lao động cao, hiệu suất công tác tốt, có sức khỏe, làm việc lâu dài với công ty, với các nhiệm vụ đƣợc giao. Những ngƣời tuyển dụng còn phải là ngƣời trung thực, có tính kỷ luật cao gắn bó với công việc.
Một số giải pháp đƣợc đƣa ra để phát triển nguồn nhân lực cho công ty là: - Mở rộng đào tạo tại chỗ theo các phòng ban, chuyên môn. Mỗi vị trí
quan trọng đòi hỏi chuyên môn cần phải có cán bộ kế cận nhƣ phòng QC, R&D… gửi cán bộ công nhân viên đi đào tạo nâng cao để đáp ứng yêu cầu công việc, nâng cao hiệu quả, năng suất lao động.
- Trong công tác tuyển dụng: Công ty xây dựng và hoàn thiện các bản mô tả công việc cụ thể cho từng vị trí trong các bộ phận, phòng ban.
Việc tuyển dụng phải thực hiện một cách bài bản, chuyên nghiệp, công khai và minh bạch. Một số vị trí quản trị cấp cao, chuyên gia nƣớc ngoài cần phải đƣợc tuyển qua các công ty chuyên cung cấp nhân sự cao cấp, đảm bảo chất lƣợng. Công ty có thể hƣớng đến hai phƣơng hƣớng tuyển chọn một là nguồn nội bộ, hai là nguồn bên ngoài: nguồn nội bộ đối với các vị trí không cần trình độ nhƣ lái xe, vận chuyển, bảo vệ… thì công ty có thể ƣu tiên tuyển dụng con em, bạn bè của các CBCNV trong công ty nếu đạt đƣợc các yêu cầu của công ty đề ra. Tùy theo yêu cầu của công việc mà các ứng viên có thể trải qua một hay đủ các bƣớc trong quy trình tuyển dụng. Khi nguồn tuyển dụng nội bộ không đáp ứng nhu cầu về chất lƣợng và số lƣợng thì tiến hành tuyển theo các nguồn bên ngoài. Nguồn tuyển dụng công ty ƣu tiên tuyển dụng các sinh viên tại địa phƣơng đã tốt nghiệp các trƣờng đại học, cao đẳng uy tín trong ngành, có thể tổ chức nhận sinh viên thực tập, qua đấy có thể tuyển chọn và giữ lại làm việc cho công ty.
- Trong chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực: cần phải có các dự báo cần thiết về sự thay đổi và phải triển của nhân sự, cần phải có các chƣơng trình đào tạo các kỹ năng về quản lý, đặc biệt là kỹ năng về quản lý nhận sự (do đặc thù ngành nghề nên nhân sự tầm trung thƣờng giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ mà có ít kiến thức về điều hành, quản lý nhân sự)
- Phải có chính sách xây dựng, đào tạo nhân sự một cách rõ ràng cho mọi cán bộ công nhân viên đều có thể tham gia. Công tác đề bạt, thăng chức phải rõ ràng minh bạch. Tuyển dụng nhân sự đã khó thì công tác đào tạo, phát triển cũng nhƣ tạo sự gắn bó lâu dài, đóng góp hết mình cho công ty của cán bộ công nhân viên càng khó khăn hơn.
- Ngoài chế độ lƣơng, trợ cấp phù hợp với năng lực, khả năng của cán bộ công nhân viên cần phải xây dựng các chế độ ƣu đãi, thƣởng, khuyến khích động viên. Các chính xác cần phải đảm bảo công bằng, khen thƣởng kỷ luật đúng ngƣời đúng tội, đúng việc.
- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp: tác phong, giờ giấc, môi trƣờng làm việc, động lực làm việc…
- Công ty cần phải xây dựng môi trƣờng làm việc tốt để thu hút và giữ chân đƣợc ngƣời tài nhằm đảm bảo đƣợc nguồn nhân lực ổn định trong quá trình sản xuất kinh doanh. Cần phải cung cấp cho các nhân viên một môi trƣờng làm việc thoáng mát, sạch đẹp, nhiệt độ ánh sáng phù hợp, các công cụ, dụng cụ hỗ trợ công việc tƣơng đối đầy đủ nhƣ: máy vi tính, máy in, photocopy, máy fax… Những dụng cụ cơ bản công ty cần cung cấp cho các nhân viên để họ có thể làm việc tốt nhất, phát huy tài năng nhiều hơn cho công ty. Đặc biệt là phải tạo ra môi trƣờng làm việc sao cho tất cả nhân viên đều cảm thấy an toàn tại nơi làm việc, không quá nhiều áp lực.
4.3.2 Các giải pháp về Marketing
Có chiến lƣợc phủ kín thị trƣờng và mở rộng mạng lƣới phân phối về các vùng sâu vùng xa để phục vụ kịp thời ngƣời tiêu dùng, công ty nên sử dụng phƣơng pháp marketing hỗn hợp (marketing-mix): là tập hợp những công cụ marketing mà công ty sử dụng để theo đuổi những mục tiêu marketing của mình trên thị trƣờng mục tiêu. Cụ thể nội dung các giải pháp về chiến lƣợc marketing:
Chính sách sản phẩm:
- Danh mục sản phẩm: mở rộng danh mục sản phẩm của công ty bằng cách bổ sung sản phẩm mới, kéo dài từng loại sản phẩm làm tăng chiều dài danh mục, tăng chiều sâu của danh mục sản phẩm. Tăng hay giảm
mật độ sản phẩm tùy theo ý đồ của công ty muốn có uy tín hoặc muốn tham gia nhiều lĩnh vực sản phẩm cho từng khu vực. Xây dựng kênh bán hàng theo chủng loại sản phẩm nhƣ: sản phẩm thực phẩm, sản phẩm cho nhóm ngƣời dùng trực tiếp, sản phẩm qua các kênh phân phối, sản phẩm cho đối tác…
- Nhãn hiệu và bao bì sản phẩm: đây là yếu tố của chiến lƣợc marketing, một công cụ marketing đắc lực. Bao bì sản phẩm cần phải thiết kế tạo ra giá trị thuận tiện cho ngƣời tiêu dùng, phù hợp với yêu cầu của sản phẩm, có tính thống nhất cho tất cả các sản phẩm nhƣng đảm bảo tính đặc trƣng cho từng dòng sản phẩm.
- Chất lƣợng sản phẩm: Chất lƣợng sản phẩm là thuộc tính đầu tiên trong việc quyết định mua sản phẩm của khách hàng đặc biệt trong ngành Dƣợc. Công ty cần phải đảm bảo chất lƣợng sản phẩm phù hợp với thị trƣờng mục tiêu, khách hàng sử dụng, vừa đảm bảo đƣợc chi phí bỏ ra.
- Dịch vụ sau bán hàng: Cần cập nhật số điện thoạt hotline, cố định 24/24 để có thể nhận đƣợc đầy đủ phản ảnh tốt nhất của ngƣời tiêu dùng.
Chính sách giá: Tạo ra cơ chế chính sách sản phẩm cho các công ty, đối tác, nhà thuốc một cách linh hoạt, hợp lý cho từng dòng sản phẩm. Định giá bán sản phẩm dựa trên nhiều nguyên tắc khác nhau: xem xét về cả mặt lợi nhuận tối thiểu, lợi nhuận tối đa mà doanh nghiệp thu đƣợc, chi phí bỏ ra khi sản xuất sản phẩm với giá cả thị trƣờng hiện tại. Đặc biệt giá sản phẩm phải phù hợp với từng địa bàn, mục đích phát triển của sản phẩm, vòng đời của sản phẩm, phân khúc sản phẩm, mục đích sản phẩm. Có thể bán hòa vốn, lỗ để phục vụ mục đích phủ thị trƣờng, xây dựng thƣơng hiệu, chiếm thị phần hoặc đè bẹp đối thủ cạnh tranh có tiềm lực tài chính yếu hơn, xây dựng thói quen sử dụng của ngƣời tiêu dùng.
Chính sách phân phối: Xây dựng từng bƣớc đi rõ ràng việc phát triển các nhà phân phối, mở rộng các nhà phân phối trên địa bàn đã và đang hoạt động. Sử dụng phƣơng pháp ký gửi sản phẩm để thâm nhập vào các nhà phân phối ở địa bàn mới, tạo thói quen cho nhà phân phối với sự xuất hiện sản phẩm và hình ảnh của công ty. Sử dụng các kênh phân phối khác nhau để tiếp cận ngƣời tiêu dùng cho từng dòng sản phẩm, địa bản phù hợp.
Chính sách chiêu thị, quảng cáo: Có các hình thức quảng cáo đa dạng, phong phú hơn trên các báo, các đài, trên tivi… khuyến mại sản phẩm đa dạng và linh hoạt hơn theo từng sản phẩm, từng vùng miền, từng thị trƣờng và từng phần khúc khách hàng.
Cần phải có chính sách xây dựng thƣơng hiệu Dƣợc Hải Dƣơng phủ rộng khắp cả nƣớc, nâng cao tầm của thƣơng hiệu. Thông qua hệ thống website công ty cung cấp cho khách hàng cái nhìn toàn diện về công ty nhƣ lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tốt chức, sản phẩm, dịch vụ cung cấp… đƣa ra đầy đủ nhất thông tin để khách hàng có thể tiếp cận một cách nhanh nhất. Công ty cần hoàn thiện hơn thiết kế catalog phù hợp với các mục đích sử dụng khác nhau để đƣa tới cho khách hàng, ngƣời sử dụng thông tin đầy đủ, chi tiết và nhanh nhất.
4.3.3. Các giải pháp về nghiên cứu phát triển sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm lượng sản phẩm
Là ngành nghề đặc thù nên để phát triển bền vững và mở rộng quy mô doanh nghiệp công ty cần phải đầu tƣ đúng mức cho việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Hàng năm công ty cần phải sử dụng một khoản vốn nhất định cho việc tái đầu tƣ vào phòng R&D. Cần phải đầu tƣ đổi mới trang thiết bị, vật tƣ phòng thí nghiệm phục vụ cho công tác nghiên cứu, phát triển sản phẩm cũng nhƣ kiểm tra chất lƣợng sản phẩm. Đầu tƣ thêm các hệ thống thiết bị rút ngắn thời gian kiểm nghiệm, nghiên cứu sản phẩm nhƣ hệ thống sắc ký
lòng HPLC, UPCL, các hệ thống sắc ký khí GCMS – xác định dƣ lƣợng dung môi trong sản phẩm thuốc theo quy định mới của bộ y tế.
Xây dựng thêm các phƣơng pháp kiểm tra vi sinh, môi trƣờng, hóa học… để đảm bảo có thể độc lập kiểm soát đƣợc chất lƣợng và môi trƣờng, không phụ thuộc vào các đơn vị kiểm nghiệm bên ngoài. Đầu tƣ các hệ thống đông khô, cất quay chân không phục vụ cho việc nghiên cứu các sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của thị trƣờng hiện nay.
Công ty cần kết hợp với các viện nghiên cứu, trƣờng đại học thực hiện và đƣa các đề tài đã nghiên cứu thành công vào thƣơng mại cũng nhƣ ứng dụng các thành công của công tác nghiên cứu và thực tế. Xây dựng định hƣớng rõ ràng cho việc đầu tƣ phát triển sản phẩm mới phù hợp với từng giai đoạn, ví dụ giai đoạn hiện nay cần đầu tƣ vào các sản phẩm thực phẩm chức năng, các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dƣợc.
Nâng cấp dây chuyển sản xuất thuốc Nƣớc và kem mỡ đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, mở rộng dây chuyển thuốc Tiêm (thêm bộ phân Đông khô- Dịch truyền).
Để nâng cao chất lƣợng và năng suất sản xuất sản phẩm trƣớc hết công ty cần phải đảm bảo hoàn thành vừa đƣa nhà máy mới Cẩm Giàng vào hoạt động theo đúng tiến độ đề ra. Triển khai xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn GMP, GLP, GSP hiện hành. Làm tốt công tác thẩm định thuốc viên 2 vào quý III năm 2018 và thuốc viên 1 vào quý IV năm 2018.