Môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển của công ty cổ phần dược vật tư y tế hải dương (Trang 54 - 60)

CHƢƠNG 2 : THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Phân tích các yếu tố bên ngoài ảnh hƣởng đến doanh nghiệp

3.2.1. Môi trường vĩ mô

3.2.1.1 Môi trường kinh tế

Sau những khó khăn chạm đáy vào năm 2012, nền kinh tế quốc gia đang cho thấy sự tăng trƣởng khá ổn định khi luôn cao hơn mức tăng trƣởng trung bình trong giai đoạn 2011 – 2017. Năm 2017, tăng trƣởng kinh tế đạt 6,81% so với năm 2016 vƣợt chỉ tiêu 6,7% do Quốc hội đề ra, và là mức tăng trƣởng cao nhất trong 10 năm qua. Với những chính sách điều hành kinh tế hiện tại nền kinh tế Việt Nam đƣợc nhiều tổ chức có uy tín đánh giá là sẽ giữ vững và có mức tăng trƣởng cao nhất nhì trong khu vực. Những biến động của nền kinh tế vĩ mô ở trong và ngoài nƣớc có tác động trực tiếp đến sự phát triển của các thành phần cũng nhƣ ngành kinh tế và tất nhiên sẽ có ảnh hƣởng gián tiếp đến việc tiêu dùng của ngƣời dân đối với các sản phẩm liên quan đến ngành Dƣợc.

Bảng 3.2: Tốc độ tăng trƣởng GDP Việt Nam qua các năm

Năm 2013 2014 2015 2016 2017

Tỷ lệ tăng trƣởng 5,42 % 5,98 % 6,68 % 6,21 % 6,81 %

(Nguồn: tổng cục thống kê, 2013-2017)

Song song với tăng trƣởng kinh tế ổn định thì thu nhập của ngƣời dân ngày càng tăng trong những năm gần đây. Với mức thu nhập ngày càng tăng lên thì nhu cầu và mức chi tiêu của ngƣời dân cũng sẽ tăng lên theo một tỷ lệ tƣơng ứng.

Lạm phát Việt Nam trong những năm gần đây có diễn biến rất phức tạp và dao động với biên độ lớn tạo ra sự bất ổn định về giá cả và gây ảnh hƣởng gián tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Chính phủ đã mạnh tay thực hiện các giải pháp để kiềm chế lạm phát và đã đạt đƣợc kết quả nhất định. Tỷ lệ lạm phát có xu hƣớng giảm rõ rệt, năm 2017 là dƣới 4% (thấp hơn

tỷ lệ lạm phát trung bình giai đoạn 2011-2017 là 6,3%). Các yếu tố tỷ giá hối đoái, lãi suất, chi phí nhân công luôn đƣợc giữ ở một mức độ hợp lý tạo điều kiện để công ty đầu tƣ mở rộng sản xuất.

Bảng 3.3: Tỷ lệ lạm phát Việt Nam giai đoạn 2013-2017

Năm 2013 2014 2015 2016 2017

Tỷ lệ lạm phát 6,04 % 4,09 % 0,63 % 4,74 % 3,53 %

(Nguồn Tổng cục thống kê, 2013-2017)

Về lãi suất, Công ty chịu rủi ro về lãi suất phát sinh từ các khoản vay chịu lãi suất đã đƣợc ký kết, rủi ro này đƣợc công ty quản lý bằng cách duy trì một tỷ lệ nhất định các khoản vay với lãi suất cố định và các khoản vay với lãi suất thả nổi.

Thị trƣờng Dƣợc phẩm Việt Nam đang trên đà tăng trƣởng khá lạc quan, năm 2017 doanh thu của thị trƣờng trong nƣớc ƣớc đạt 5,2 tỷ USD (theo số liệu của Business Monitor International-BMI), tăng khoảng 10% so với năm trƣớc và đƣợc dự đoán sẽ tiếp tục tăng trƣởng hai con số trong vòng 5 năm tới.

Khi dân số càng tăng nhanh, thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng cao, dân trí đƣợc cải thiện, nhu cầu sử dụng thuốc của ngƣời dân sẽ ngày càng lớn. Chi tiêu bình quân đầu ngƣời dành cho thuốc tại Việt Nam đã tăng từ 9,85 USD trong năm 2005 lên đến 22,25 USD trong năm 2010 và tăng gấp đôi vài năm 2015 là 37,97 USD. Mức tăng trƣởng trung bình trong chi tiêu thuốc cho hàng năm đạt 14,6% trong giai đoạn 2010-2015 và duy trì ở mức tăng ít nhất 14% cho tới năm 2025.

(đơn vị: USD/người)

Hình 3.2: Chi tiêu tiền thuốc bình quân đầu ngƣời tại Việt Nam từ năm 2005 và dự đoán đến hết năm 2027

(Nguồn: Theo International Journal of Environmantal Research and Public Health; MDPI) 3.2.1.2 Môi trường công nghệ

Cách mạng công nghiệp lần 4 đang trở nên phổ biến, các thiết bị có thể liên kết với nhau, các phần mềm riêng rẽ đƣợc tích hợp thông suốt, dữ liệu đƣợc tự động tổng hợp và thông tin tự động chuyển đến đến ngƣời dùng một cách nhanh và chính xác nhất thì cách tiếp cận về quản trị doanh nghiệp trên nền tảng công nghệ thông tin phải thay đổi là điều tất yếu. Doanh nghiệp trong ngành Dƣợc cần phải nắm bắt cơ hội này để đƣa ra một chiến lƣợc phát triển phù hợp nhằm tăng sức cạnh tranh cũng nhƣ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngƣời tiêu dùng.

Sản xuất ngành Dƣợc có một số đặc thù riêng: (i) Quy trình sản xuất chủ yếu bằng máy móc với tiêu chuẩn vệ sinh cao. (ii) Yêu cầu truy xuất nguồn gốc và quản lý hạn sử dụng chặt chẽ. (iii) Đòi hỏi tính chuẩn xác cực cao. Đó là nền

tảng thuận lợi để “số hóa” hoạt động quản lý, giúp ngƣời dùng tập trung cho nhiệm vụ cần giải quyết vấn đề thay vì tốn thời gian đi tổng hợp thông tin.

Sự phát triển của các công nghệ phân tích, kiểm tra chất lƣợng sản phẩm giúp cho các doanh nghiệp rút ngắn đƣợc thời gian phân tích, kiểm tra sản phẩm giúp việc đƣa sản phẩm ra thị trƣờng sớm hơn, cũng nhƣ đáp ứng đƣợc việc kiểm soát đƣợc chất lƣợng sản phẩm. Tuy nhiên để đạt đƣợc điều đó cần phải đầu tƣ các máy móc thiết bị kiểm nghiệm hiện đại với giá thành cao, cũng nhƣ yêu cầu về ngƣời vận hành và sử dụng thiết bị có trình độ chuyên môn và đƣợc đào tạo bài bản, chuyên nghiệp.

Những thay đổi nhanh chóng của công nghệ cũng làm cho máy móc của công ty trở nên lỗi thời trong khi đầu tƣ máy móc thiết bị hiện đại không phải là điều đơn giản do máy móc công nghệ cao của ngành Dƣợc thì giá thành rất cao. Do vậy công ty luôn luôn cố gắng sử dụng những máy móc thiết bị có hiệu năng sử dụng cao trong ngân sách cho phép để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

3.2.1.3 Môi trường chính trị - Pháp luật

Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đang có những chƣơng trình hỗ trợ phát triển trong ngành Dƣợc phẩm. Thông qua quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 10 tháng 1 năm 2014, Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến

năm 2030, trong đó đã thể hiện định hƣớng phát triển ngành và những giải pháp hỗ trợ cho ngành. Quan điểm phát triển đƣợc đặt ra là: Cung ứng đủ thuốc cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của nhân dân với chất lƣợng bảo đảm, giá hợp lý; Xây dựng nền công nghiệp Dƣợc, trong đó tập trung đầu tƣ phát triển sản xuất thuốc generic bảo đảm chất lƣợng, giá hợp lý, từng bƣớc thay thế thuốc nhập khẩu; phát triển hệ thống phân phối, cung ứng thuốc hiện đại, chuyên nghiệp và tiêu chuẩn hóa.

Theo thông tƣ 11/2016/TT-BYT quy định đối với thuốc thuộc danh mục sản xuất trong nƣớc đáp ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp do Bộ Y tế công bố thì trong hồ sơ mời thầu phải yêu cầu nhà thuốc không đƣợc chào thuốc nhập khẩu thuộc nhóm đó. Điều này là cơ hội đầy tích cực hỗ trợ cho hoạt động đấu thầu của các công ty Dƣợc nội địa.

Luật Dƣợc sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2017, đã có những quy định nhằm hỗ trợ, tạo thuận lợi về đầu ra cho doanh nghiệp, góp phần phát triển công nghiệp Dƣợc trong nƣớc, dần có thể thay thế đƣợc các thuốc nhập khẩu có cùng tiêu chí kỹ thuật. Ngoài ra còn có các quy định nhằm cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt thời gian, giảm bớt thủ tục trong khâu thẩm định, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, cấp phép lƣu hành sản phẩm,… quy định về thử thuốc trên lâm sàng giúp thuốc sớm có mặt trên thị trƣờng hơn. Đây là cơ hội tốt để các doanh nghiệp Dƣợc có thể tận dụng phát triển trong tƣơng lai.

Về chính trị, Việt Nam hiện nay đƣợc xem là nƣớc an toàn nhất về đầu tƣ tại Châu Á, và là một trong số các quốc gia có nền chính trị ổn định trên thế giới. Những điều kiện thuận lợi của môi trƣờng chính trị pháp luật mang lại cơ hội cho doanh nghiệp, đó là tạo ra môi trƣờng kinh doanh thông thoáng và cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các doanh nghiệp, các nhà đầu tƣ mạnh dạn đầu tƣ sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có những nguy cơ, một số tồn tại cần phải đƣợc Quốc Hội bàn sửa nhƣ hệ thống pháp luật chƣa đồng bộ và còn nhiều thay đổi làm cho các Doanh nghiệp và nhà đầu tƣ chƣa yên tâm khi quyết định đầu tƣ hoặc mở rộng kinh doanh.

3.2.1.4 Môi trường văn hóa xã hội

Lực lƣợng đầu tiên cần nhắc tới đây là dân số, bởi vì con ngƣời tạo nên thị trƣờng, mặt khác cũng là lực lƣợng lao động cho doanh nghiệp. Việt Nam có dân số trẻ so với mặt bằng chung của thế giới và các nƣớc trong khu vực,

tuy nhiên năm 2016 là năm kết thúc chuỗi 6 năm dân số vàng trong lịch sử Việt Nam. Từ năm 2018 Việt Nam bƣớc vào giai đoạn già hóa dân số khi tỷ lệ sinh ngày càng thấp, nhóm dân số già ngày càng tăng điều này đồng nghĩa với nhu cầu chi tiêu cho y tế nói chung và dƣợc phẩm nói riêng trong tƣơng lai sẽ tăng.

Các thói quen tiêu dùng phổ biển của ngƣời Việt Nam: Thói quen ăn uống tùy tiện, sinh hoạt không khoa học tạo điều kiện cho các loại bệnh phát triển; Tự chữa bệnh bằng cách tìm kiếm thông tin trên mạng và sách báo, kinh nghiệm; tùy tiện dùng thuốc không thông qua bác sĩ, hoàn toàn tin vào dƣợc sĩ, nhà thuốc; muốn khỏi bệnh nhanh, dùng liều cao, chỉ dùng thuốc khi bệnh chuyển biến xấu. Tuy nhiên hiện trạng này đang dần đƣợc cải thiện dƣới áp lực của dƣ luận, dân trí ngày càng cao và việc cải tiến cũng nhƣ siết chặt quản lý từ đó thay đổi thói quen ngƣời tiêu dùng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh bài bản, chuẩn mực, đồng thời cũng đào thải các đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ không đảm báo chất lƣợng. Trong dài hạn các doanh nghiệp đƣợc đầu tƣ sâu nhƣ Dƣợc Hải Dƣơng sẽ có nhiều dƣ địa để khai thác và tăng trƣởng tích cực trong dài hạn khi nhận thức và thói quen tiêu dùng của ngƣời Việt đƣợc cải thiện.

3.2.1.5 Môi trường tự nhiên

Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trƣờng đang là chủ đề nóng trên các mặt báo và nhận đƣợc nhiều sự quan tâm của ngƣời dân. Trong đó đặc biệt và vấn đề ô nhiễm nguồn nƣớc ở Việt Nam đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Thông qua các phƣơng thiện thông tin truyền thông chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy đƣợc hình ảnh, cũng nhƣ các bài báo phản ánh về thực trạng môi trƣờng hiện nay. Đồng thời vấn đề biến đổi khí hậu đã xảy ra trên phạm vi toàn cầu, gây tác động ngày càng mạnh mẽ đến mọi quốc gia và sự sống trên trái đất, đặc biệt là ảnh hƣởng tiêu cực đến sức khỏe của con ngƣời.

Các nhóm bệnh về hô hấp, viêm nhiễm, tiêu hóa đặc biệt là ung bƣớu ngày càng gia tăng kéo theo đó là nhu cầu dùng thuốc ngày càng gia tăng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển của công ty cổ phần dược vật tư y tế hải dương (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)