Lựa chọn chiến lược kinh doanh có khả năng thay thế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển của công ty cổ phần dược vật tư y tế hải dương (Trang 81 - 83)

CHƢƠNG 2 : THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Xây dựng các phƣơng án chiến lƣợc kinh doanh

4.2.3. Lựa chọn chiến lược kinh doanh có khả năng thay thế

Từ các ma trận SWOT và ma trận chiến lƣợc đã trình bày, có nhiều chiến lƣợc đƣợc đề ra tuy nhiên doanh nghiệp khó có thể thực hiện đồng thời tất cả chiến lƣợc hoặc nhóm chiến lƣợc khác nhau cùng một lúc. Vì vậy công ty cần phải tập trung thực hiện những chiến lƣợc phát huy tối đa thế mạnh và hạn chế các điểm yếu của công ty nhƣ đã phân tích ở ma trận IFE, tận dụng những cơ hội và tránh những rủi ro xuất phát từ thị trƣờng bên ngoài nhƣ đã phân tích trong ma trận EFE.

Để đạt đƣợc các mục tiêu năm 2018 đã đề ra và dài hạn đến năm 2025, tác giả đã xây dựng đƣợc 4 chiến lƣợc kinh doanh nhƣ sau:

- Chiến lƣợc thâm nhập và phát triển thị trƣờng - Chiến lƣợc Marketing

- Chiến lƣợc bảo vệ và nâng cao chất lƣợng sản phẩm

- Chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực và xây dựng văn hóa doanh nghiệp Với 4 chiến lƣợc đã lựa chọn cho công ty thực hiện trƣớc, tác giả xây dựng chiến lƣợc tổng quát cho công ty giai đoạn 2018-2025 là “Nâng cao năng lực sản

xuất hiện tại và đẩy mạnh phát triển thị trường để tạo lợi thế cạnh tranh”.

4.2.4 Nội dung của chiến lược được lựa chọn.

Chiến lƣợc tổng quát của công ty đƣợc lựa chọn là “Nâng cao năng lực sản xuất hiện tại và đẩy mạnh phát triển thị trường để tạo lợi thế cạnh tranh”. Từ

đấy đƣa ra các chiến lƣợc cấp doanh nghiệp, cấp đơn vị kinh doanh và cấp chức năng:

- Chiến lƣợc thâm nhập và phát triển thị trƣờng: là chiến lƣợc tìm kiếm để gia tăng thị phần của các sản phẩm hiện thời thông qua việc phát triển thị trƣờng mới và gia tăng các nỗ lực marketing. Chiến lƣợc này đƣợc sử dụng rộng rãi nhƣ là một chiến lƣợc đơn lẻ và liên liên kết với các chiến lƣợc khác. Bao gồm các việc gia tăng số lƣợng ngƣời bán, đại lý phân phối, gia tăng chi phí quảng cáo, chào hàng rộng rãi các tên hàng xúc tiến bán, hoặc gia tăng các nỗ lực quan hệ công chúng.

- Chiến lƣợc Marketing:Chiến lƣợc marketing đó là sự lựa chọn phƣơng hƣớng hành động từ nhiều phƣơng án khác nhau liên quan đến các nhóm khách hàng cụ thể các phƣơng pháp truyền thông ,các kênh phân phối và cơ cấu tính giá, đó là sự kết hợp giữa các thị trƣờng mục tiêu và marketing hỗn hợp. Bao gồm các nội dung: phân đoạn thị trƣờng, lựa chọn thị trƣờng mục tiêu, định vị hàng hóa và dịch vụ trên thị trƣờng mục tiêu, lựa chọn phƣơng pháp marketing cụ thể để thực hiện. - Chiến lƣợc bảo vệ và nâng cao chất lƣợng sản phẩm: là tổ hợp các

chiến lƣợc cấp chức năng đảm bảo mục tiêu năng cao chất lƣợng sản phẩm, đạt hiệu quả cao nhất, đối mới sản phẩm và đáp lại mong muốn của khách hàng giúp cho công ty xây dựng và duy trì lợi thế cạnh tranh, tạo ra chuỗi giá trị cho doanh nghiệp. Bao gồm các chiến lƣợc sản xuất và tác nghiệp, chiến lƣợc quản lý nguyên liệu, chiến lƣợc nghiên cứu và phát triển. Các nội dung cơ bản nhƣ: Định vị hệ thống sản xuất, kế hoạch sản phẩm mới, công nghệ và quy trình sản xuất, phân bổ nguồn lực cho sản xuất, phụ trợ cho sản xuất, quản lý nguyên vật liệu, nghiên cứu cải tiến quy trinh công nghệ…

- Chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực và xây dựng văn hóa doanh nghiệp: Xác định vai trò của nguồn nhân lực đối với chiến lƣợc phát triển doanh nghiệp, từ đó triển khai các nội dung cụ thể của chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực nhƣ: Kế hoạch hóa nguồn nhân lực, chính sách tuyển dụng và bố trí công việc, chính sách thù lao và tạo động lực cho ngƣời lao động, chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển của công ty cổ phần dược vật tư y tế hải dương (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)