Môi trường vi mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển của công ty cổ phần dược vật tư y tế hải dương (Trang 60 - 63)

CHƢƠNG 2 : THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Phân tích các yếu tố bên ngoài ảnh hƣởng đến doanh nghiệp

3.2.2. Môi trường vi mô

3.2.2.1 Phân tích đối thủ cạnh tranh hiện tại

Theo thống kê của Cục Quản lý dƣợc, đến tháng 12 năm 2017, có tổng 205 cơ sở sản xuất Dƣợc phẩm đạt chuẩn WHO-GMP tại Việt Nam, tƣơng ứng có 192 nhà mày sản xuất thuốc thuộc 168 công ty, xấp xỉ mỗi tỉnh có hơn 02 công ty dƣợc phẩm, trong đó tập trung chủ yếu ở Tp.HCM và Hà Nội. Mức độ cạnh tranh cao ở mức phổ thông và tiềm năng ở phân khúc cao. Các doanh nghiệp này có danh mục sản phẩm khá tƣơng đồng do đặc tính lịch sử và do giới hạn về khả năng sản xuất cũng nhƣ nghiên cứu sản phẩm mới.

Các doanh nghiệp Dƣợc tồn tại sự phân hóa lớn về quy mô và vùng miền, khi hầu hết các doanh nghiệp dƣợc phẩm lớn đều tập trung ở khu vực phía Nam, khiến mực độ cạnh tranh tại khu vực này khá khắc nghiệt, trong đó cạnh tranh tại hai khu vực Tp.HCM và Hà Nội là lớn nhất. Tại các tỉnh Bắc Trung Bộ và Miền Bắc áp lực cạnh tranh thấp hơn do tính cục bộ địa phƣơng với tình trạng một số ít doanh nghiệp Dƣợc phẩm địa phƣơng có đƣợc những ƣu tiên khi cung cấp vào kênh bệnh viện cũng nhƣ mạng lƣới phân phối trong khu vực.

Với việc là doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn chứng khoán do vậy áp lực tăng trƣởng từ doanh thu và từ các cổ đông khiến doanh nghiệp Dƣợc phải duy trì ở mức tăng trƣởng cao, gia tăng sức ép cạnh tranh trên thị trƣờng. Công ty cổ phần Dƣợc vật tƣ y tế Hải Dƣơng là một doanh nghiệp lớn tại địa phƣơng do vậy doanh nghiệp có những lợi thế riêng về mối quan hệ và mạng lƣới phân phối trong tỉnh và khu vực do vậy áp lực cạnh tranh trong khu vực là thấp hơn, tuy nhiên áp lực phát triển lại cao hơn.

3.2.2.2 Nhà cung cấp

Do đặc thù ngành hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nên sự phụ thuộc vào nhà cung cấp là tất yếu nên sẽ chịu tác động của sự biến động của nguyên liệu đầu vào. Thị trƣờng dƣợc phẩm Việt Nam có quy mô chƣa lớn, các nhà sản xuất trong nƣớc đều phải phụ thuộc và nguyên liệu nhập khẩu và ít có khả năng mở rộng ngƣợc chuỗi giá trị để sản xuất nguyên liệu. Do đó khả năng đàm phán ép giá của các doanh nghiệp trong ngành với nhà cung ứng là khá thấp. Tuy nhiên số lƣợng nhà cung cấp trên thế giới lại rất đa dạng, với khả năng cung ứng lớn và mạng lƣới rộng khắp do đó rủi ro đứt nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào hoặc phụ thuộc vào một số ít nhà cung cấp trong ngành là khá thấp, đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải có phƣơng án liên hệ với hơn một nhà cung ứng để không bị quá phụ thuộc.

Từ các đặc điểm trên, có thể kết luận sức mạnh của nhà cung cấp ở mức trung bình khá.

3.2.2.3 Khách hàng

Ngành Dƣợc là một trong số ít ngành phải chịu sử quản lý chặt chẽ của chính phủ về giá bán đầu ra do vậy sự ảnh hƣởng và áp giá của khách hàng là tƣơng đối thấp. Ngoài ra phần lớn khách hàng không có kiến thức về thuốc và hoàn toàn phụ thuộc vào chỉ định từ bác sĩ hoặc tƣ vấn của nhà thuốc. Khách hàng chỉ có khả năng trả giá với những sản phẩm phổ biến hoặc các sản phẩm thực phẩm chức năng đƣợc quảng cáo.

Áp lực lớn nhất từ phía khách hàng mà công ty gặp phải là các khách hàng đối tác với công ty ở mảng sản phẩm gia công, sự phụ thuộc vào khả năng tiêu thụ của thị trƣờng, đơn đặt hàng của đối tác khiến công ty không chủ động trong việc sản xuất sản phẩm cũng nhƣ chuẩn bị nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, ngoài ra các đối tác này luôn luôn tìm cách để giảm giá thành gia công.

Ngoài ra công ty còn phải chịu áp lực khách hàng đến từ việc chiết khấu phần trăm cho các nhà thuốc và bệnh viện, tuy nhiên áp lực không nhiều.

3.2.2.4 Đối thủ tiềm ẩn

Rào cản pháp lý gia nhập ngành: Dƣợc phẩm là ngành kinh doanh có điều kiện nên chịu sự điều chỉnh và quản lý phức tạp. Cụ thể: ngƣời hành nghề phải có chứng chỉ chuyên môn về ngành dƣợc; nhà máy xây dựng phải có chứng chỉ chứng nhận đủ điều kiện vận hành, kho bãi, phòng nghiên cứu phải có chứng nhận riêng (GDP, GLP) mỗi loại thuốc đều có giấy phép sản xuất riêng, nhiều ràng buộc trong quảng cáo, bao bì, chất lƣợng… giá thuốc chịu sự kiểm soát của bộ Y tế - Tài chính.

Rào cản về mặt kỹ thuật: vốn đầu tƣ ban đầu cho một nhà máy là rất lớn, ngoài ra còn phải đầu tƣ về hệ thống hạ tầng, hệ thống mạng lƣới phân phối về đặc thù ngành dƣợc là các sản phẩm thuốc không đƣợc phép quảng cáo.

Rào cản lợi thế và quy mô: Hoạt động bán hàng trong kênh OTC cần phải có hệ thống mạng lƣới lớn để bao phủ toàn thị trƣờng, đội ngũ trình dƣợc viên phải có trình độ để có thể tiếp cận, tƣ vấn, chăm sóc khách hàng. Hoạt động bán hàng kênh bệnh viện (ETC) đòi hỏi sự am hiểu về các quy định đấu thầu, mối quan hệ với các bệnh viện, sở y tế, bảo hiểm, cục dƣợc…

Rủi ro từ các đối thủ mới: Thông tƣ số: 09/2016/YY-BYT ban hành danh mục đấu thầu tập trung và danh mục thuốc đƣợc áp dụng hình thức đàm phán giá đã tạo ra môi trƣờng thuận lợi cho các nhà thầu thuốc giá rẻ trong việc đấu thầu. Trong những năm gần đây, nhiều nhà phân phối dƣợc phẩm chuyên nghiệp trong nƣớc đã chuyển hƣớng sang đặt hàng gia công, thâu tóm hoặc đầu tƣ xây mới các nhà máy sản xuất dƣợc theo tiêu chuẩn WHO-GMP để khai thác phân khúc này. Với việc định hƣớng vào phân khúc này các doanh nghiệp đã và đang tạo áp lực rất lớn lên các doanh nghiệp Dƣợc hiện nay. Ƣu thế của các doanh nghiệp mới ra nhập này là mối quan hệ lâu năm

với các bệnh viện, sở y tế, kinh nghiệm đấu thầu phong phú. Tuy nhiên nếu xét về lâu dài thì thƣờng các doanh nghiệp sẽ bị đào thải với chất lƣợng và quy mô sản xuất.

Sự gia nhập mới của các đối thủ nƣớc ngoài cũng là điều đáng lo ngại của các doanh nghiệp dƣợc trong nƣớc hiện nay, với nguồn tài chính dồi dào các doanh nghiệp nƣớc ngoài đầu tƣ vào nƣớc ta dƣới dạng M&A để tận dụng nguồn lao động giá rẻ trong nƣớc, tài sản có sẵn của các doanh nghiệp nhƣ đất đai, nhà máy, hệ thống phân phối… rút ngắn đáng kể thời gian gia nhập thị trƣờng. Phân khúc cạnh tranh của nhóm doanh nghiệp này chủ yếu là các sản phẩm cao cấp thay thế cho thuốc nhập khẩu trực tiếp, hoặc các loại thuốc trong nƣớc chƣa sản xuất đƣợc.

Nhìn chung áp lực từ các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn trong ngành Dƣợc là tƣơng đối cao đối với các doanh nghiệp trong ngành nói chung và Công ty Dƣợc vật tƣ y tế Hải Dƣơng nói riêng.

3.2.2.5. Sản phẩm thay thế

Việc sử dụng các bài thuốc kinh nghiệm dân gian là một bộ phận không thể thiếu của nền y dƣợc học cổ truyền. Tuy nhiên đây chỉ là một phần rất nhỏ trong tổng thể ngành dƣợc hiện nay. Do vậy Dƣợc phẩm là mặt hàng đặc thù và không có sản phẩm thay thế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển của công ty cổ phần dược vật tư y tế hải dương (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)