Nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hiểm y tế cho người tham gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xóa đói, giảm nghèo bền vững ở huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 92 - 96)

Chƣơng 4 : QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN BẢO HIỂM Y TẾ

4.2.4. Nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hiểm y tế cho người tham gia

Để nâng cao chất lƣợng dịch vụ bảo hiểm y tế cần tập trung thực hiện các nội dung sau:

Đổi mới phƣơng pháp tổ chức làm thủ thục KCB: Cải cách thủ tục hành chính trong KCB và trong thanh toán chi phí KCB, tăng số phòng khám, tăng ca, tăng giờ làm việc. Giảm diện tích khu hành chính, sắp xếp khoa phòng hợp lý để tăng diện tích buồng bệnh trực tiếp phục vụ ngƣời bệnh. Trang bị cơ sở vật chất và tạo không gian tại các “điểm chờ” ở các cơ sở khám chữa bệnh BHYT. Trang bị hệ thống “lấy số và gọi tên” tại các điểm làm thủ tục từ bƣớc "tiếp nhận hồ sơ" đến bƣớc "trả kết quả" tại Bệnh viện hữu nghị Việt Nam - Cu Ba - Đồng Hới, Bệnh viện đa khoa Thành Phố, Bệnh viện y học cổ truyền. Lập hệ thống bảng chỉ dẫn đầy đủ, dễ hiểu tại các cơ sở y tế đảm bảo ngƣời tham gia khám bệnh có thể thực hiện theo trình tự các bƣớc trong khi đƣợc khám bệnh mà không cần phải có nhân viên y tế hƣớng dẫn. Trang bị phƣơng tiện thanh toán bằng thẻ POS để ngƣời khám bệnh thanh toán dễ dàng, giảm việc thanh toán bằng tiền mặt.

Nâng cao năng lực cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế: Giảm số ngƣời tham gia BHYT nhiễm bệnh thông qua hoạt động phòng bệnh của hệ thống y tế dự phòng từ đó giảm số lƣợng ngƣời tham gia KCB để có điều kiện nâng cao chất lƣợng chữa bệnh. Giảm tải cho các bệnh viện Đa khoa thành phố và

bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba - Đồng Hới và giảm số lƣợng ca bệnh chuyển tuyến trên cùng địa bàn và chuyển tuyến đi địa bàn ngoài tỉnh. Tạo niềm tin cho ngƣời tham gia BHYT khi sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh BHYT, đặc biệt là hệ thống cơ sở trạm y tế tuyến xã/phƣờng.

Nâng cao tinh thần, thái độ, đạo đức nghề nghiệp để bảo đảm chất lƣợng phục vụ và sự hài lòng của ngƣời bệnh có thẻ BHYT. Tăng cƣờng quản lý chất lƣợng bệnh viện, xây dựng bộ tiêu chuẩn chất lƣợng bệnh viện làm cơ sở kiểm tra, đánh giá chất lƣợng dịch vụ KCB. Tăng cƣờng chăm sóc toàn diện ngƣời bệnh. Nâng cao chất lƣợng điều trị, giảm ngày điều trị một cách hợp lý. Mở rộng loại hình điều trị ngoại trú và triển khai một số mô hình dịch vụ mới trong khám chữa bệnh. Mở dịch vụ tƣ vấn và đặt lịch hẹn khám bệnh, tái khám qua điện thoại.

Xây dựng gói dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, phạm vi quyền lợi và mức hƣởng BHYT phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, sự ổn định của quỹ BHYT, hệ thống cung ứng dịch vụ, nhu cầu chăm sóc sức khỏe. Xây dựng các văn bản và tiêu chuẩn cụ thể đối với cơ sở khám, chữa bệnh BHYT để đảm bảo chất lƣợng với các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế; chính sách cung cấp thuốc cho ngƣời bệnh BHYT.

Rà soát, sửa đổi, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển mạng lƣới bệnh viện, mạng lƣới cơ sở y tế của địa phƣơng: Quy hoạch phát triển mạng lƣới của các chuyên khoa để hoàn chỉnh mạng lƣới bệnh viện, đảm bảo cơ cấu và tỷ lệ giƣờng bệnh phù hợp giữa các tuyến kỹ thuật và các chuyên khoa vào năm 2020. Phát triển mạng lƣới y tế dự phòng với sự tham gia phối hợp của nhiều ngành để giải quyết những vấn đề sức khỏe cấp bách của cộng đồng, sự gia tăng của các bệnh không truyền nhiễm nhƣ ung thƣ, tim mạch, đái tháo đƣờng..., các yếu tố nguy cơ tác động xấu đến sức khỏe nhƣ thiếu nƣớc sạch, ô nhiễm môi trƣờng, nhằm giảm gánh nặng bệnh tật, giảm chi phí, giảm nhu

cầu KCB của nhân dân. Tiếp tục thực hiện đầu tƣ, mở rộng mạng lƣới khám chữa bệnh đáp ứng yêu cầu về chăm sóc sức khoẻ và chất lƣợng KCB: Đầu tƣ cho y tế cơ sở thông qua thực hiện Đề án giảm tải bệnh viện; tăng cƣờng thực hiện xã hội hoá công tác y tế, đa dạng các hình thức tổ chức KCB để đáp ứng nhu cầu và chất lƣợng khám, chữa bệnh BHYT ngày càng cao của nhân dân. Nâng cấp, mở rộng và xây mới để tăng nhanh số giƣờng bệnh cho các bệnh viện hiện đang quá tải trầm trọng tại bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba - Đồng Hới. Đầu tƣ, nâng cấp, mở rộng giƣờng bệnh và kỹ thuật chuyên khoa hiện đại cho bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba - Đồng Hới tƣơng đƣơng với các bệnh viện chuyên khoa Trung ƣơng. Tăng cƣờng trang thiết bị y tế, cơ sở hạ tầng cho các Trạm y tế xã gắn với Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới.

Xây dựng và ban hành các quy định về phân tuyến và chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật, bảo đảm nguyên tắc phù hợp với năng lực chuyên môn của cơ sở KCB, thuận lợi trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT, tạo điều kiện để phát triển kỹ thuật ở tuyến dƣới đồng thời hạn chế tình trạng chuyển tuyến, vƣợt tuyến không cần thiết.

Hình thành mạng lƣới bệnh viện vệ tinh của bệnh viện tuyến tỉnh tại tuyến huyện. Thực hiện theo hình thức chuyển giao kỹ thuật trọn gói từ tuyến trên cho tuyến dƣới thông qua việc cử cán bộ tuyến trên xuống đào tạo cho tuyến dƣới hoặc cán bộ tuyến dƣới lên học ở tuyến trên để tăng cƣờng năng lực cho tuyến dƣới, hạn chế chuyển ngƣời bệnh lên tuyến trên.

Xây dựng và phát triển mạng lƣới bác sỹ gia đình: Phòng khám bác sỹ gia đình là cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu, đồng thời là cơ sở đầu tiên trong mạng lƣới chuyển tuyến của hệ thống cơ sở KCB có trách nhiệm giới thiệu và chuyển tuyến ngƣời bệnh tới bác sỹ chuyên khoa hoặc bệnh viện khi có yêu cầu về chuyên môn. Xây dựng Đề án, đào tạo con ngƣời để phát triển mô hình bác sỹ

gia đình, đƣa mô hình bác sỹ gia đình lồng ghép với mạng lƣới cơ sở y tế sẵn có để quản lý và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện cho nhân dân.

Nâng cao năng lực của trạm y tế xã: Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên môn và cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng nhu cầu KCB ban đầu của ngƣời tham gia BHYT, đảm bảo 100% số trạm y tế xã tổ chức khám, chữa bệnh BHYT vào năm 2015. Đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, bổ sung chức năng nhiệm vụ cho Trạm y tế xã quản lý và điều trị một số bệnh không lây nhiễm. Có cơ chế khuyến khích ngƣời tham gia BHYT đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu tại trạm y tế xã. Xây dựng chính sách thu hút nguồn nhân lực cho y tế tuyến cơ sở, ƣu tiên cho các bệnh viện vệ tinh, tuyến huyện, Trạm y tế xã.

Xây dựng chính sách quy định trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ xã hội của ngƣời hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

4.2.5. Tăng cường phối hợp hoạt động của các phòng, ban, ngành, đoàn thể các cấp với cơ quan bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội Thành phố phối hợp chặt chẽ với các phòng, ban, ngành và cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể ở cơ sở, tập trung chỉ đạo việc tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 21 của Bộ Chính trị nghiêm túc và đồng bộ hơn. Trƣớc hết, các phòng, ban, ngành, Mặt trận tổ quốc, các tổ chức đoàn thể Thành phố, chính quyền các xã, phƣờng cần đề cao trách nhiệm, tăng cƣờng lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách, chế độ về BHYT, phát huy vai trò tuyên truyền, giám sát của tổ chức chính trị - xã hội để làm tốt công tác vận động nhân dân tham gia BHYT và phát hiện những hạn chế, yếu kém, sai phạm, kịp thời khắc phục, rút kinh nghiệm, đồng thời biểu dƣơng, nhân rộng những nhân tố tích cực trong cộng đồng.

Cơ quan Bảo hiểm xã hội chủ trì, xây dựng quy chế phối hợp cụ thể với Phòng Lao động, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Y tế trong việc lập dự

toán, lập dự toán, lập danh sách và chuyển tiền đóng BHYT cho các đối tƣợng đƣợc ngân sách Nhà nƣớc đóng và hỗ trợ mức đóng. Đồng thời, phối hợp với các ngành liên quan khảo sát, thống kê số đơn vị sử dụng lao động, số lao động thuộc đối tƣợng tham gia BHYT bắt buộc trong khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Thành phố để mở rộng nguồn thu, phát triển đối với từng loại đối tƣợng, trong từng năm. Các phòng, ban, ngành, đoàn thể căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của đơn vị để phối hợp với Cơ quan Bảo hiểm xã hội thực hiện Kế hoạch BHYT toàn dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xóa đói, giảm nghèo bền vững ở huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)