thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
1.3.1. Kinh nghiệm của một số địa phương về bảo hiểm y tế toàn dân
* Kinh nghiệm ở thành phố Đà Nẵng
Sau hai năm thực hiện quyết liệt và đồng bộ Đà Nẵng là một trong những địa phƣơng đã đạt đƣợc dộ bao phủ BHYT lên tới 91,7% vào năm 2012 và năm 2013 đạt tỷ lệ bao phủ 93,9% dân số.
Để đạt đƣợc những thành tựu nêu trên, Sở Y tế Đà Nẵng đã phối hợp với cơ quan Bảo hiểm xã hội, tham mƣu cho UBND Thành phố huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Hội đồng Nhân dân Thành phố đã ban hành Nghị quyết số 23/2011/NQ-HĐND ngày 23/11/2011, đề ra mục tiêu phải hoàn thành BHYT toàn dân vào năm 2012. UBND Thành phố cũng đã ban hành Kế hoạch triển khai và Quy chế liên ngành thực hiện Luật Bảo hiểm y tế. Theo đó, tất cả các quận, huyện ủy, UBND quận, huyện đều có văn bản chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Việc thực hiện BHYT toàn dân ở Đà Nẵng gắn liền với các chƣơng trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố; mục tiêu phát triển BHYT đƣợc lồng ghép vào Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới. Một số mô hình thí điểm bƣớc đầu đã có hiệu quả, hệ thống phát hành thẻ đƣợc mở rộng, tạo điều kiện cho ngƣời dân tham gia BHYT, đó là: phong trao trao tặng thẻ BHYT ủng hộ ngƣời cận nghèo vùng nông thôn, miền núi khó khăn; giao Hội Nông dân làm đại lý phát hành thẻ. Tổ dân phố rà soát số ngƣời chƣa có thẻ BHYT trên địa bàn để tổng hợp, hỗ trợ các đối tƣợng, vận động ngƣời chƣa có thẻ tham gia BHYT theo kế hoạch chung của Thành phố. Đặc biệt Thành phố đã chỉ đạo quyết liệt trong việc thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chính sách pháp luật về BHYT trong các doanh nghiệp và các cơ
sở cung cấp dịch vụ y tế. Thành phố cũng đã quy định các chính sách đặc thù để hỗ trợ cho ngƣời bệnh và cơ sở KCB trong việc nâng cao chất lƣợng khám, chữa bệnh BHYT, nhƣ: Ngân sách hỗ trợ trực tiếp cho bệnh nhân nghèo chạy thận nhân tạo, vận động sự hỗ trợ của các Hội từ thiện, Quỹ vì ngƣời nghèo giúp cho ngƣời mắt bệnh hiểm nghèo, bệnh mãn tính...
Cùng với việc duy trì tỷ lệ bao phủ BHYT, Đà Nẵng đã chú trọng đến đầu tƣ, nâng cấp, mở rộng và phát triển mới các cơ sở KCB, triển khai các kỷ thuật chuyên sâu, nâng cao dịch vụ y tế đáp ứng nhu cầu KCB cho địa phƣơng và khu vực, tạo niềm tin trong nhân dân về chất lƣợng dịch vụ y tế.
* Kinh nghiệm ở tỉnh Nghệ An
Nghệ An là tỉnh có dân số tƣơng đối đông, song hoạt động BHYT cho ngƣời dân lại đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng kể. Trong đó, đáng chú ý là:
Để nâng cao tỉ lệ ngƣời tham gia BHYT, từ năm 2010 đến nay, BHXH tỉnh Nghệ An đã đề ra nhiều giải pháp thiết thực, trong đó quan trọng nhất vẫn là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, giải thích cho ngƣời dân hiểu rõ những quyền lợi khi tham gia BHYT.
Thực hiện Nghị quyết 21/NQ-TW của Bộ Chính trị, Tỉnh ủy Nghệ An đã ban hành Chƣơng trình hành động số 22/Ctr-TU để cán bộ, đảng viên và nhân dân thấy rõ vai trò, ý nghĩa của BHYT trong hệ thống an sinh xã hội để từ đó tích cực và tự nguyện tham gia BHYT.
Sau hơn 10 năm thực hiện Chỉ thị 06 của Ban Bí thƣ về “Củng cố và hoàn thiện mạng lƣới y tế cơ sở” và 2 năm triển khai Đề án thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2012-2020, mạng lƣới y tế cơ sở, nhất là y tế tuyến xã đã đƣợc củng cố một bƣớc và đang dần hoàn thiện về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị. Chất lƣợng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân đã đƣợc nâng lên đáng kể, nhất là khám chữa bệnh cho ngƣời có thẻ BHYT. Các bệnh viện đa khoa huyện ngày càng đƣợc
củng cố về cơ sở vật chất và tăng cƣờng nguồn nhân lực. Kinh phí đầu tƣ cho y tế cơ sở đƣợc tăng cƣờng từ ngân sách và xã hội hóa đã hỗ trợ có hiệu quả cho việc xây dựng, nâng cấp cải tạo và sữa chữa cơ sở hạ tầng, bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ cho y tế cơ sở, với 206/480 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế (chiếm 43%). Thực hiện quyết định 1816 về tăng cƣờng hỗ trợ chuyên môn cho tuyến dƣới, đã có trên 2008 lƣợt bác sỹ về công tác tại Trạm y tế.
Phải nhận thức rằng, Nghệ An là địa phƣơng có dân số khá lớn, lại là trung tâm của các tỉnh Bắc Trung Bộ. Nếu không có sự đầu tƣ một cách toàn diện, ngƣời bệnh sẽ phải lặn lội “vƣợt tuyến” ra Hà Nội hoặc vào Huế chữa bệnh. Vậy nên, trong quy hoạch phát triển mạng lƣới khám, chữa bệnh đến năm 2020, tỉnh đã tập trung hoàn thành và đƣa vào sử dụng Bệnh viện đa khoa tỉnh 700 giƣờng, với các trang thiết bị hiện đại của một bệnh viện loại 1 (đầu tƣ hơn một nghìn tỷ đồng) nhƣ máy cộng hƣởng từ, chụp cắt lớp đa diện, la-bô xét nghiệm tiên tiến.
Ngành y tế tỉnh thƣờng xuyên phối hợp chính quyền địa phƣơng tháo gỡ các vƣớng mắc, hoàn thành xây dựng các bệnh viện đa khoa khu vực Nghĩa Ðàn, Con Cuông bằng nguồn trái phiếu Chính phủ. Ðồng thời, Nghệ An còn tranh thủ các nguồn vốn khác để đầu tƣ nâng cấp, xây dựng các bệnh viện và trung tâm chuyên khoa đi liền với ứng dụng các kỹ thuật mới vào điều trị.
Theo tính toán của ngành y tế tỉnh, với hệ thống khám, chữa bệnh phát triển đến năm 2015, Nghệ An cần đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao tay nghề chuyên môn và tuyển dụng các loại trình độ hơn 2.500 cán bộ cho nhu cầu công tác ở các tuyến, trong đó có khoảng 35% đạt trình độ đại học trở lên.
UBND tỉnh luôn đề cao vai trò chỉ đạo, điều hành các cơ quan chức năng và chính quyền các cấp tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm y tế và các văn bản liên quan nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế đang đặt ra trong quá trình triển khai BHYT, từ đó đẩy mạnh công tác BHYT nói chung, tạo điều kiện tiến tới thực hiện BHYT toàn dân vào năm 2014.
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
Nghiên cứu kinh nghiệm của thành phố Hà Nội và tỉnh Nghệ An có thể rút ra một số bài học cho BHYT Thành phố Đồng Hới nhƣ sau:
Thứ nhất, tăng cƣờng tuyên truyền, vận động để ngƣời dân hiểu rõ lợi ích của việc tham gia BHYT
Nhờ có thẻ BHYT nên ngƣời dân đƣợc chăm sóc sức khỏe tốt hơn, có điều kiện để lao động, sản xuất vƣơn lên thoát khỏi đói nghèo. Song, cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, giải thích cho ngƣời dân hiểu rõ những quyền lợi khi tham gia BHYT. Đặc biệt là phối hợp với các cấp, ngành liên quan trên địa bàn xây dựng nội dung và có kế hoạch tuyên truyền chính sách BHYT một cách thƣờng xuyên, liên tục trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, nhất là trên đài truyền thanh cấp xã. Bên cạnh đó, ngƣời có thẻ BHYT cũng cần đƣợc hƣớng dẫn, tiếp cận với các dịch vụ y tế thích hợp, đƣợc đảm bảo đầy đủ các quyền lợi khi KCB.
Thứ hai, cần có sự phối hợp liên ngành trong bao phủ BHYT toàn dân. Để thực hiện tốt chính sách BHYT cho các đối tƣợng trên lộ trình thực hiện BHYT toàn dân và tránh tình trạng đối tƣợng trông chờ ỷ lại, rất cần sự vào cuộc của các cấp, các ngành trong việc phối hợp vận động, tuyên truyền đến ngƣời dân.
Thứ ba, phải tập trung nâng cao chất lƣợng dịch vụ KCB cho ngƣời dân. Ngoài ra để thuyết phục ngƣời dân “tha thiết” với việc tham gia BHYT là chất lƣợng khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế phải đƣợc cải thiện để tạo niềm tin cho các đối tƣợng khi tham gia BHYT.
Thứ tư, không nên để đơn vị thu phí KCB đồng thời là đơn vị thanh toán chi phí KCB cho ngƣời dân.