Điều kiện để thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xóa đói, giảm nghèo bền vững ở huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 46 - 49)

1.2. Những vấn đề lý luận cơ bản về bảo hiểm y tế toàn dân

1.2.3. Điều kiện để thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân

1.2.3.1. Điều kiện tài chính

Bảo hiểm y tế toàn dân có nghĩa là một khối lƣợng dịch vụ rất lớn sẽ đƣợc cung cấp, nhƣ vậy cần có cơ chế tạo quỹ và cách thức chi tiêu hiệu quả.

Sẽ không thể có đƣợc BHYT toàn dân nếu ngƣời sử dụng dịch vụ bị khó khăn về tài chính hoặc bị cản trở sử dụng dịch vụ do họ phải trả tiền tại chỗ.

Vấn đề tài chính là điều kiện tiên quyết để thực hiện BHYT toàn dân. Để có đƣợc BHYT toàn dân, phải tạo đƣợc một quỹ bao trùm, đƣợc thiết lập bằng sự đóng góp của mọi thành viên trong xã hội. Về độ lớn của quỹ, phải cân đối với tổng số dân, đảm bảo đủ cung cấp cho dân cƣ, với một khối lƣợng dịch vụ cung cấp và chất lƣợng nhất định. Nguồn tài chính cần đƣợc tăng cƣờng ổn định dồi dào để đủ chi tiêu và sử dụng hợp lý, tiết kiệm. Không phát triển quỹ BHYT triệt để thì tài chính sẽ trở thành một vấn đề nghiêm trọng và không thể có dịch vụ y tế tốt. Do vậy, cần phải thực hiện phát triển quỹ BHYT đảm bảo để tăng nguồn thu cho quỹ. Bên cạnh nguồn thu theo quy định của Luật, để giải quyết khó khăn ngắn hạn, cần phải sử dụng đến các nguồn tài trợ, các quỹ ODDA và cần phải có chiến lƣợc sử dụng các nguồn lực có hiệu quả

1.2.3.2. Sử dụng hiệu quả quỹ BHYT và loại bỏ lãng phí trong hoạt động bảo hiểm y tế

Việc huy động tiền đầy đủ để chăm sóc cho sức khoẻ là điều bắt buộc, nhƣng có nguồn tiền cũng chƣa phải là điều kiện đủ để đảm bảo BHYT toàn dân cũng nhƣ không đủ để đảm bảo dịch vụ y tế đƣợc cung cấp ở mức tốt nhất, mà điều kiện đủ phải là đảm bảo các nguồn lực đƣợc sử dụng có hiệu quả. Việc sử dụng các nguồn lực có hiệu quả đƣợc thể hiện trên các nội dung: Sản xuất, quản lý, sử dụng thuốc đƣợc thực hiện minh bạch trong tất cả các khâu; việc khám, chữa bệnh đƣợc tuân thủ theo quy trình nghiêm ngặt từ cấp cơ sở trở lên; cải thiện cơ chế quản lý bệnh nhân; cải cách phƣơng thức chi trả cho cán bộ y tế, đồng thời nâng cao trách nhiệm của họ.

1.2.3.3. Hệ thống pháp luật

Nhƣ phần trên đã phân tích những vấn đề tài chính là điều kiện tiên quyết để thực hiện BHYT toàn dân. Nhƣng để thiết lập một nền tài chính nhƣ vậy,

không thể không dựa vào pháp luật. Pháp luật tạo ra cơ chế thu, chi thích hơp, quy định các biện pháp phát triển quỹ, biện pháp chống tiêu cực, lãng phí...Ngoài ra Nhà nƣớc còn quy định ra các quy trình, thủ tục mà ngƣời bệnh tuân thủ để hƣởng dịch vụ khám, chữa bệnh; quy định về phân cấp hệ thống chăm sóc sức khoẻ; quy định về điều kiện cạnh tranh bình đẳng giữa các cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nƣớc và tƣ nhân, quy định hợp tác giữa các cơ sở y tế trong quá trình điều trị cho bệnh nhân. Cuối cùng và không thể thiếu, đó là quy định về các chế tài xử lý đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.

1.2.3.4. Về nhận thức

Trong giai đoạn hiện nay, khi Nhà nƣớc đang dần chuyển việc tham gia BHYT là một lựa chọn thành nghĩa vụ bắt buộc, việc ngƣời dân ý thức đƣợc tầm quan trọng của việc tham gia BHYT là rất quan trọng. Cần phải nâng cao nhận thức của ngƣời dân về sức khoẻ và thuốc, nhận thức và thái độ của cán bộ y tế về tầm quan trọng của nghề, đạo đức nghề nghiệp, bổn phận và trách nhiệm của họ trong sản xuất và tiêu thụ thuốc, trong công tác điều trị.

1.2.3.5. Hệ thống cơ sở khám chữa bệnh

Một vấn đề cần thiết để thực hiện BHYT toàn dân là hệ thống cơ sở khám chữa bệnh phải đảm bảo, phát triển BHYT phải đồng bộ với phát triển mạng lƣới cơ sở y tế. Tình trạng quá tải hiện nay ở hệ thống bệnh viện khá nghiêm trọng. Việc giải quyết tình trạng này đòi hỏi nhiều thời gian và nguồn lực. Một trong những biện pháp có thể áp dụng là tăng cƣờng các cơ sở khám chữa bệnh mới, đặc biệt là khu vực tƣ nhân, mở rộng các cơ sở y tế hiện có của Nhà nƣớc.

Tóm lại, để đảm bảo cho một nền BHYT toàn dân, Nhà nƣớc cần phát triển cơ chế thanh toán, tăng thêm nguồn thu, đảm bảo hiệu quả sử dụng quỹ, hạn chế tiêu cực và thất thoát ở mọi hình thức, mọi khâu trong hoạt động

chăm sóc sức khoẻ. Điều này đòi hỏi việc hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xóa đói, giảm nghèo bền vững ở huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 46 - 49)