CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Giới thiệu tổng quan về tỉnh Nghệ An
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam thuộc vùng Bắc Trung Bộ, với tổng diện tích tự nhiên là 16.489,97 km2, có đầy đủ địa hình núi cao, trung du, đồng bằng và ven biển. Trong đó, hơn 83% diện tích tự nhiên của tỉnh là vùng đồi núi nằm ở phía Tây. Đặc điểm địa hình trên là một trở ngại lớn cho việc phát triển mạng lƣới giao thông đƣờng bộ, đặc biệt là các tuyến giao thông vùng trung du và miền núi, gây khó khăn cho phát triển lâm nghiệp và bảo vệ đất đai khỏi bị xói mòn, gây lũ lụt cho nhiều vùng trong tỉnh. Tuy nhiên, hệ thống sông ngòi có độ dốc lớn, với 117 thác lớn, nhỏ là tiềm năng lớn có thể khai thác để phát triển thuỷ điện và điều hoà nguồn nƣớc phục vụ sản xuất và dân sinh.
Là một trong 6 tỉnh thuộc vùng kinh tế Bắc Trung Bộ, Nghệ An có 21 đơn vị hành chính gồm: 1 thành phố trực thuộc, 3 thị xã và 17 huyện. Tp.Vinh là trung tâm hành chính của tỉnh, nằm cách thủ đô Hà Nội 291 km về phía Nam. Tỉnh có 10 huyện miền núi, trong số đó 5 huyện là miền núi cao, các huyện miền núi này hình thành miền Tây Nghệ An. Với vị trí phía Tây giáp Lào với 419 km đƣờng biên giới trên bộ và phía Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 82 km, Nghệ An là tỉnh nằm trong hành lang kinh tế Đông - Tây nối liền Myanma - Thái Lan - Lào - Việt Nam - Biển Đông theo đƣờng 7 đến cảng Cửa Lò. Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An nằm trên các tuyến đƣờng quốc lộ Bắc - Nam (tuyến quốc lộ 1A dài 91 km), đƣờng Hồ Chí Minh dài 132 km chạy song song với quốc lộ 1A và có tuyến đƣờng sắt Bắc - Nam dài 94 km chạy qua.
Nhờ hội tụ đầy đủ các tuyến giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng hàng không, đƣờng biển, đƣờng thuỷ nội địa, Nghệ An đóng vai trò quan trọng trong giao lƣu kinh tế, thƣơng mại, du lịch, vận chuyển hàng hoá với cả nƣớc và các nƣớc khác trong khu vực, nhất là các nƣớc Lào, Thái Lan và Trung Quốc, là điều kiện thuận
lợi để kêu gọi đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh và chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa hạ từ tháng 4 đến tháng 8 dƣơng lịch hàng năm, tỉnh chịu ảnh hƣởng của gió phơn tây nam khô và nóng. Mùa đông, chịu ảnh hƣởng của gió mùa đông bắc lạnh và ẩm ƣớt. Nhiệt độ trung bình: 25,2 °C, lƣợng mƣa trung bình hàng năm: 1.670 mm, độ ẩm tƣơng đối trung bình: 86-87%, số giờ nắng trong năm: 1.420 giờ.
Tổng diện tích đất đai của Nghệ An là 1.648.997 ngàn ha, với diện tích đất bình quân đầu ngƣời là 0,538 ha/ ngƣời. Với 1.249.176 ha là diện tích đất nông nghiệp, chiếm khoảng 75,75% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm 16,74% và đất lâm nghiệp có rừng là 58,44%. Diện tích đất phi nông nghiệp chỉ chiếm 7,83%, trong khi diện tích đất chƣa sử dụng của tỉnh tƣơng đƣơng 16,42% tổng diện tích tự nhiên.
3.1.2. Dân số, lao động
3.1.2.1. Dân số
Dân số toàn tỉnh năm 2011 là 2.955,90 nghìn ngƣời, mật độ 179,2 ngƣời/km2. Dân số vùng dân tộc và miền núi có 1.197.628 ngƣời (chiếm 40,51%), trong đó đồng bào các dân tộc thiểu số có 442.787 ngƣời, chiếm 14,98% dân số toàn tỉnh và chiếm 36,97% dân số trên địa bàn miền núi, gồm 5 dân tộc có dân số đông: Thái, Thổ, Khơ Mú, Mông, Ơ Đu. Tốc độ tăng dân số trung bình giai đoạn 2011-2015 là 0,9% (cả nƣớc là 1,08%). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên có xu hƣớng gia tăng, từ 11,6% năm 2011 lên 13% vào năm 2015.
Trong giai đoạn 2011-2015, dân số thành thị tăng bình quân 4,23% trong khi dân số nông thôn chỉ tăng 0,36%, điều này tạo nên sự chuyển dịch cơ cấu dân số thành thị nông thôn từ 13,26% - 86,74% (2011) lên 15,10% - 84,90% (2015). Tỷ lệ này thay đổi chƣa nhiều, cho thấy diện tích miền núi chiếm tỷ lệ lớn trong tổng diện tích tự nhiên của tỉnh (hơn 83%) ảnh hƣởng rất lớn tới quá trình đô thị hóa.
3.1.2.2. Lao động
Lực lƣợng lao động của tỉnh năm 2011 là 1.757,8 nghìn ngƣời, tốc độ tăng trƣởng lực lƣợng lao động trung bình giai đoạn 2011-2015 là 1,86% (cả nƣớc
1,23%), và đạt mức 1.892 nghìn ngƣời vào năm 2015. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi đang làm việc năm 2011 là 59,1%, tỷ lệ này sau khi tăng đạt 63,7% năm 2013 thì có xu hƣớng giảm xuống còn 61% vào năm 2015, tuy nhiên vẫn cao hơn so với mức trung bình của cả nƣớc là 57,6%. Tỷ lệ lao động 15 tuổi đang làm việc và đã qua