CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả chi tiêu công cho Chƣơng trình 135 tại tỉnh
4.2.1. Một số thuận lợi và khó khăn thực hiện Chương trình 135 trong giai đoạn
tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020
4.2.1. Một số thuận lợi và khó khăn thực hiện Chương trình 135 trong giai đoạn 2016-2020 2016-2020
4.2.1.1. Thuận lợi
Chƣơng trình 135 là một chính sách lớn của Đảng, Nhà nƣớc đƣợc triển khai từ năm 1999 đến nay, trải qua 3 giai đoạn, đƣợc sự quan tâm của cấp ủy Đảng, các ngành trong kiểm tra, giám sát, hƣớng dẫn triển khai thực hiện, đã đem lại lòng tin cho nhân dân, đƣợc đông đảo ngƣời dân ở các vùng đồng tình ủng hộ, hƣởng ứng. Chƣơng trình đã đúc rút ra đƣợc nhiều kinh nghiệm quý báu qua các giai đoạn để tiếp tục triển khai thực hiện giai đoạn 2016-2020 tốt hơn. Quá trình thực hiện các giai đoạn trƣớc ngƣời dân đã nâng cao hiểu biết, nhận thức và đã tích cực hƣởng ứng, thật sự chƣơng trình phù hợp với nguyện vọng của ngƣời dân.
4.2.1.2. Khó khăn, thách thức
(1) Bối cảnh kinh tế Việt Nam
Giai đoạn 2016-2020 ngân sách trung ƣơng gặp nhiều khó khăn do diễn biến giá dầu thô xuống thấp khiến nguồn thu từ dầu thô giảm đáng kể. Bên cạnh đó, nhu cầu đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng Việt Nam rất cấp bách và cần lƣợng vốn rất lớn, trong khi GDP không tăng trƣởng nhƣ dự kiến, những yếu tố trên góp phần khiến tỷ lệ nợ công so với GDP của Chính phủ tăng vƣợt trần cho phép. Chƣơng trình 135 giai đoạn tiếp theo (2016-2020) với định mức hỗ trợ có phần cao hơn giai đoạn trƣớc do thay đổi về mục tiêu và chuẩn nghèo, phần lớn kinh phí thực hiện chƣơng trình vẫn từ trung ƣơng cấp xuống, vì vậy nhiều khả năng vốn cho CT 135-IV sẽ
không đƣợc phân bổ đầy đủ dẫn tới việc triển khai thực hiện một số nội dung của chƣơng trình sẽ bị chậm trễ, việc hoàn thành các mục tiêu đề ra sẽ gặp nhiều khó khăn.
(2) Sự thay đổi về cách xác định hộ nghèo và hộ cận nghèo
Theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 19 tháng 11 năm 2015 thì các tiêu chí để đo lƣờng nghèo đa chiều nhƣ sau:
- Các tiêu chí về thu nhập:
+ Chuẩn nghèo: 700.000 đồng/ngƣời/tháng ở khu vực nông thôn và 900.000 đồng/ngƣời/tháng ở khu vực thành thị.
+ Chuẩn cận nghèo: 1.000.000 đồng/ngƣời/tháng ở khu vực nông thôn và 1.300.000 đồng/ngƣời/tháng ở khu vực thành thị.
- Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản:
+ Các dịch vụ xã hội cơ bản (05 dịch vụ): y tế; giáo dục; nhà ở; nƣớc sạch và vệ sinh; thông tin;
+ Các chỉ số đo lƣờng mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (10 chỉ số): tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của ngƣời lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lƣợng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu ngƣời; nguồn nƣớc sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.
Khái niệm nghèo đa chiều là chuẩn mới về hộ nghèo, nếu nhƣ trƣớc kia để xác định một hộ có thuộc diện nghèo hay không thì chỉ cần căn cứ vào tiêu chí thu nhập, thì nay với tiêu chí đa dạng hơn, một hộ có thể đƣợc xem là hộ nghèo hoặc cận nghèo nếu nhƣ đáp ứng một trong hai tiêu chí về thu nhập và về mức độ thiếu hụt các dịch vụ cơ bản. Việc đo lƣờng nghèo đa chiều trở nên phức tạp hơn, do có tới 5 loại dịch vụ cơ bản (y tế; giáo dục; nhà ở; nƣớc sạch và vệ sinh; thông tin) với 10 chỉ số để đo lƣờng mức độ thiếu hụt các loại dịch vụ trên, đây này là một thách thức mới với chính quyền địa phƣơng vùng dân tộc và miền núi khi mà nhiều nơi năng lực chƣa đủ để có thể tự đo lƣờng chuẩn nghèo đa chiều.
Chuẩn nghèo đƣợc nâng lên, điều này kéo theo tỷ lệ hộ nghèo tại nhiều huyện đã tăng lên rất nhiều so với chuẩn cũ, thí dụ nhƣ Thanh Chƣơng (từ 8,5% lên 14,71%, tăng 1,73 lần); Anh Sơn (từ 7,75% lên 15,32%, tăng 1,97 lần); Tân Kỳ (từ 8,36% lên 15,29%, tăng 1,83 lần). Bên cạnh đó, một số huyện tỷ lệ hộ nghèo tăng trở lại đạt xấp xỉ hoặc trên 50% nhƣ Tƣơng Dƣơng (49.84%, tăng 1,26 lần) Quỳ Châu (50,55%, tăng 1,44 lần), Quế Phong (51,44%, tăng 1,52 lần) và Kỳ Sơn (65,57%, tăng 1,45 lần)... Trong khi tốc độ giảm nghèo bình quân 5 năm, giai đoạn 2011-2015 là 3,95% /năm chƣa đạt mục tiêu đề ra theo chuẩn cũ (4%).
Bảng 4.1. Thay đổi tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo mới
STT Huyện Theo chuẩn nghèo 2011-2015 Theo chuẩn nghèo 2016 - 2020 Thay đổi tỷ lệ hộ nghèo (%) Số hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo (%) Số hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo (%) Miền Tây Nghệ An 45.216 16,57 68.056 24,04 145,08 10 huyện 135 trên địa bàn miền Tây 46.359 14,23 71.611 21,47 150,88
1 Thái Hòa 413 2,49 560 3,24 130,12 2 Thanh Chƣơng 4.998 8,50 8.679 14,71 173,06 3 Anh Sơn 2.196 7,75 4.564 15,32 197,68 4 Tân Kỳ 2.755 8,36 5.303 15,29 182,89 5 Nghĩa Đàn 2.407 7,87 3.407 10,78 136,98 6 Quỳ Hợp 4.250 14,35 6.536 20,92 145,78 7 Quỳ Châu 4.948 35,12 7.187 50,55 143,94 8 Quế Phong 5.097 33,80 7.881 51,44 152,19 9 Con Cuông 4.632 27,81 5.387 30,69 110,36 10 Tƣơng Dƣơng 6.735 39,39 8.586 49,84 126,53 11 Kỳ Sơn 6.785 45,30 9.966 65,57 144,75 12 Quỳnh Lƣu 1.556 2,3 4.115 6,08 264,35 13 Yên Thành 3.225 4,5 5.544 7,74 172,00
(4) Mục tiêu của Chương trình 135 giai đoạn 2016-2020 được nâng lên đáng kể, đặc biệt là mục tiêu về thu nhập bình quân khu vực miền núi
Trong khi một số chỉ tiêu của giai đoạn 2011-2015 chƣa đạt đƣợc mục tiêu đề ra thì trong giai đoạn 2016-2020 các chỉ tiêu này lại đƣợc đặt mục tiêu cao hơn. Thí dụ nhƣ chỉ tiêu về tỷ lệ hộ sử dụng điện, tỷ lệ đƣờng giao thông đạt chuẩn, tỷ lệ hệ thống thủy lợi đáp ứng nhu cầu tƣới tiêu… nhằm gia tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho ngƣời dân hơn trƣớc. Bên cạnh đó là chỉ tiêu thu nhập bình quân khu vực miền núi theo mục tiêu đề ra thì tới năm 2020 đạt 51- 52 triệu đồng/ ngƣời/năm, tƣơng ứng tăng 2,74 lần so với kết quả cuối kỳ giai đoạn III (19 triệu đồng/ ngƣời/ năm). Những thay đổi trên sẽ là thách thức lớn cho các các cấp chính quyền địa phƣơng tỉnh Nghệ An khi thực hiện giai đoạn IV của Chƣơng trình 135.
(5) Địa bàn thực hiện Chương trình 135 rộng, dẫn tới khó khăn trong việc nắm bắt tình hình ở cơ sở
Giai đoạn IV của Chƣơng trình 135 tiếp tục đƣợc thực hiện tại tỉnh Nghệ An trên địa bàn 12 huyện gồm 172 xã và 289 thôn bản (258 thôn bản ĐBKK), trong đó có 10 huyện thuộc miền Tây Nghệ An là vùng sâu, vùng xa, địa hình núi dốc, hiểm trở, đƣờng xá nhiều nơi dễ trở nên lầy lội, khó đi khi có mƣa bão… Các đoàn kiểm tra giám sát ở cấp tỉnh hay trung ƣơng phải mất rất nhiều thời gian để có thể tiếp cận đƣợc các địa phƣơng, do đó chỉ đi tới một số nơi đặc thù. Việc nắm bắt thông tin tiến độ thực hiện các dự án thành phần tại các địa phƣơng thƣờng đƣợc cấp tỉnh cập nhật qua phƣơng tiện thông tin liên lạc nhƣ điện thoại (phổ biến), tại một số huyện có thể qua email hoặc cập nhật từ báo cáo do cấp huyện gửi lên qua đƣờng bƣu điện (mất nhiều thời gian), do đó các thông tin nhiều khi có thể sai lệch, chƣa phản ánh đúng thực trạng tại địa phƣơng, việc tiếp cận thông tin khó khăn còn dẫn tới xử lý các tình huống chậm, chƣa kịp thời.
(6) Việc giảm nghèo phụ thuộc rất lớn vào ý thức và nỗ lực thoát nghèo của người dân
Mặc dù có nhiều chƣơng trình, chính sách để hỗ trợ ngƣời nghèo về y tế, giáo dục, cải thiện cơ sở hạ tầng để đi lại thuận lợi hơn, hỗ trợ phát triển sản xuất
(nhƣ giống con, giống cây, máy móc thiết bị…) để gia tăng thu nhập… tuy nhiên, tất cả các hoạt động đó sẽ trở thành vô nghĩa nếu nhƣ các chủ thể không thực sự muốn thoát nghèo mà chỉ mong nghèo mãi để nhận hỗ trợ của Nhà nƣớc. Đó là thực trạng tại nhiều địa phƣơng, nhiều nơi tình trạng tái nghèo vẫn còn diễn ra sau khi hết hỗ trợ từ các chƣơng trình, dự án. Hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất theo kiểu “cấp phát” ở một số địa phƣơng đã góp phần dẫn đến tâm lý ỷ lại, hạn chế sự chủ động của đối tƣợng hƣởng lợi trong phát huy kiến thức bản địa để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập… Bên cạnh đó, các giống con giống cây, máy móc thiết bị đƣợc hỗ trợ bởi dự án của chƣơng trình thì rất khó đảm bảo rằng sau khi kết thúc dự án, ngƣời dân sẽ tiếp tục sử dụng, khai thác có hiệu quả hay lại bán đi để kiếm lợi trƣớc mắt.
(7) Biến động giá cả của các loại vật tư
Việc lập kế hoạch hỗ trợ đầu tƣ cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất đƣợc xây dựng theo năm và cho cả giai đoạn của chƣơng trình dựa trên đề xuất của địa phƣơng do Ban Dân tộc tỉnh tổng hợp lại. Công tác này đƣợc bắt đầu ngay từ khi triển khai chƣơng trình, đơn giá các loại vật tƣ, giống con, giống cây… đƣợc lấy theo giá hiện hành do UBND tỉnh công bố hàng năm.
Tuy nhiên, thời điểm lập kế hoạch với thời điểm phê duyệt, thực hiện dự án cách nhau một khoảng thời gian khá dài. Giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu lúc này có sự biến động theo cung cầu trên thị trƣờng, đặc biệt là các loại vật tƣ xây dựng, do đó chi phí đầu tƣ có thể bị đội lên khá nhiều so với kế hoạch đã duyệt, dẫn tới phải xin điều chỉnh kinh phí, thay đổi một số hạng mục trong nội dung đầu tƣ hỗ trợ, điều này phần nào ảnh hƣởng đến tiến độ thực hiện các dự án.